Hà Nội ghi nhận ca mắc sởi đầu tiên trong năm 2024

Ca mắc sởi đầu tiên trên địa bàn thành phố Hà Nội là bé gái 10 tuổi, ở xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, đã được tiêm 3 mũi vaccine phòng sởi.
Sởi, thủy đậu - bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, cần làm gì để phòng bệnh? Đủ điều kiện chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B Những bệnh truyền nhiễm qua nguồn nước cần lưu ý
Virus sởi có khả năng lưu lại trong không khí và trên bề mặt trong thời gian dài.
Virus sởi có khả năng lưu lại trong không khí và trên bề mặt trong thời gian dài.

Theo Sở Y tế Hà Nội, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận 1 ca mắc sởi. Đây là ca mắc sởi đầu tiên trong năm 2024, trong khi cùng kỳ năm 2023 không ghi nhận. Đây là bé gái 10 tuổi, ở xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, đã được tiêm 3 mũi vaccine phòng sởi.

Bệnh nhi khởi phát bệnh ngày 27/3. Kết quả xét nghiệm ELISA IgM sởi và rubella của bệnh nhi cho kết quả dương tính.

Năm nay, Hà Nội ghi nhận ca mắc sởi sớm hơn, cùng kỳ này năm 2023 thành phố chưa có ca mắc sởi nào.

Theo chu kỳ bùng phát, năm 2024 được dự đoán có thể xảy ra dịch sởi. Đánh giá về điều này, ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc CDC Hà Nội cho biết: "Do tỷ lệ tiêm chủng phòng sởi vừa qua đã đạt tỷ lệ cao nên dự báo nguy cơ đối với dịch sởi là có, nhưng không lớn. Trong năm 2023, chúng tôi cũng đã giám sát rất nhiều ca sốt phát ban nghi sởi và không lây lan rộng. Tuy nhiên, ở một số khu vực vẫn có ghi nhận các ca mắc sởi, vì vậy chúng ta không thể chủ quan với dịch sởi".

Theo đó, với bệnh sởi, tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu để giảm nguy cơ mắc, giảm biến chứng nặng. Trẻ được tiêm mũi 1 từ khi 9 tháng tuổi; tiêm mũi 2 khi trẻ 15-18 tháng tuổi; theo chu kỳ, khoảng 3 năm sau, trẻ có thể được tiêm nhắc lại để đảm bảo miễn dịch phòng bệnh.

"Với những trẻ đã hết tuổi tiêm vaccine phòng sởi, khi có dịch cần phải tiêm thì sẽ được chỉ định, và việc tiêm cần có chỉ định của nhân viên y tế", ông Khổng Minh Tuấn cho biết.

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), đánh giá, trong năm 2024, nguy cơ dịch sởi bùng phát tại nước ta là rất cao. Thứ nhất, trong thời gian dịch Covid-19, nhiều trẻ không được tiêm vaccine sởi.

Thứ 2, trong năm ngoái có những lúc chúng ta thiếu vaccine sởi cục bộ.

Thứ 3, dù chúng ta có đạt tỷ lệ tiêm vaccine sởi cao (90-95%) thì vẫn còn 5-10% trẻ không được tiêm vaccine. Tích lũy 5 năm sẽ có 50% trẻ sinh ra trong 1 năm mắc sởi và như vậy con số mắc tuyệt đối rất cao.

"Số trẻ không được bảo vệ bởi vaccine tăng dần qua các năm và thành một số lượng lớn, nên khi dịch xảy ra nguy cơ bùng phát là rất cao. Đây cũng là lý do vì sao chúng ta hay nói 4-5 năm là 1 chu kỳ", TS Phu phân tích.

Theo TS Phu, sởi là bệnh lây qua đường hô hấp, là bệnh lây lan rất nhanh. Người không có miễn dịch (không được tiêm vaccine hoặc chưa từng mắc sởi) mà tiếp xúc với bệnh nhân sởi thì gần như đều bị lây. Người ta vẫn nói "đi qua đầu giường của bệnh nhân sởi cũng có thể bị lây".

