Đau dạ dày nên ăn gì?

Chế độ ăn uống đóng vai trò đặc biệt với hoạt động của hệ tiêu hóa. Đặc biệt là ở những người bị đau dạ dày, ăn uống lành mạnh sẽ giúp kiểm soát và ngăn ngừa triệu chứng bùng phát.
Lá mơ là "bí kíp dân gian" chữa đau dạ dày, bạn biết chưa Mẹo chữa ho bằng quả lê cực dễ, bạn nên thử ngay để loại bỏ cơn ho Những cách trị mụn bằng nghệ tươi để có da đẹp đón Tết
Đau dạ dày nên ăn những món này để giảm các cơn đau

Bị đau dạ dày nên ăn gì để cải thiện bệnh?

Bị đau dạ dày nên ăn gì là thắc mắc thường gặp. Bởi đây là một trong những cơ sở giúp người bệnh điều chỉnh và xây dựng chế độ ăn uống phù hợp.

Dưới đây là một số thực phẩm hữu ích, nên bổ sung vào khẩu phần ăn khi bị đau dạ dày:

Thực phẩm chứa probiotic hỗ trợ hoạt động tiêu hóa

Trong rất nhiều trường hợp, tình trạng đau dạ dày là do rối loạn đường ruột gây ra. Do đó, bổ sung các loại thực phẩm giàu probiotic là giải pháp tuyệt vời giúp ngăn ngừa được tình trạng đau dạ dày. Đồng thời tăng cường lượng vi khuẩn có lợi cho hệ đường ruột, làm dịu nhanh các cơn đau, cảm giác khó chịu và cải thiện những triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, ăn lâu tiêu… ở những người mắc bệnh dạ dày.

Chưa hết, bên cạnh khả năng thúc đẩy quá trình tiêu hóa, nhóm thực phẩm giàu probiotic còn cung cấp lượng lớn protein và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Một số nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra, việc bổ sung probiotic có thể làm giảm các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc ức chế sản xuất acid dạ dày và điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Đau dạ dày nên ăn những món này để giảm các cơn đau

Trong đó, một số loại thực phẩm giàu probiotic mà bạn nên bổ sung cho cơ thể gồm có:

Sữa chua: Là các sản phẩm được lên men từ sữa chua, có chứa nhiều lợi khuẩn sống ở dạng hoạt động. Mỗi ngày bổ sung từ 1 – 2 hũ sữa chua có thể giúp bạn cân bằng được hệ vi sinh đường ruột, giảm tiêu chảy, táo bón, xoa dịu các kích ứng tại niêm mạc dạ dày, ngoài ra còn kích thích tái tạo tổn thương tại niêm mạc ruột.

Kefir: Là một loại đồ uống lên men khá phổ biến, ngoài ra còn được gọi với cái tên là nấm tuyết Tây Tạng. Kefir giúp cải thiện sức khỏe và chức năng của dạ dày, kích thích hoạt động của hệ tiêu hoá, ngăn ngừa tình trạng táo bón bằng cách tăng cường vi khuẩn có lợi. Người bị chứng đau dạ dày cũng được khuyến cáo nên uống 500ml Kefir mỗi ngày trong một tháng liên tục để cải thiện các triệu chứng.

Một số thực phẩm giàu probiotic khác: Bên cạnh sữa chua hay Kefir, bạn cũng có thể tăng cường một số thực phẩm có nhiều probiotic vào thực đơn hàng ngày như miso, kim chi, dưa bắp cải…

Người bị đau dạ dày nên ăn rau xanh

Rau xanh là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong bất cứ khẩu phần ăn uống lành mạnh nào. Đối với những người bị đau dạ dày do trào ngược thực quản, hội chứng Zollinger-Ellison, viêm loét dạ dày tá tràng… thì bổ sung rau xanh là hoàn toàn phù hợp.

