![]() |
Cây bồ đề gần 1.000 tuổi ở Nam Định được xếp vào hạng kỳ quan với kiểu dáng vô cùng độc lạ. |
Bồ Đề "đại lão" có từ thời nhà Lý, tính đến nay đã hơn 900 năm. Cây có chu vi gốc 9m, độ cao khoảng 20m, tán rộng và có hình dáng như bàn tay xòe 5 ngón, hơi nghiêng mình về phía hồ nước.
Trải qua nhiều năm tháng, nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc, thế nhưng cụ cây vẫn xanh tươi, cành lá sum suê, nhiều tán trồng lên nhau, phát triển rộng lớn.
Những chiếc rễ to khoảng 40 cm mọc ra từ thân cây tựa như những tấm rèm mỏng manh đung đưa trước gió. Mỗi nhành cây mỗi vẻ, từng nhánh cây, kẽ lá liên kết liền nhau như để hứng hết phong ba bão táp, ra sức che chở, bảo vệ cho dân làng.
![]() |
Bồ Đề "đại lão" có từ thời nhà Lý, tính đến nay đã hơn 900 năm. |
![]() |
Cây bồ đề cổ thụ có chu vi gốc 9m, độ cao khoảng 20m, tán rộng và có hình dáng như bàn tay xòe 5 ngón. |
Cuộc đời ‘”cụ” cây đã gắn liền với bao nhiêu thế hệ trong làng, lớn lên và phát triển theo năm tháng, cứ thế hệ trước kể cho thế hệ sau về cuộc đời của cụ cây, hình ảnh đó đã ăn sâu vào người dân nơi dây.
Thân cây Bồ Đề to khoảng 5 người lớn cầm tay nhau mới ôm trọn được thân cây, cao gần 20 m, da cây xù xì, lá cây xanh mướt trước một không gian rộng lớn, nhiều tán cây lan rộng, điều đó càng chứng tỏ cụ cây có từ rất lâu rồi.
Vào những buổi trưa hè, các cụ cao niên trong làng thường ra ngồi dưới gốc cây hóng mát, kể lại chuyện ngày xưa cho nhau nghe, hình ảnh cây Bồ Đề cổ thụ đã trở nên quá quen thuộc với người dân thôn Dịch Diệp.
![]() |
Những chiếc rễ to khoảng 40 cm mọc ra từ thân cây bồ đề cổ thụ. |
Ông Trần Duy Hội, Trưởng thôn Dịch Diệp (xã Trực Chính) kể: Theo lịch sử của làng để lại, vào năm 1112 thời Lý Nhân Tông, vị Thành hoàng làng thứ 3 là Nguyễn Công Phạm dâng biểu từ quan, được vua chuẩn y.
Ngài về làng tu tại đền Dịch Diệp, cùng dân làng tu bổ lại đền, đúc chuông, làm tượng, tôn tạo hoàn chỉnh khuôn viên. Sau đó, trồng cây tạo cảnh, trong đó có trồng cây Bồ Đề; trong khuôn viên đền còn dựng ngôi miếu nhỏ gọi là miếu Bà Làng.
Mặc dù đã trải qua hàng trăm năm, nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc, thế nhưng hiện nay Bồ Đề "đại lão" vẫn đứng hiên ngang, mạnh mẽ theo thời gian; vẫn xanh tươi, cành lá sum suê, nhiều tán trồng lên nhau, phát triển rộng lớn, điều đó càng chứng tỏ cụ cây có từ rất lâu rồi.
"Trải qua thời gian dài, đến năm 1962, cơn bão số 7 đổ bộ vào đất liền, ảnh hưởng trực tiếp tới các địa phương trong tỉnh, gây mưa to, gió lớn đã làm gãy 1 cành chính cao lớn nhất của cây Bồ Đề. Rất may cây Bồ Đề chỉ bị nghiêng, sau này phát triển thêm 5 cành nên mới có dáng như bàn tay xòe 5 ngón, phô vẻ đẹp lạ lùng", ông Hội chia sẻ.
![]() |
Cây Bồ Đề hơn 900 tuổi đã được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. |
Những cổ thụ có tuổi thọ cao tới mức “bách niên” ở nước ta không nhiều. Ninh Bình có cây Chò nghìn tuổi, Ý Yên (Nam Định) có cây Dã hương làng Dương Phạm; cây Dã hương cổ thụ ở Bắc Giang từng được Vua Lê Hiển Tông (1740-1786) ban sắc phong “Quốc chúa đô mộc Dã đại vương”… Như vậy, cây bồ đề cổ thụ làng Dịch Diệp, với dáng thế và giá trị lịch sử cũng rất xứng đáng được xếp hàng kỳ quan. Từ tháng 4/2021, cây Bồ Đề gần 1.000 tuổi đã chính thức được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam trao Quyết định công nhận là Cây Di sản Việt Nam./.