Phát triển công nghiệp công nghệ số trở thành ngành kinh tế đóng góp lớn cho đất nước

Dự án Luật Công nghiệp công nghệ số được xây dựng nhằm phát triển công nghiệp công nghệ số trở thành ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước; tạo môi trường thuận lợi nhất để nuôi dưỡng và phát triển doanh nghiệp công nghệ số.

Phát triển công nghiệp công nghệ số tạo môi trường thuận lợi nhất để phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Bố cục của dự án Luật Công nghiệp công nghệ số gồm 08 Chương, 73 Điều. Dự thảo Luật đã thể hiện rõ các nội dung cần thiết để phát triển ngành công nghiệp công nghệ số bao gồm: Nghiên cứu và phát triển công nghệ số; Hạ tầng cho công nghiệp công nghệ số; Hệ sinh thái công nghiệp công nghệ số; Doanh nghiệp công nghệ số; Sản phẩm, dịch vụ công nghệ số; Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Nhân lực cho công nghiệp công nghệ số.

Quốc hội nghe Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long báo cáo về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Quốc hội nghe Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long báo cáo về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số

Đề cập về mục đích ban hành, quan điểm xây dựng dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long khẳng định: Dự án Luật được xây dựng nhằm phát triển công nghiệp công nghệ số trở thành ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước; tạo môi trường thuận lợi nhất để nuôi dưỡng và phát triển doanh nghiệp công nghệ số.

Phát triển ngành công nghiệp công nghệ số với trọng tâm là các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, từng bước chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế, tích hợp, sản xuất, làm chủ công nghệ lõi tại Việt Nam; góp phần xây dựng Chính phủ số, động lực phát triển kinh tế số, xã hội số. Khẳng định giá trị pháp lý của công nghiệp công nghệ số; hình thành các quy định, chính sách để thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số. Luật Công nghiệp công nghệ số thay thế các nội dung về công nghiệp CNTT và dịch vụ CNTT trong Luật Công nghệ thông tin và bổ sung các quy định mới phù hợp với thực tiễn phát triển. Quan điểm xây dựng Luật tập trung vào 5 nội dung chính:

Một là, thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển ngành công nghiệp công nghệ số, đặc biệt là Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, …

Hai là, khắc phục các hạn chế, bất cập hiện nay trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng thực thi các quy định pháp luật về công nghiệp CNTT và dịch vụ CNTT theo pháp luật hiện hành. Đồng thời, đề xuất chính sách khả thi nhằm quy định cụ thể, tạo hành lang pháp lý rõ ràng, đặc biệt cho các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ số; tạo cơ chế ưu đãi cho công nghiệp công nghệ số, trong đó có một số đặc biệt ưu đãi đầu tư; và ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt.

Ba là, Luật Công nghiệp công nghệ số được xây dựng trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các quy định còn phù hợp của Luật Công nghệ thông tin và các văn bản hướng dẫn thi hành về công nghiệp CNTT; thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành về đầu tư, tài chính, khoa học công nghệ …, đồng bộ với các dự thảo luật có liên quan đang trong quá trình soạn thảo (Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Dữ liệu, …), sửa đổi bổ sung một số nội dung trong các Luật (Luật Đầu tư, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu, …) để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật, tạo thuận lợi cho thực thi, áp dụng.

Bốn là, tham khảo có chọn lọc pháp luật và kinh nghiệm quốc tế để vận dụng phù hợp với thực tiễn của Việt Nam nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển của công nghiệp 4.0 và kinh tế số nói riêng, đặc biệt là tham khảo, học tập quy định quản lý những công nghệ mới tại các đạo luật của Châu Á, Châu Âu, Hoa Kỳ,…

Năm là, xây dựng Luật với các cơ chế, chính sách ưu đãi, quy trình, thủ tục thuận lợi nhất cho ngành công nghiệp công nghệ số, hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số khởi nghiệp đổi mới sáng tạo số, thúc đẩy Make in Viet Nam nhưng vẫn bảo đảm không làm thay đổi trách nhiệm, không chồng lấn chức năng quản lý nhà nước của các bộ, ngành theo lĩnh vực được phân công.