Hàm lượng chất xơ dồi dào trong rau xanh sẽ giúp hấp thụ bớt lượng dịch vị dư thừa và làm giảm độ acid trong dạ dày. Từ đó ngăn chặn tình trạng acid dạ dày ăn mòn và tấn công làm tổn thương niêm mạc. Ngoài chất xơ thì rau xanh còn chứa lượng nước, các vitamin và khoáng chất dồi dào. Đây đều là các thành phần dưỡng chất dễ tiêu hóa, rất hiếm khi gây ra tình trạng chướng bụng, đầy hơi.

Đặc biệt hầu hết các loại rau xanh đều chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa tự nhiên. Điển hình như flavonoid, polyphenol, quercetin… Các thành phần này có khả năng kháng viêm và bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày khỏi sự tác động của dịch vị.

Đau dạ dày nên ăn những món này để giảm các cơn đau

Khi bị đau dạ dày, nên ưu tiên bổ sung các loại rau xanh có tác dụng trung hòa dịch vị. Cụ thể như:

Cải bẹ xanh: Theo Đông y, cải bẹ xanh có công dụng giảm đau hiệu quả, giúp lợi tiểu, giảm cảm và an thần. Hàm lượng chất xơ lớn của nó hỗ trợ điều trị táo bón, trợ nhu đường ruột và cải thiện chức năng hệ tiêu hoá.

Rau chân vịt: Dịch tiết ra từ rau chân vịt giúp chống viêm, loét hiện quả, chúng có thể bảo vệ lớp màng dạ dày, cải thiện viêm loét dạ dày. Ngoài ra, thành phần glyceroglycolipid còn hỗ trợ tăng cường sức mạnh của lớp niêm mạc, giúp quá trình tiêu hoá dễ dàng hơn.

Bắp cải: Loại rau này cung cấp hàm lượng chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hoá và toàn cơ thể, thúc đẩy sự phát triển của các loại lợi khuẩn trong đường ruột như bifidobacteria, lactobacilli, nhờ đó mà ngăn ngừa được táo bón và một số bệnh đường ruột khác.

Súp lơ: Có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào giúp giảm viêm, tăng cường sức đề kháng. Chất xơ trong súp lơ còn hỗ trợ đẩy nhanh quá trình tiêu hoá, ngăn ngừa bệnh táo bón và khó tiêu.

Rau mồng tơi: Có khả năng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, chữa chứng táo bón, đầy bụng, khó tiêu. Chưa hết, chất nhầy của mồng tơi còn rất tốt cho niêm mạc, chống viêm và kích thích nhu động ruột.

Bị đau dạ dày nên ăn trái cây gì?

Bên cạnh rau xanh thì trái cây cũng là thực phẩm lành mạnh chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, người bị đau dạ dày nên lựa chọn loại trái cây phù hợp để bổ sung. Điều này sẽ hỗ trợ làm giảm đau dạ dày và cải thiện sức khỏe.

Tốt nhất nên ưu tiên lựa chọn các loại quả không chứa acid, giàu dưỡng chất và dễ tiêu hóa. Lượng lớn vitamin, khoáng chất và chất xơ trong các loại trái cây này sẽ giúp làm giảm đau dạ dày và trung hòa acid dịch vị. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho tổn thương niêm mạc được chữa lành.

Ngoài ra, lượng chất xơ khá dồi dào trong trái cây còn thúc đẩy tăng cường lợi khuẩn. Từ đó giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột và cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Việc bổ sung các loại trái cây phù hợp vào các bữa phụ còn giúp hạn chế tình trạng bị đau dạ dày khi đói.

Đau dạ dày nên ăn những món này để giảm các cơn đau

Một số loại trái cây tốt cho người bị đau dạ dày bao gồm:

Cherry: Có chứa nhiều flavonoid là một chất chống oxi hoá, giúp cải thiện chức năng đường ruột, tăng cường sức đề kháng và ức chế hoạt động, sự phát triển của vi khuẩn H.pylori, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.