Trong lịch sử, thế giới đã chứng kiến nhiều đợt bùng phát dịch sởi. Gần đây nhất là vào năm 2014, dịch bùng phát trên toàn thế giới và cả tại nước ta.

Vì thế, theo ông, bên cạnh nhóm tiêm đúng lịch, ngành y tế cần có kế hoạch tổ chức tiêm vét, tiêm bù cho những trẻ chưa được tiêm, đặc biệt chú ý đến vùng lõm tiêm chủng.

Bệnh sởi nguy hiểm nhất đối với trẻ em nhỏ tuổi (<3 tuổi). Bệnh sởi làm suy yếu sức đề kháng của cơ thể cho nên thường kèm theo biến chứng như viêm phế quản, viêm tai, tiêu chảy. Những bệnh này khi mắc cùng bệnh sởi có diễn biến rất nặng.

Trẻ em được sinh từ người mẹ trước đây đã bị bệnh sởi thì trẻ đó sẽ được miễn dịch thụ động do kháng thể mẹ truyền cho trong khoảng từ 6 đến 9 tháng tuổi hoặc lâu hơn. Điều này tùy thuộc vào số lượng kháng thể mẹ tồn dư trong thời gian có thai và tỷ lệ giảm kháng thể trong máu mẹ.

Lịch tiêm vaccine sởi đơn trong chương trình tiêm chủng mở rộng là 2 liều, liều thứ nhất cần bắt đầu sớm ngay khi trẻ đủ 9 tháng tuổi, liều thứ 2 khi trẻ được 18 tháng tuổi.

Sởi, thủy đậu - bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, cần làm gì để phòng bệnh? Sởi, thủy đậu - bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, cần làm gì để phòng bệnh?
Bộ Y tế ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023 Bộ Y tế ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023
Những bệnh truyền nhiễm qua nguồn nước cần lưu ý Những bệnh truyền nhiễm qua nguồn nước cần lưu ý
Đoàn Mây - Ngọc Hà

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nước táo đỏ - thức uống bổ huyết tăng cường sức khỏe

Nước táo đỏ - thức uống bổ huyết tăng cường sức khỏe

Từ lâu táo đỏ đã được coi là dược liệu quý với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy uống nước táo đỏ khô có tác dụng gì?
Bụi mịn nguy hiểm đến mức nào?

Bụi mịn nguy hiểm đến mức nào?

Bụi mịn là “kẻ thù” vô hình đe dọa sức khỏe của bạn và gia đình. Bạn đã biết gì về nó chưa? Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.
Nguy hại khi sử dụng chanh leo không đúng cách

Nguy hại khi sử dụng chanh leo không đúng cách

Chanh dây từ lâu đã được biết đến như một loại trái cây giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, dùng chanh sai cách có thể gây các tác dụng xấu đối với cơ thể.
Những sai lầm khi sử dụng nước mắm gây hại sức khỏe

Những sai lầm khi sử dụng nước mắm gây hại sức khỏe

Những sai lầm khi sử dụng nước mắm có thể gây hại cho sức khỏe và làm mất đi hương vị của món ăn. Hãy tránh những sai lầm này để tận hưởng các món ăn ngon và bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.
Ai không nên sử dụng gạo lứt?

Ai không nên sử dụng gạo lứt?

Gạo lứt từ lâu đã được biết đến như một thực phẩm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để sử dụng loại gạo này.
15 loại nước ép trái cây giúp giảm cân, đẹp da

15 loại nước ép trái cây giúp giảm cân, đẹp da

Nước ép rau củ bên cạnh là loại thức uống ngon miệng còn là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất dồi dào, hỗ trợ giảm cân và tăng cường sức khỏe.
Những thực phẩm cần tránh khi bị viêm xoang

Những thực phẩm cần tránh khi bị viêm xoang

Bạn có biết những thực phẩm nào có thể khiến viêm xoang trở nên nghiêm trọng hơn không? Muốn đẩy lùi viêm xoang, hãy bắt đầu từ chế độ ăn uống.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Các bộ, ngành, địa phương được Thủ tướng yêu cầu tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sởi, các chiến dịch tiêm chủng vaccine sởi và xử lý triệt để, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng.
Những thói quen xấu tưởng chừng vô hại lại là nguyên nhân gây đột quỵ