Quản lý tài sản số là một vấn đề mới, phức tạp nên cần cân nhắc kỹ lưỡng

Thay mặt cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy khẳng định: Ủy ban cơ bản tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số. Hồ sơ dự án Luật cơ bản đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8. Ủy ban đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát dự thảo Luật với các luật khác đã được ban hành hoặc đang trong quá trình xây dựng ban hành, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong quá trình hoàn thiện dự thảo Luật, tránh chồng chéo với các luật có liên quan, nâng cao tính quy phạm của các chế định trong dự thảo Luật, bảo đảm khả thi, đáp ứng mục tiêu xây dựng Luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy

Ủy ban KH,CN&MT nhận thấy, dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số cơ bản đã thể chế hóa và phù hợp với đường lối, chủ trương, của Đảng và chính sách của Nhà nước; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp trong hệ thống pháp luật, tương thích với với điều ước quốc tế có liên quan. Tuy nhiên, thời hạn gửi hồ sơ dự án Luật còn chậm, chưa bảo đảm theo quy định.

Về phạm vi điều chỉnh, nhiều ý kiến tán thành với phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật. Tuy nhiên, một số ý kiến còn băn khoăn về phạm vi điều chỉnh của dự án Luật có thể trùng lắp, giao thoa với một số Luật liên quan như Luật CNTT, Luật Công nghệ cao, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Giao dịch điện tử… Có ý kiến đề nghị cân nhắc việc không loại bỏ hoàn toàn các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, hoạt động cơ yếu ra khỏi phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật trừ khi có luật khác điều chỉnh các lĩnh vực này.

Để dự thảo Luật có tính khả thi cao, bảo đảm tương thích với hệ thống pháp luật hiện hành, Ủy ban KH,CN&MT đề nghị cần xác định rõ mối quan hệ giữa dự thảo Luật CNCNS và Luật CNTT; nghiên cứu và chỉnh lý theo hướng thay thế toàn bộ Luật CNTT bằng việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự án Luật này và tiếp tục bổ sung các quy định còn hiệu lực của Luật CNTT vào dự thảo Luật CNCNS; hoặc sau khi Luật này có hiệu lực, tiếp tục rà soát các quy định có hiệu lực còn lại của Luật CNTT để sớm xây dựng văn bản mới thay thế toàn bộ Luật CNTT.

Về tên gọi của dự thảo Luật, bên cạnh các ý kiến nhất trí với tên gọi của dự án Luật, vẫn còn một số ý kiến khác đề nghị cân nhắc đổi tên Luật thành Luật CNS và thay thế Luật CNTT hiện hành hoặc đổi tên gọi thành Luật CNTT (sửa đổi), hoặc Luật Công nghiệp CNTT.

Về chính sách phát triển CNCNS, để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ CNCNS thì cần có chính sách rõ ràng, khả thi, đủ mạnh, tập trung vào những yếu tố cốt lõi để phát triển một ngành công nghiệp như nghiên cứu triển khai (R&D), hạ tầng, tài chính, nhân lực, thị trường, tiêu chuẩn, quy chuẩn. Vì vậy, Ủy ban đề nghị nghiên cứu, bổ sung, điều chỉnh, cụ thể hóa trong Luật một số chính sách như hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; ưu đãi về đất đai, thuế, tài chính, đầu tư; sử dụng sản phẩm, dịch vụ CNCNS nội địa; hỗ trợ doanh nghiệp chủ động triển khai kinh doanh ngành nghề mới, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp khởi nghiệp, liên kết phát triển hệ sinh thái.