Dâu tây: Là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng dồi dào cho cơ thể. Ngoài ra có còn chứa nhiều hoạt chất có khả năng làm lành tổn thương do viêm. loét dạ dày gây ra.

Việt quất: Chứa nhiều chất khoáng, chất xơ, vitamin và đặc biệt là các chất chống oxy hoá giúp củng cố hệ miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm trùng, hạn chế sự hình thành của gốc tự do. Chưa hết, proanthocyanidins flavonoid có trong việt quất còn ngăn ngừa tác động của vi khuẩn Hp gây hại cho dạ dày.

Đu đủ chín: Chứa nhiều enzyme papain và chymopapain giúp dạ dày tiêu hóa protein và kích thích sự sản sinh acidic làm dịu đi các triệu chứng khó chịu khi bị đau dạ dày.

Chuối: Chứa lượng lớn pectic có khả năng khắc phục các biểu hiện khó chịu ở dạ dày như đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng… Ngoài ra beta caroten, vitamin A, C, E giúp chống oxy hóa và nhiễm khuẩn đường ruột.

Thực phẩm chứa chất béo lành mạnh

Các loại chất béo không bão hòa như omega-3, omega-6… mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngoài tốt cho thị lực, tim mạch và hệ thống xương khớp thì còn giúp làm giảm đau dạ dày cùng một số triệu chứng khác đi kèm.

Acid béo lành mạnh sẽ giúp trung hòa dịch vị dư thừa và điều hòa nhu động dạ dày – đường ruột. Ngoài ra còn tạo màng bảo vệ ổ viêm loét tại niêm mạc dạ dày. Trong đó, omega-3 còn có tác dụng kháng viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ.

Các chuyên gia cho biết, việc bổ sung thực phẩm giàu omega-3 sẽ làm giảm mức độ xung huyết tại niêm mạc dạ dày – tá tràng. Hơn nữa còn thúc đẩy tốc độ tái tạo cũng như phục hồi niêm mạc bị tổn thương.

Bên cạnh đó, các chất béo lành mạnh còn giúp cải thiện hệ miễn dịch, tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất và tăng cường sức khỏe tổng thể. Thường xuyên tiêu thụ các thực phẩm giàu chất béo không bão hòa sẽ giúp tránh tình trạng suy nhược, sụt cân do đau dạ dày kéo dài gây ra.

Đau dạ dày nên ăn những món này để giảm các cơn đau

Các thực phẩm giàu chất béo lành mạnh tốt cho người bị đau dạ dày bao gồm:

Cá béo (cá hồi, cá thu): Một trong những nguyên nhân gây ra chứng ruột kích thích có thể là do cơ thể tiêu thụ không đủ acid béo omega 3, trong khi đó một số loại cá béo lại là nguồn cấp omega 3 phong phú. Do đó, bổ sung các loại cá này hàng ngày sẽ giúp đường tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.

Quả bơ: Chứa nhiều chất chống oxy hoá, chống viêm cùng các chất dinh dưỡng giúp nhanh làm lành sẹo khi bị viêm loét dạ dày, tá tràng và viêm đại tràng. 100g bơ chứa khoảng 7g chất xơ, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hoá và làm

Dầu dừa: Chứa chuỗi acid béo trung tính, acid lauric, vitamin A, E, K giúp thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, nuôi dưỡng tế bào tại vùng viêm loét dạ dày, đồng thời ngăn chặn viêm nhiễm, quá trình hình thành vết thương mới, giảm nhanh cảm giác khó chịu.

Dầu ô liu: Chứa nhiều chất béo bão hòa và không bão hòa, carotine, cacbohydrat, vitamin A, D, F và K giúp làm liền vết loét, khắc chế các cơn đau dạ dày hiệu quả.