Những thói quen xấu tưởng chừng vô hại lại là nguyên nhân gây đột quỵ

Ngày càng nhiều người trẻ, thậm chí dưới 20 tuổi đang phải đối mặt với nguy cơ đột quỵ. Nguyên nhân do lối sống, thói quen không lành mạnh.
Ngoài gói bánh, lá chuối mang đến nhiều lợi ích sức khỏe

Ngoài gói bánh, lá chuối mang đến nhiều lợi ích sức khỏe

Bạn có biết rằng, lá chuối ngoài việc là vật liệu gói các loại bánh truyền thống còn chứa đựng nhiều vitamin và khoáng chất, mang đến nhiều lợi ích sức khỏe?
Bảo vệ sức khỏe với những thực phẩm kháng khuẩn tự nhiên

Bảo vệ sức khỏe với những thực phẩm kháng khuẩn tự nhiên

Một số loại cây không chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào mà còn là chất kháng khuẩn tự nhiên, giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn.
Những loại quả hỗ trợ giảm mỡ gan

Những loại quả hỗ trợ giảm mỡ gan

Gan nhiễm mỡ là một căn bệnh nguy hiểm. May mắn thay, nhiều loại trái cây như bưởi, bơ, việt quất, táo... có thể giúp giảm mỡ gan và bảo vệ lá gan.
Tự bảo vệ bản thân khỏi suy thận

Tự bảo vệ bản thân khỏi suy thận

Suy thận là tình trạng thận bị mất chức năng, không còn khả năng lọc các chất thải từ máu. Suy thận hầu hết sẽ làm tổn thương các Nephron (một đơn vị cấu trúc của thận) khiến thận không thể loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Nếu không điều trị hoặc điều trị thất bại sẽ gây mất chức năng thận.
Cảnh giác với những quảng cáo về dịch vụ “chân mày phong thuỷ”

Cảnh giác với những quảng cáo về dịch vụ “chân mày phong thuỷ”

Hiện nay, tại TP.HCM, các cơ sở cung cấp dịch vụ “chân mày phong thủy” đang ngày càng gia tăng. Nhiều cơ sở thu hút khách hàng bằng những lời quảng cáo hấp dẫn như "thay tướng đổi vận" hay "cải thiện vận may, tài lộc" cùng các hình ảnh nghệ sĩ nổi tiếng và công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, đằng sau đó là những rủi ro tiềm ẩn về sức khỏe và tài chính.
Có nên dùng hộp xốp để đựng đồ ăn hàng ngày?

Có nên dùng hộp xốp để đựng đồ ăn hàng ngày?

Tính tiện lợi của việc dùng hộp xốp để đựng đồ ăn là không thể phủ nhận, nhưng liệu nó có an toàn cho sức khỏe vẫn là điều khiến nhiều người băn khoăn.
Những thực phẩm dễ tiêu hóa, cho sức khỏe bền lâu

Những thực phẩm dễ tiêu hóa, cho sức khỏe bền lâu

Hệ tiêu hóa thực hiện chức năng tiêu hóa, phân giải và hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Những thực phẩm dễ tiêu hóa sẽ giúp hệ thống này hoạt động trơn tru hơn.
Bạn có đang dùng dầu ăn đúng cách?

Bạn có đang dùng dầu ăn đúng cách?

Dầu ăn là nguyên liệu nấu ăn không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Tuy nhiên, bạn có biết rằng sử dụng dầu ăn không đúng cách có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe?
Đại biểu quốc hội lo ngại về vấn đề cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh

Đại biểu quốc hội lo ngại về vấn đề cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh

Tại phiên chất vấn chiều 11/11, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, các đại biểu đã chất vấn đại diện Bộ Y tế về vấn đề liên quan tới việc cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Vẫn còn tình trạng thiếu thuốc dù đã nỗ lực tháo gỡ các điểm nghẽn