Các ĐBQH tham dự Phiên họp
Các Đại biểu Quốc hội tham dự Phiên họp

Về tài sản số, Ủy ban KH,CN&MT nhận thấy, việc quy định về tài sản số trong Luật CNCNS là cần thiết. Tuy nhiên, quản lý tài sản số là một vấn đề mới, phức tạp nên cần cân nhắc kỹ lưỡng, trong đó cần nghiên cứu, làm rõ một số nội dung về phân loại tài sản số và xây dựng các quy định quản lý tương ứng; về quyền sở hữu, thừa kế và sử dụng; biện pháp bảo mật, giao dịch tài sản số, xử lý khiếu nại của người dùng, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; phù hợp với thông lệ quốc tế, thuận lợi cho các giao dịch; bảo đảm quản lý chặt chẽ, chống rửa tiền và minh bạch hóa thị trường.

Về nhân lực công nghệ số, Ủy ban KH,CN&MT cơ bản tán thành và đề nghị làm rõ nội hàm, bổ sung một số quy định về phát triển nguồn nhân lực công nghệ số, phát triển cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ số, thu hút nhân lực công nghệ số chất lượng cao, khung năng lực công nghệ số.

Về nguồn tài chính cho phát triển CNCNS, Ủy ban KH,CN&MT đề nghị tiếp tục nghiên cứu, xây dựng chính sách tài chính đồng bộ và mạnh mẽ hơn để phát triển CNCNS, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh; thúc đẩy để các sản phẩm CNCNS của các doanh nghiệp Việt được đưa vào khai thác, sử dụng tại thị trường trong nước, tiến tới hoàn thiện sản phẩm và xuất khẩu.

Về khu công nghệ số, đề nghị cần đánh giá tác động của việc thành lập khu CNS; làm rõ khác biệt giữa khu CNS với khu CNTT hiện có theo Luật CNTT; việc chuyển đổi mô hình các khu CNTT tập trung thành các khu CNS; rà soát các quy định về ưu đãi đối với khu CNS, quản lý vận hành, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thông tin khu CNS để bảo đảm quyền và lợi ích của nhà đầu tư cũng như quản lý chặt chẽ tài sản công.

Về phát triển doanh nghiệp công nghệ số, Ủy ban KH,CN&MT nhất trí với sự cần thiết phải có những quy định về hỗ trợ, ưu đãi cho doanh nghiệp CNS. Tuy nhiên, đề nghị nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các chính sách cụ thể, có tính vượt trội, khả thi; nghiên cứu ban hành chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, vốn, ưu đãi thuế hợp lý; nghiên cứu bổ sung quy định cơ chế phân bổ nguồn ngân sách nhà nước phục vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ đối với các doanh nghiệp nhà nước có đủ năng lực được giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm CNS trọng điểm của quốc gia.

Về trí tuệ nhân tạo, một số ý kiến cho rằng, việc quy định như dự thảo Luật về cơ bản là hợp lý. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, cần nghiên cứu toàn diện (cả những vấn đề về sở hữu và các quyền tài sản và quyền nhân thân đối với dữ liệu; vấn đề tôn trọng quyền tác giả;…) để xây dựng một đạo luật riêng về trí tuệ nhân tạo (AI) của Việt Nam.

Ủy ban KH,CN&MT thấy rằng, tại thời điểm này, Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý để điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo để phát triển thế mạnh, lợi thế của AI đồng thời hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI. Do đó, cơ bản tán thành sự cần thiết và phạm vi, mức độ quy định về các hệ thống AI trong dự thảo Luật.

Tuy nhiên, Ủy ban đề nghị nghiên cứu bổ sung các quy định hạn chế rủi ro, ảnh hưởng của công nghệ AI đối với đời sống kinh tế, xã hội như nguyên tắc đạo đức; nghiên cứu, phát triển AI do Việt Nam sáng tạo; cho phép các doanh nghiệp có dự án nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo được sử dụng nguồn dữ liệu từ các cơ quan nhà nước; quy định mức độ ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các cơ quan nhà nước từ các giải pháp do doanh nghiệp trong nước làm chủ (nhằm khuyến khích sử dụng và tạo thị trường)./.