Các loại đậu: Theo Đông y, đậu có vị ngọt, tính bình, giúp hoạt huyết, giải độc, giảm trướng bụng, giảm đau, viêm sưng. Còn theo Tây y nó lại chứa nhiều vitamin B1, vitamin B2, Phospho, glucid, sắt, canxi, vitamin PP, , lipid và các loại axit amin thiết yếu giúp dạ dày khỏe mạnh, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, làm lành nhanh các vết thương, kháng viêm, điều hoà acid dịch vị dạ dày, giảm đầy hơi, khó tiêu…

Thực phẩm có khả năng chống viêm và kháng khuẩn

Việc bổ sung các thực phẩm có khả năng chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên cũng có thể hỗ trợ làm giảm nhẹ cơn đau dạ dày. Hơn nữa còn thúc đẩy tốc độ làm lành các tổn thương xuất hiện ở niêm mạc.

Một số thực phẩm có khả năng chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên bao gồm:

Mật ong

Mật ong là thực phẩm lành mạnh rất tốt cho sức khỏe với hàm lượng dưỡng chất dồi dào. Bổ sung mật ong vào chế độ ăn uống sẽ giúp cung cấp lượng lớn acid amin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Từ đó làm giảm tình trạng mệt mỏi, suy nhược do đau dạ dày thường xuyên.

Ngoài ra, lượng lớn hydrogen peroxide và defensin-1 trong mật ong còn có khả năng kháng khuẩn, chống nấm men và kháng virus rất tốt. Vì vậy, thường xuyên dùng các món ăn và đồ uống chứa mật ong có thể hỗ trợ đẩy lùi cơn đau dạ dày cùng một số triệu chứng khác kèm theo.

Đau dạ dày nên ăn những món này để giảm các cơn đau

Gừng

Gừng là loại gia vị có vị cay nồng và mùi thơm đặc trưng. Thực phẩm này có khả năng chống buồn nôn và nôn ói do các vấn đề dạ dày gây ra rất hiệu quả. Ngoài ra, lượng lớn Gingerol và Zingerone trong gừng tươi còn có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau. Việc bổ sung các món ăn và đồ uống từ gừng sẽ giúp làm giảm nhẹ cơn đau dạ dày. Đồng thời cải thiện các triệu chứng đi kèm.

Nghệ

Ngoài làm tăng hương vị và màu sắc cho nhiều món ăn thì nghệ còn rất tốt với những người bị đau dạ dày. Cụ thể, hàm lượng curcumin dồi dào trong nghệ có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa rất hiệu quả. Đồng thời còn có tác dụng ức chế hoạt động của hại khuẩn và tái tạo tổn thương ở niêm mạc dạ dày.

Nha đam

Nha đam là thảo dược tự nhiên có chứa hàm lượng nước dồi dào với khả năng làm giảm độ acid trong dạ dày. Đồng thời giảm rõ rệt cơn đau kích hoạt ở vùng thượng vị.

Các thành phần chống oxy hóa như polyphenol, vitamin E, vitamin C và hợp chất polysaccharide dồi dào trong nha đam còn có tác dụng chống viêm. Đồng thời thúc đẩy tốc độ chữa lành tổn thương niêm mạc. Hơn nữa còn có khả năng ức chế nấm men và hại khuẩn trong đường tiêu hóa.

Việc bổ sung các thực phẩm có khả năng kháng khuẩn và chống viêm tự nhiên ngoài làm dịu cơn đau dạ dày thì còn cải thiện các triệu chứng đi kèm. Điển hình như buồn nôn, nôn ói, đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng… Ngoài ra các thực phẩm này còn có tác dụng nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa suy nhược do đau dạ dày mãn tính.

Đau dạ dày nên ăn những món này để giảm các cơn đau

Người bị đau dạ dày nên kiêng ăn uống gì?

Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh chính là nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày nói riêng và hàng loạt các vấn đề tiêu hóa khác nói chung. Cần nắm rõ bị đau dạ dày nên kiêng ăn uống gì để sớm cho sự điều chỉnh cho hợp lý.

