Hiệp định RCEP tạo dựng các mối quan hệ mới cho ngành dệt may Xuất khẩu hàng dệt may tiếp đà tăng trưởng Sản xuất công nghiệp dệt may có nhiều khời sắc |
Ngành dệt may được sự quan tâm của nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước |
Còn nhiều thách thức
Ngành dệt may xưa - nay đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nhu cầu tiêu dùng, cần thiết cho hầu hết các ngành nghề và sinh hoạt. Đây cũng là ngành đem lại thặng dư xuất khẩu cho nền kinh tế; góp phần giải quyết việc làm, tăng phúc lợi xã hội. Ngoài ra ngành dệt may còn thúc đẩy phát triển nhiều ngành kinh tế khác như nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ.
Từ đầu năm 2022, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đã đưa ra ba kịch bản xuất khẩu cho ngành dệt may. Cụ thể, ở trường hợp thứ nhất, nếu đại dịch về cơ bản được kiểm soát vào đầu năm 2022 thì mục tiêu đặt ra là khá tham vọng, từ 42,5 đến 43,5 tỷ USD. Trường hợp nếu được kiểm soát đến giữa năm 2022, kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt khoảng 40-41 tỷ USD. Trong trường hợp xấu nhất, đại dịch sẽ không được khống chế đến hết năm 2022, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 38-39 tỷ USD.
Theo Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam - Nguyễn Thị Tuyết Mai, hiện có hơn 7.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may tại Việt Nam (gồm khối ngoại và khối nội). Đáng nói, trong đó, chỉ có 18% doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu vải, 12% doanh nghiệp sản xuất sơ sợi, 2% sản xuất nguyên liệu khác, còn lại là doanh nghiệp may. Điều này đã đặt ngành dệt may đứng trước thách thức tăng trưởng không ổn định do phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Mới đây, Ủy ban châu Âu (EC) vừa đề xuất áp dụng một số quy định sinh thái mới đối với hàng dệt may tiêu thụ tại thị trường châu Âu. Theo đó, yêu cầu hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang châu Âu phải có tuổi thọ cao, có thể tái sử dụng và sửa chữa được.
Có thể thấy, may mặc bền vững đang trở thành xu hướng toàn cầu. Các nước đang đưa ra những chính sách về bảo vệ môi trường, sử dụng sản phẩm dệt may khác nhau và cùng hướng tới tính an toàn, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nguồn nước, hạn chế hóa chất, bảo vệ môi trường.
Trước tình hình trên, ngành dệt may Việt Nam phải nhanh chóng thay đổi, thích ứng theo quy định sinh thái mới đối với hàng dệt may tiêu thụ tại các thị trường khó tính như châu Âu. Đồng nghĩa, doanh nghiệp dệt may cũng phải đầu tư cơ sở hạ tầng đạt chuẩn mực theo yêu cầu của nhãn hàng.
Nỗ lực từ nhiều phía
Hiện nay, ngành dệt may là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai cả nước, giải quyết việc làm cho số lượng lớn người lao động. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu chủ yếu lại đến từ các doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp FDI lĩnh vực sản xuất hàng may mặc tuy chỉ chiếm khoảng 25% về lượng nhưng đóng góp tới hơn 60% kim ngạch xuất khẩu.
Chưa kể tới, lợi nhuận mà doanh nghiệp Việt Nam được hưởng từ công nghiệp dệt may chưa lớn. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp trong nước cần thay đổi phương thức sản xuất và quản lý doanh nghiệp đồng thời cần sự hỗ trợ từ phía nhà nước để có thể bứt phá và trở thành cường quốc trong lĩnh vực này.
Doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang từng bước vượt qua khó khăn |
Thực tế các doanh nghiệp đang đẩy mạnh sản xuất, đặc biệt tận dụng tốt nhất các lợi thế mà các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại, đặc biệt là Hiệp định CPTPP và EVFTA.
Trong thời gian tới, việc xuất khẩu sang các thị trường đối tác trong các FTA sẽ tiếp tục được mở rộng khi các doanh nghiệp đã dần thích nghi với các cam kết của hiệp định.
Cùng với đó, thuế nhập khẩu ưu đãi của các đối tác sẽ tiếp tục được xóa bỏ hoặc cắt giảm, nhiều nước triển khai các gói kích thích kinh tế, kích cầu tiêu dùng, gia tăng nhu cầu hàng nhập khẩu. Đây là cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt nói chung và ngành dệt may nói riêng.
Các chuyên gia kinh tế cũng dự báo thị trường xuất khẩu trong năm 2022 sẽ tiếp tục mở rộng ở nhiều quốc gia, đặc biệt là với một số thị trường lớn đến từ các quốc gia cùng tham gia các FTAs.
Ở một phương án tích cực, các ngành sản xuất như dệt may, giày dép, gỗ, linh kiện điện tử... có thể lạc quan với mục tiêu tăng trưởng hơn 10%.
Trong dài hạn, tiềm năng tăng trưởng của toàn ngành dệt may sẽ phụ thuộc nhiều vào chính các doanh nghiệp trong ngành và sự quan tâm của nhà nước đối với ngành. Nếu sự thay đổi này mang tính tích cực, ngành dệt may Việt Nam sẽ có thể bứt phá và trở thành cường quốc trong lĩnh vực dệt may.
Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng, nhu cầu tiêu dùng thế giới tăng cao, cùng với lượng đơn hàng dồi dào trong thời gian qua là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu hàng hóa. Muốn phát triển bền vững, các doanh nghiệp phải xây dựng tầm nhìn mới, có khát vọng khẳng định vị thế.
Ngành dệt may Việt Nam không hướng đến cạnh tranh lao động giá rẻ mà cạnh tranh về chất lượng, công nghệ, năng suất, thời gian giao hàng, minh bạch, tiết giảm năng lượng, tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Cho tới thời điểm này có thể thấy ngành dệt may đang ngày càng khởi sắc khi kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2022 của ngành ước đạt 224 triệu USD, tăng 23,1% so với cùng kỳ 2021. Do đó chúng ta có thể hi vọng sẽ đạt được mục tiêu 43,5 tỷ USD cho cả năm 2022.
Đồng thời, nhiều doanh nghiệp cũng đang mong Chính phủ sớm phê duyệt "Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035" để ngành có thể tự chủ nguyên phụ liệu, đáp ứng quy tắc xuất xứ của các FTA, ứng dụng công nghệ 4.0, hiện đại hóa sản xuất, chuyển đổi số, xây dựng trong hiệu...