Hoàn thiện khung pháp lý tạo điều kiện phát triển kinh tế số Hoàn thiện khung pháp lý tạo điều kiện phát triển kinh tế số
Tạo điều kiện để thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp công nghệ số Tạo điều kiện để thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp công nghệ số
Cần bổ sung quy định về ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số trong tổ chức, hoạt động của hợp tác xã Cần bổ sung quy định về ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số trong tổ chức, hoạt động của hợp tác xã
Việt Nam có bước tiến mạnh mẽ trong xếp hạng về chuyển đổi số quốc tế Việt Nam có bước tiến mạnh mẽ trong xếp hạng về chuyển đổi số quốc tế
Minh Kiệt

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Quốc hội thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên

Quốc hội thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên

Với 461/463 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 96,24% tổng số đại biểu Quốc hội. Như vậy, với tỉ lệ tán thành cao, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 luật

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 luật

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8, chiều 29/11 Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách Nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Thuế thu nhập cá nhân; Luật Dự trữ Quốc gia; Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Thủ tướng đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày liên tục

Thủ tướng đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày liên tục

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc nghỉ Tết Âm lịch và một số dịp nghỉ lễ trong năm 2025.
Cần quản lý chặt chẽ nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, dịch vụ đặc biệt

Cần quản lý chặt chẽ nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, dịch vụ đặc biệt

Quan tâm đến nội dung quy định về quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa đặc biệt, Đại biểu Quốc hội Dương Tấn Quân bày tỏ đồng tình với quan điểm cần phải đảm bảo quản lý đối với các sản phẩm, dịch vụ đặc biệt như: mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật…
Tăng cường hợp tác giáo dục và thúc đẩy việc dạy học tiếng Việt cho người Việt Nam tại Ba Lan, Hungary

Tăng cường hợp tác giáo dục và thúc đẩy việc dạy học tiếng Việt cho người Việt Nam tại Ba Lan, Hungary

Nhằm mục đích tăng cường hợp tác giáo dục và hỗ trợ công tác giảng dạy tiếng Việt cho cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan, đoàn công tác của Bộ GD&ĐT do Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng làm trưởng đoàn, về phía Nhà xuất bản có Tổng biên tập Phạm Vĩnh Thái tham gia cùng đoàn đã có chuyến thăm và làm việc tại Ba Lan. Chuyến thăm cũng nhằm hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Ba Lan.
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng, thống nhất nhiều vấn đề quan trọng

Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng, thống nhất nhiều vấn đề quan trọng

Trung ương đã cho ý kiến thống nhất cho hai đồng chí thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và khai trừ ra khỏi Đảng đối với 3 đồng chí nguyên Ủy viên Trung ương Đảng do có sai phạm.
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 25/11, Hội nghị Ban Chấp hành Trung Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
Đảm bảo doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, nâng cao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm

Đảm bảo doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, nâng cao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm

Quy định của dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ góp phần thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; đảm bảo doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, tôn trọng và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp.
Sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật giúp tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch

Sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật giúp tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch

Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sẽ góp phần tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch, thúc đẩy phát triển thị trường thương mại.
Khẳng định Việt Nam độc lập, tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, đóng góp trách nhiệm, hiệu quả trước các vấn đề toàn cầu

Khẳng định Việt Nam độc lập, tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, đóng góp trách nhiệm, hiệu quả trước các vấn đề toàn cầu

Chuyến công tác tại Brazil và Cộng hòa Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định tầm nhìn chiến lược, cam kết mạnh mẽ, đề xuất có trách nhiệm và sẵn sàng tham gia, đóng góp nhiều hơn nữa của Việt Nam đối với các vấn đề toàn cầu tại Hội nghị Thượng định G20, nhất là về chống đói nghèo, phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng; đồng thời củng cố, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với Cộng hòa Dominica và khu vực Mỹ Latin-Caribe đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả hơn, đưa quan hệ giữa hai nước lên tầm cao mới trong thời gian tới.
Hoàn thiện quy định về chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt để mở rộng cơ sở thu

Hoàn thiện quy định về chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt để mở rộng cơ sở thu