Dưới đây là một số loại đồ ăn thức uống tác động xấu tới tiến triển của bệnh cần chú ý hạn chế tiêu thụ:

Thực phẩm và đồ uống chứa nhiều acid

Các chuyên gia khuyên rằng, khi đang bị đau dạ dày, bạn nên hạn chế tiêu thụ các loại đồ ăn thức uống chứa nhiều acid. Điển hình như chanh, cóc, me, dưa chua, kim chi, cà muối, soda, nước ngọt có gas… Dùng các loại thực phẩm và đồ uống này sẽ làm tăng acid dịch vị. Từ đó đẩy nhanh tốc độ tấn công và ăn mòn niêm mạc dạ dày.

Hơn nữa, việc tiêu thụ các thực phẩm và đồ uống chứa nhiều acid còn làm tăng mức độ và tần suất đau dạ dày. Cùng với đó là kích hoạt các triệu chứng đi kèm như đầy hơi, chướng bụng, ợ nóng, ợ chua, khó tiêu…

Đau dạ dày nên ăn những món này để giảm các cơn đau

Các món ăn cay nóng, nhiều gia vị

Các món ăn cay nóng chứa nhiều gia vị như muối, ớt, tiêu, mù tạt… có thể khiến tổn thương niêm mạc trở nên nghiêm trọng. Từ đó làm bùng phát cơn đau dạ dày ở mức độ nặng. Ngoài ra, các loại đồ ăn cay nóng còn gây kích thích cả thực quản và đường ruột. Điều này làm tăng nguy cơ bị khó tiêu, đầy hơi, táo bón.

Thường xuyên tiêu thụ các món ăn có chứa nhiều gia vị sẽ đẩy nhanh tốc độ ăn mòn niêm mạc. Điều này làm tăng nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết dạ dày, loét dạ dày, hẹp môn vị, trào ngược dạ dày… Chính vì vậy, người bệnh nên tập thói quen ăn nhạt, hạn chế ăn đồ cay nóng khi bị đau dạ dày.

Kiêng ăn đồ sống, tái

Đồ sống tái thường giữ được vị ngọt tự nhiên và chứa hàm lượng dưỡng chất dồi dào. Chính vì vậy mà đây là loại đồ ăn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên nếu đang bị đau dạ dày thì tốt nhất bạn nên tránh dùng các thực phẩm sống, tái.

Việc tiêu thụ đồ sống, tái có thể khiến cho hại khuẩn, nấm men và ký sinh trùng tấn công vào niêm mạc dạ dày đang tổn thương. Từ đó gây viêm nặng nề và làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường ruột.

Đau dạ dày nên ăn những món này để giảm các cơn đau

Thức uống chứa cồn, caffeine

Thức uống chứa cồn tác động rất tiêu cực đến dạ dày và các cơ quan tiêu hóa. Thường xuyên uống nhiều rượu bia sẽ làm tăng độ acid trong dịch vị. Từ đó khiến các ổ viêm loét tiến triển nghiêm trọng.

Đặc biệt ở những người đang có ổ loét ở niêm mạc dạ dày thì dùng rượu bia có nồng độ cồn cao có thể gây xuất huyết dạ dày. Đây là tình trạng nguy hiểm đe dọa tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. Hơn nữa, thường xuyên dùng thức uống chứa cồn còn làm tăng nguy cơ mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Ngoài đồ uống chứa cồn thì các thức uống chứa caffeine cũng không tốt cho người bị đau dạ dày. Caffeine có thể gây kích thích niêm mạc đang tổn thương và khiến cơn đau bùng phát. Người bệnh nên hạn chế uống cà phê, trà đặc, ca cao… khi đang bị đau dạ dày.

Hạn chế tiêu thụ sữa động vật

Các loại sữa động vật như sữa bò, sữa dê… là nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào cho cơ thể. Tuy nhiên lượng lớn lactose trong các loại đồ uống này lại rất khó tiêu hóa, dễ gây chướng bụng và đầy hơi. Nhất là ở những người đang bị đau dạ dày.

