Củ Chi (TP. HCM): Hiệu quả cao từ mô hình nuôi cá thát lát Giá cá thát lát giảm mạnh tại Hậu Giang Cá xưa làm thức ăn cho lợn, nay “lên đời” thành đặc sản giá 330.000 đồng/kg |
![]() |
Ông Lê Hoàng Duyên bên ao nuôi cá thát lát cườm. Ảnh: Mai Anh |
Thời điểm này đang vào đợt thu hoạch cá thát lát, nên từ tờ mờ sáng, ông Lê Hoàng Duyên (SN 1956) đã tất bật chuẩn bị lưới cùng các ngư cụ đi thu hoạch.
Cá thát lát là loại thủy sản có giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị kinh tế kinh tế cao và là sản phẩm chủ lực của tỉnh Hậu Giang. Mô hình của ông Lê Hoàng Duyên, ở ấp Bình Thuận xã Long Bình có quy mô 7 ao cá thát lát cườm với khoảng 700.000 con.
Tìm hiểu được biết ông Duyên gắn bó với con cá thát lát cườm từ hơn 20 năm nay. Loài cá này đã giúp ông gây dựng cơ nghiệp tiền tỷ. Bởi vậy, ông hiểu đặc tính và kỹ thuật nuôi như lòng bàn tay.
![]() |
Trên diện tích 7ha, ông Duyên chia thành 17 ao nuôi cá thát lát cườm. |
Ông Duyên cho rằng cá thác lát cườm rất dễ nuôi, dễ chăm sóc và không cần nguồn nước thật sạch như một số loài cá khác. Mỗi ao nuôi, ông đào sâu khoảng 2m. Mực nước phải giữ cao vì vậy cứ vài ngày phải bơm nước vào một lần. Hiện thức ăn cho cá mà ông Duyên sử dụng phần lớn là thức ăn công nghiệp, thường xuyên bổ sung vitamin C và men tiêu hoá cho cá.
Mỗi ngày cho ăn 2 lần sáng sớm và chiều mát. Thức ăn rải đều trên mặt ao với tỷ lệ 10 kg (sáng), 15 kg (chiều). Với giá thành sản xuất khoảng 40.000 đồng/kg cá thành phẩm và giá thị trường luôn hơn 70.000 đồng/kg như hiện nay giúp người nuôi lãi hơn 50%.
Ông Duyên cho biết: “Việc nuôi cá thát lát bằng thức ăn công nghiệp có thể chủ động được nguồn thức ăn, đồng thời nuôi trong ao như vậy nguồn nước ít bị nhiễm bệnh, cá lớn nhanh, khỏe. sử dụng thức ăn công nghiệp thì tỷ lệ thành công đạt hơn 87%, trong khi sử dụng thức ăn tươi sống từ cá tạp thì hao hụt sẽ nhiều, giá thành cao, môi trường nước lại ô nhiễm. Nuôi cá bằng thức ăn tươi sống thì tỷ lệ thành công rất thấp”.
![]() |
Theo ông Duyên, chỉ sau 8 tháng nuôi, ao cá thát lát rộng 1.500m2 cho năng suất khoảng 15 tấn cá thương phẩm. |
Cũng theo ông Duyên, chỉ sau 8 tháng nuôi, ao cá thát lát rộng 1.500m2 cho năng suất khoảng 15 tấn cá thương phẩm. Với giá bán hiện nay 65.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, ông thu về hơn 100 triệu/đồng.
Hiện nay ông Duyên còn thả nuôi cá rô phi, cá sặc rằn ghép với cá thát lát cườm, để làm mồi cho cá thát lát cườm, giúp cải tạo ao nuôi do cá sặc rằn ăn rong, hạn chế ô nhiễm nguồn nước…
Sở hữu 17 ao nuôi cá thát lát cườm với cơ ngơi tiền tỷ, nhưng Lão nông Lê Hoàng Duyên vẫn luôn trăn trở làm sao để nâng cao giá trị hơn nữa của con cá thát lát (một loại cá đặc sản vùng đất Hậu Giang). Dù đã 67 tuổi nhưng ông vẫn không ngừng học hỏi để nâng cao kinh nghiệm cho bản thân.
![]() |
Ông Duyên vẫn luôn trăn trở để nâng cao giá trị con cá thát lát cườm. |
Ông Duyên nói: "Cái khó của con cá chính là đầu ra, hiện nay thị trường bấp bênh quá. Thời gian tới, tôi dự định nghiên cứu để chế biến thành phẩm con cá thát lát, tham gia OCOP. Đồng thời, tìm hiểu mở rộng thị trường".
Đánh giá cao hiệu quả từ mô hình nuôi cá thát lát cườm của ông Duyên, ông Trịnh Minh Tình, Trưởng Phòng Kinh tế thị xã Long Mỹ cho biết thêm: “Hiện nay, địa phương đang tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân trong việc xác định phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là xu hướng tất yếu; sử dụng nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp tập trung hơn trong xây dựng mô hình mới đồng thời lồng ghép các nguồn vốn khác, để xây dựng những mô hình chất lượng tốt để người dân tham quan nhân rộng"./.