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh sự cần thiết ban hành dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) nhằm thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện sách thu theo hướng mở rộng cơ sở thuế.
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới

Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 21/2024/QĐ-TTg ngày 22/11/2024 về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương giai đoạn 2023 - 2025.
Giá bất động sản phi mã: “Công chức không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà”

Giá bất động sản phi mã: “Công chức không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà”

"Người ta tính là một công chức không ăn gì cả thì vài trăm năm mới mua được nhà ở. Do đó, cử tri đặt câu hỏi là tại sao Chính phủ, Quốc hội không áp dụng cơ chế này cho nhà ở xã hội, phát triển nhà ở xã hội mà chỉ dành cơ chế cho nhà ở thương mại?", đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, sáng 21/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến ngày 23/11.
Trường Tiểu học Cự Khê chào mừng kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Trường Tiểu học Cự Khê chào mừng kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Tháng 11 lại về trong không khí hân hoan của cả nước hướng về Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, là ngày mà lớp lớp học sinh và toàn xã hội có dịp được bày tỏ tấm lòng trân trọng, tôn vinh những nhà giáo - những người đã góp phần hun đúc nên tâm hồn Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế tại Hội nghị G20

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế tại Hội nghị G20

Ngày 18/11 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro, Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có nhiều cuộc tiếp xúc, trao đổi với lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế tham dự Hội nghị.
Trường THCS Nguyễn Huy Tưởng kỷ niệm 30 năm thành lập

Trường THCS Nguyễn Huy Tưởng kỷ niệm 30 năm thành lập

30 năm, một chặng đường dài, thầy và trò Trường THCS Nguyễn Huy Tưởng đã cùng nhau viết lên những trang truyền thống đáng tự hào.
Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở những việc cần làm ngay với ngành giáo dục

Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở những việc cần làm ngay với ngành giáo dục

Sáng nay, 18/11, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đưa hợp tác kinh tế Việt Nam - Brazil phát triển xứng tầm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đưa hợp tác kinh tế Việt Nam - Brazil phát triển xứng tầm

Chiều 17/11 theo giờ địa phương (rạng sáng 18/11 theo giờ Việt Nam), tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Brazil.
Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi bổ sung Luật Xuất bản

Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi bổ sung Luật Xuất bản

Bộ Thông tin và Truyền thông đang đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xuất bản nhằm xây dựng những chính sách và cơ chế phù hợp để xuất bản hoạt động có hiệu quả trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản: Cần giảm thiểu tối đa cơ chế xin-cho

Thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản: Cần giảm thiểu tối đa cơ chế xin-cho

Đóng góp ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, các cơ quan phải nghiên cứu kỹ lưỡng về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin-cho.
Chủ tịch nước Lương Cường đề xuất 3 định hướng hợp tác lớn cho APEC

Chủ tịch nước Lương Cường đề xuất 3 định hướng hợp tác lớn cho APEC

Sáng 16/11 theo giờ địa phương tại thành phố Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã dự và phát biểu tại Hội nghị các nhà lãnh đạo các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 31.
Thủ tướng: Mỗi người phát huy tối đa khả năng của mình để đất nước phát triển đột phá

Thủ tướng: Mỗi người phát huy tối đa khả năng của mình để đất nước phát triển đột phá

Tối 16/11, theo giờ địa phương, ngay sau khi tới thành phố Rio de Janeiro, Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại đây.
70 năm Tập kết ra Bắc: Dấu son lịch sử của dân tộc

70 năm Tập kết ra Bắc: Dấu son lịch sử của dân tộc

Tối 16/11, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm sự kiện 70 năm Tập kết ra Bắc diễn ra tại 3 điểm cầu: Tượng đài “Chuyến tàu tập kết ra Bắc” (Cà Mau); Tượng đài “Con tàu Tập kết ra Bắc” (Thanh Hóa) và Nhà hát thành phố Hải Phòng.
Đề xuất sửa quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật

Đề xuất sửa quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 21/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Rạng sáng 16/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20, tiến hành một số hoạt động song phương tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động