Chính vì vậy, người bệnh nên hạn chế sử dụng sữa động vật khi đang gặp các vấn đề về dạ dày. Thay vào đó có thể sử dụng các sản phẩm sữa có nguồn gốc từ thực vật như hạnh nhân, sữa hạt mè, óc chó, đậu đỏ…

Đau dạ dày nên ăn những món này để giảm các cơn đau

Một số lưu ý khi bị đau dạ dày

Đau dạ dày là tình trạng phiền toái do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu thường xuyên gặp phải tình trạng này, bạn nên chú ý đến một số vấn đề sau:

Trong một số trường hợp, cơn đau và các triệu chứng đi kèm có thể gây ra cảm giác chán ăn và ăn uống không ngon miệng. Tuy nhiên , bạn hãy cố gắng ăn uống đầy đủ nhằm hỗ trợ quá trình điều trị và cải thiện sức khỏe. Nếu thường xuyên bỏ bữa, cơn đau có thể bùng phát mạnh và diễn tiến nghiêm trọng.

Trường hợp đau dạ dày do các nguyên nhân nghiêm trọng thì dùng thuốc là cần thiết. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không tùy ý mua thuốc về dùng hay cân chỉnh liều lượng khi chưa nhận được chỉ định. Nhất là trong trường hợp đau dạ dày có dương tính với vi khuẩn Hp.

Nên hạn chế lao động nặng, hút thuốc lá, thức khuya, ngủ không đủ giấc và căng thẳng quá mức. Các thói quen xấu này có thể khiến cho dạ dày tăng tiết acid và kích thích tổn thương niêm mạc lan rộng.

Cần chú ý kết hợp chế độ ăn uống, sử dụng thuốc khi cần thiết với thói quen tập luyện lành mạnh. Các chuyên gia cho biết, hoạt động thể chất ngoài giải tỏa căng thẳng thì còn điều hòa nhu động ruột và hoạt động sản xuất acid của thành dạ dày.

Xưa là món ăn Xưa là món ăn "nhà nghèo" nay trở thành đặc sản ngon nức tiếng miền Tây
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì, uống gì để cải thiện bệnh Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì, uống gì để cải thiện bệnh
Những bài tập rèn luyện trí óc nên thực hiện để Những bài tập rèn luyện trí óc nên thực hiện để "tập thể dục" cho não luôn minh mẫn
Mùa lạnh da khô, những thực phẩm này có thể là Mùa lạnh da khô, những thực phẩm này có thể là "cứu tinh" của bạn
Ngắm những “cụ chè” giá 50 triệu đồng mơn mởn chờ Tết Ngắm những “cụ chè” giá 50 triệu đồng mơn mởn chờ Tết
Việt Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hạt chia giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Hạt chia giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Hạt chia một loại thực phẩm tốt, có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ. Ngoài tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho sức khoẻ, hạt chia còn giúp phòng một số bệnh như: Chống oxy hóa, tim mạch, giảm đường trong máu…
Củ sen - "Kho báu" tiềm ẩn dưới bùn

Củ sen - "Kho báu" tiềm ẩn dưới bùn

Củ sen không chỉ là một loại thực phẩm quen thuộc trong mâm cơm của người Việt mà còn là "kho tàng" dinh dưỡng dồi dào, mang đến lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Ánh nắng mặt trời - là nguồn sống nhưng cũng là mối nguy hại cho đôi mắt

Ánh nắng mặt trời - là nguồn sống nhưng cũng là mối nguy hại cho đôi mắt

Ánh nắng mặt trời mang đến nguồn sống cho muôn vật, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là đôi mắt. Nếu tiếp xúc quá nhiều với tia UV (tia cực tím), mắt có thể bị tổn thương nghiêm trọng.
Đình chỉ vĩnh viễn cơ sở bánh mì patê có giòi ở Thái Bình

