![]() |
Cụ bà Lê Thị Lĩnh đã hơn 60 năm làm nghề chổi đót |
Về với làng nghề hơn 150 năm
Nghề làm chổi đót ở thôn Hà Ân, xã Thạch Mỹ, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã có truyền thống từ rất lâu. Trải qua nhiều thăng trầm, nhưng nghề nơi đây vẫn được lưu truyền, gìn giữ và không ngừng lớn mạnh.
Qua trao đổi với các bậc cao niên trong làng này thì được biết nghề này du nhập vào địa phương đã hơn 150 năm qua. Theo các vị cao niên này, khi xưa một số hộ gia đình ở Hà Ân cứ vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân sẽ đi các tỉnh Tây Bắc thu mua cây đót về làm chổi bán để kiếm thêm thu nhập.
Theo thời gian, làm chổi đót được xem là nghề truyền thống của địa phương và truyền từ đời này qua đời khác. Nghề không kén người làm, chỉ cần chăm chỉ, cần cù, chịu khó và khéo tay một chút là đã có thể tự mình làm ra được những sản phẩm chổi đót chắc chắn, bền đẹp.
Năm nay đã ở cái tuổi bát tuần bà Lê Thị Lĩnh, trú tại thôn Hà Ân nhớ lại, gia đình bà đã hơn 60 năm làm nghề chổi đót. Ngoài làm ruộng, làm chổi đót được cho là nghề phụ và cũng là nghề truyền thống tạo ra nguồn thu nhập cho gia đình bà.
“Làm chổi đót không khó nhưng để có được một cây chổi đót vừa bền, chắc và đẹp thì cần phải có đôi bàn tay khéo léo và chắc chắn ở mỗi công đoạn, đặc biệt là công đoạn vào cán và bện. Bông đót để làm chổi cũng yêu cầu khi thu hái phải được nắng, có màu trắng xanh, dài thì chổi mới bền”, bà Lĩnh chia sẻ.
![]() |
Nguồn thu nhập chính quả gia đình ông Phan Văn Sơn là từ nghền làm chổi đót |
Còn đối với ông Phan Văn Sơn (SN 1958), cũng gắn bó với nghề làm chổi này hơn 50 năm cho biết: "Ngày trước khi phương tiện còn khó khăn, nên nguyên liệu để làm nghề còn khan hiếm. Mỗi năm vào tháng giêng cây đót mới trổ bông, nên thời gian đấy nhà nào trong thôn cũng rộn ràng mua đót về phơi trữ. Để làm nên một cây chổi chất lượng, thì nguyên liệu đót phải đảm bảo được phơi đủ nắng, có màu xám xanh đẹp mắt”.
Sản phẩm chổi đót vươn mình khẳng định thương hiệu
Theo xu thế phát triển của xã hội, sản phẩm chổi đót phải cạnh tranh với nhiều sản phẩm chổi khác làm từ chất liệu nhựa, cùng với đó thì thị trường tiêu thụ chổi đót chỉ được bán lẻ tẻ ở chợ địa phương với sức mua khá ảm đạm.
Anh Lê Tiến Hoa (SN 1971) là người sinh ra và lớn lên tại thôn Hà Ân, anh rất trăn trở để gìn giữ và bảo tồn nghền truyền thống mà cha ông để lại. Anh không ngừng tìm tòi, đổi mới để nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm. Vì vậy, dù trải qua bao thăng trầm, sự lấn át của các sản phẩm hiện đại nhưng anh Hoa và làng nghề Hà Ân vẫn đứng vững.
Anh Hoa chia sẻ trong quá trình sản xuất, bản thân anh đã tự chủ động tìm tòi, nghiên cứu, điều chỉnh để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất và tạo nhiều chủng loại như chổi cán mây, chổi cán nhựa, chổi dây cước.
“Khi hoàn thành sản phẩm, tôi sẽ trực tiếp mang đem sản phẩm đấy ra thị trường và lắng nghe ý kiến góp ý của người mua để có thể đổi mới để nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã”, anh Hoa nói.
![]() |
Để giữ gìn nghề truyền thống, anh Lê Tiến Hoa không ngừng tìm tòi, đổi mới để nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm |
Cũng như anh Hoa, ông Lê Tiến Dũng (SN 1957), trú tại thôn Hà Ân là người góp phần không nhỏ trong việc lưu giữ nghề truyền thống gắn với phát triển kinh tế gia đình, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương.
Để gìn giữ nghề truyền thống, ông Dũng đã thành lập Chi hội Nghề nghiệp chổi đót Hà Ân do ông làm chi hội trưởng. Cơ sở sản xuất này đã giúp tăng cường sự liên kết, tương trợ giữa những hộ làm nghề, từng bước mở rộng quy mô làm ăn, xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ...
Chi hội hiện có 12 gia đình với khoảng 30 lao động và ông Dũng là người đứng ra chịu trách nhiệm cung cấp nguyên vật liệu, bao tiêu sản phẩm.
Vừa sản xuất vừa phân phối, mỗi năm ông Dũng xuất bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh khoảng 200 nghìn chổi đót, doanh thu hơn 2 tỷ đồng, lợi nhuận ròng khoảng 200 triệu đồng.
Với truyền thống lâu đời nên chổi đót Hà Ân được cả nước biết đến và hiện nay, Hà Ân còn là nơi cung cấp nguyên liệu đót cho một số làng nghề làm chổi trong cả nước.
Trao đổi với phóng viên, ông Lê Tiến Lương, Chủ tịch UBND xã Thạch Mỹ cho biết, nghề làm chổi đót ở làng Hà Ân được cha ông truyền lại, có tuổi đời hàng trăm năm. Hiện toàn xã có hơn 160 hộ dân đang duy trì nghề truyền thống này và phần lớn tập trung ở thôn Hà Ân.
Hiện chính quyền địa phương đang khuyến khích bà con mở rộng quy mô bằng cách hỗ trợ vay vốn và định hướng quy hoạch bãi tập kết vật liệu giúp bà con làm nghề.
![]() Ban tổ chức cuộc thi viết, ảnh Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2022 nhận được tác phẩm "Nghề truyền thống sản ... |