Ứng dụng IoT trong nông nghiệp, tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp Giá hồ tiêu Phú Quốc giảm sâu, nhiều nông dân bỏ nghề Giá hồ tiêu Phú Quốc giảm sâu, nhiều nông dân bỏ nghề |
Hà Nội có diện tích trồng trọt và chăn nuôi lớn, bên cạnh sản phẩm chính cung ứng cho người tiêu dùng thì còn một lượng lớn phế phụ phẩm nông nghiệp tuy nhiên nguồn phụ phẩm này chưa được các địa phương tận dụng, khai thác hiệu quả.
Với diện tích trồng trọt và tổng đàn gia súc, gia cầm lớn, mỗi năm Hà Nội có một nguồn phụ phẩm nông nghiệp khá dồi dào.
Đáng nói, ngành nông nghiệp của Hà Nội đang tồn tại một nghịch lý là nguồn nước thải chăn nuôi giàu dinh dưỡng cho cây trồng đang phải xử lý rất tốn kém để xả xuống nguồn nước mặt, trong khi đó người dân phải mua phân bón vô cơ với chi phí cao để bón cho cây trồng. Nguồn tài nguyên nước thải chăn nuôi không được sử dụng để giúp thay thế cho hàng triệu tấn phân bón vô cơ nhập khẩu đang góp phần làm cho môi trường nông thôn đang ngày càng ô nhiễm hơn.
Hà Nội tận dụng dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp đạt hiệu quả cao |
Thời gian qua một số địa phương trên địa bàn TP Hà Nội như Sóc Sơn, Thường Tín, Thanh Trì, Gia Lâm, Ba Vì... người dân đã và đang sử dụng các phụ phẩm để trồng nấm, trồng đậu tương hoặc xử lý thành phế phẩm phục vụ trồng các loại cây, rau màu, làm thức ăn chăn nuôi... đem lại hiệu quả cao.
Có thể kể tới mô hình tái sử dụng giá thể các loại rau mầm để làm phân bón sinh học tại Hợp tác xã sản xuất và dịch vụ Thanh Hà (xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội). Hay tại huyện Mỹ Đức, những năm gần đây đã có mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ trong trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu. Kết quả, năng suất khoai tây đạt 20 tấn/ha, cao hơn so với phương pháp thông thường nhiều lần, gốc rạ phân hủy nhanh sau khi thu hoạch. Đặc biệt, mô hình giúp nông dân giảm số lần bón phân và không dùng đến thuốc bảo vệ thực vật.
Tại huyện Ba Vì, Hội nông dân xã Ba Trại đã tận dụng nguồn phế thải từ chăn nuôi bò, gia cầm để xây dựng hơn 40 hầm biogas. Để tận dụng nguồn phế phụ phẩm từ chăn nuôi, ngoài các hộ, trang trại chăn nuôi tự xây dựng hầm biogas, Thành phố đã hỗ trợ một số trang trại chăn nuôi xử lý chất thải bằng hình thức sử dụng đệm lót sinh học và công nghệ xử lý lên men vi sinh.
Ngoài ra, ở nhiều vùng, các phụ phẩm trong trồng trọt như đối với rơm rạ hiện đang được người dân tận dụng để sử dụng ngày càng nhiều hơn. Hiện nay đa số các hộ đều sử dụng chất đốt là ga hoặc than nên việc sử dụng rơm rạ làm chất đốt chiếm tỷ lệ thấp khoảng 9%. Phần lớn khối lượng rơm được người dân đốt ngay tại ruộng sau khi thu hoạch. Do hiện nay tỷ lệ sử dụng máy gặt và máy cày bừa làm đất khá cao nên lượng rơm rạ được vùi lấp tại ruộng đạt khoảng 30. Ngoài ra rơm rạ còn được tận dụng làm thức ăn gia súc, làm nấm, làm chất độn chuồng trong chăn nuôi, ủ phân, che luống, làm giá thể trồng cây, làm đồ thủ công mỹ nghệ (như mũ rơm, chổi rơm...) chiếm khoảng 61%.
Tương tự đối với trấu, là phế phụ phẩm phát sinh trong quá trình xay xát chế biến lúa gạo, người dân thường tái sử dụng trấu khoảng 57,87%, phụ ruộng rau màu khoảng 0,13%, dùng vào các mục đích khác (như làm giá thể trồng cây, chất độn giá thể, chất độn chuồng trong chăn nuôi...) chiếm khoảng 42%.
Có thế thấy việc tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp giúp nông dân vừa tiết kiệm chi phí, vừa chủ động nguồn thức ăn chăn nuôi, góp phần tạo sự tăng trưởng xanh cho môi trường Thủ đô. Việc hiện nay việc người dân sử dụng phụ phẩm nông nghiệp còn ít. Hiện, một lượng lớn các phụ phẩm bị đốt bỏ vừa gây lãng phí, vừa gây ô nhiễm môi trường, Hà Nội cần có thêm các biện pháp hướng dẫn, khuyến khích người dân sử dụng phế phụ phẩm.