Vẫn còn tình trạng thiếu thuốc dù đã nỗ lực tháo gỡ các điểm nghẽn

Trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội về việc vẫn còn tình trạng thiếu thuốc dù đã nỗ lực tháo gỡ các điểm nghẽn, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết Bộ đang đang xây dựng sổ tay cẩm nang hướng dẫn để các địa phương đủ năng lực thực hiện.
Áp dụng công thức "10-3-2-1-0" cải thiện tình trạng khó ngủ

Áp dụng công thức "10-3-2-1-0" cải thiện tình trạng khó ngủ

Nếu bạn bị khó ngủ triền miên, hãy áp dụng thử công thức "10-3-2-1-0" để cải thiện tình trạng này, cho giấc ngủ ngon hơn.
Ô nhiễm không khí có thể "hủy hoại" những lợi ích của việc tập luyện buổi sáng?

Ô nhiễm không khí có thể "hủy hoại" những lợi ích của việc tập luyện buổi sáng?

Việc tập thể dục buổi sáng là thói quen tốt cho sức khỏe, nhưng ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn có làm mất đi những lợi ích đó?
Bộ Y tế tập trung sửa đổi chế độ, chính sách để giữ chân nhân viên y tế

Bộ Y tế tập trung sửa đổi chế độ, chính sách để giữ chân nhân viên y tế

Trong phiên họp chiều 11-11 trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV liên quan đến việc làm sao giữ chân nhân viên y tế tại các cơ sở công lập, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã thông tin về chế độ, chính sách nhân viên y tế tại các cơ sở công lập.
Các loại hạt giàu protein nên ăn thường xuyên

Các loại hạt giàu protein nên ăn thường xuyên

Hạt là nguồn protein thực vật dồi dào cho cơ thể khỏe mạnh, chúng còn giúp bổ sung vào cơ thể chất béo lành mạnh, chất xơ và các chất dinh dưỡng có lợi khác.
Quan điểm nhất quán là đề xuất cấm thuốc lá điện tử

Quan điểm nhất quán là đề xuất cấm thuốc lá điện tử

Mới đây, trong phiên họp chiều 11-11 trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã nhấn mạnh về quan điểm nhất quán của Bộ Y tế với thuốc lá điện tử là cấm.
Bộ Y tế sẽ tăng cường kiểm soát hoạt động mua bán thực phẩm chức năng và mỹ phẩm

Bộ Y tế sẽ tăng cường kiểm soát hoạt động mua bán thực phẩm chức năng và mỹ phẩm

Chiều 11-11, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Đại diện Bộ Y tế cho biết thời gian tới bộ sẽ tăng cường kiểm soát đối với các hoạt động mua bán thực phẩm chức năng và mỹ phẩm không tuân thủ các quy định pháp luật.
Huyết áp cao và thấp - bệnh nào nguy hiểm hơn?

Huyết áp cao và thấp - bệnh nào nguy hiểm hơn?

Huyết áp cao và thấp, đâu mới là mối đe dọa thực sự? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Lễ trao giải Hội thao toàn Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Lễ trao giải Hội thao toàn Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Hòa chung không khí chào mừng kỷ niệm 45 năm thành lập Nhà xuât bản Giáo dục tại TP. Hồ Chí Minh và 30 năm thành lập Nhà xuất bản Giáo dục tại TP. Đà Nẵng, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) đã tổ chức Hội thao toàn Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Cách xử lý mùi hôi do ăn tỏi không phải ai cũng biết

Cách xử lý mùi hôi do ăn tỏi không phải ai cũng biết

Tỏi làm gia tăng hương vị cho món ăn và đặc biệt ăn tỏi rất tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, có một vấn đề thường xuyên gặp phải khi chúng ta ăn tỏi đó là tình trạng hơi thở có mùi. Vậy làm cách nào để loại bỏ mùi tỏi nhanh chóng?
Nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc mở ra hướng điều trị mới trong y học

Nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc mở ra hướng điều trị mới trong y học

Công nghệ tế bào gốc là một lĩnh vực tiên phong trong y học tái tạo và y học cá thể hóa. Đây là công nghệ có khả năng khai thác tối ưu nguồn tài nguyên tế bào gốc từ cơ thể, tạo ra những giải pháp điều trị mới cho các bệnh lý mà hiện tại chưa có phương pháp điều trị hiệu quả.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động