Đình chỉ vĩnh viễn cơ sở bánh mì patê có giòi ở Thái Bình

Ban quản trị của chuỗi cửa hàng Cột Điện Quán thống nhất đình chỉ vĩnh viễn cơ sở tại Thái Bình để xảy ra sự việc patê có giòi.
T&T Group trao tặng 5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho người nghèo tỉnh Điện Biên

T&T Group trao tặng 5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho người nghèo tỉnh Điện Biên

Tập đoàn T&T Group đã trao ủng hộ tỉnh Điện Biên 5 tỷ đồng (tương ứng với 100 căn nhà), góp phần không nhỏ vào thành công chung của Đề án làm 5.000 nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tại địa phương cũng như từng bước hiện thực hóa mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát, không an toàn trên địa bàn tỉnh.
Uống nước ép cần tây vào thời điểm nào để tốt cho sức khỏe?

Uống nước ép cần tây vào thời điểm nào để tốt cho sức khỏe?

Hiện nay, dùng nước ép cần tây hoặc pha bột cần tây đang được rất nhiều người sử dụng để giảm cân và tăng cường sức khỏe. Vậy cần tây giúp giảm cân như thế nào, nên uống vào thời điểm nào là tốt nhất?
Khách tá hỏa phát hiện pate lúc nhúc giòi ở quán bánh mì chảo

Khách tá hỏa phát hiện pate lúc nhúc giòi ở quán bánh mì chảo

Khi đang chuẩn bị dùng bữa với pate tại cơ sở bánh mì chảo Cột Điện Quán tại Thái Bình, thực khách hoảng hồn phát hiện trong chảo đồ ăn lúc nhúc giòi còn đang ngọ nguậy.
Việt Nam không sử dụng vắc xin COVID-19 của AstraZeneca từ tháng 7/2023

Việt Nam không sử dụng vắc xin COVID-19 của AstraZeneca từ tháng 7/2023

AstraZeneca vừa thông tin, vắc xin phòng COVID-19 do hãng nghiên cứu và sản xuất sẽ rút giấy phép, thu hồi toàn bộ vắc xin trên toàn thế giới, vậy ở Việt Nam Việt Nam không còn vắc xin AstraZeneca không?
Mè đen - Kho tàng chất chống oxy hóa cho sức khỏe và sắc đẹp

Mè đen - Kho tàng chất chống oxy hóa cho sức khỏe và sắc đẹp

Mè đen là loại hạt được người Việt Nam sử dụng phổ biến và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Mè đen không chỉ mang hương vị thơm ngon còn còn chứa nhiều khoáng chất tự nhiên và các hợp chất hữu cơ.
Vì sao AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19 trên toàn cầu?

Vì sao AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19 trên toàn cầu?

AstraZeneca cho biết Vaccine Vaxzevria bị thu hồi vì lý do thương mại và không còn được sản xuất hoặc cung cấp nữa, thay vào đó là các loại vaccine hữu hiệu hơn, có khả năng phòng chống nhiều biến chủng COVID-19 mới.
Phát hiện vi khuẩn Salmonella có trong mẫu xét nghiệm vụ ngộ độc bánh mì

Phát hiện vi khuẩn Salmonella có trong mẫu xét nghiệm vụ ngộ độc bánh mì

Liên quan đến vụ nhiều người nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì trên địa bàn phường Xuân Bình, thành phố Long Khánh (Đồng Nai). Theo thông tin từ Sở Y tế Đồng Nai, tính đến cuối 16 giờ 30, ngày 7/5, đơn vị này không ghi nhận trường hợp mới nhập viện.
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm

Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm

Vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Công điện yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm.
Ăn các loại hạt thế nào là đúng cách và tốt cho sức khỏe?

Ăn các loại hạt thế nào là đúng cách và tốt cho sức khỏe?

Ăn các loại hạt vốn được khuyến cáo là tốt cho sức khỏe, nhưng có 2 loại hạt dễ gây ung thư, nguy cơ cao hơn cả thịt ba chỉ nướng nhưng nhiều người vô tư ăn, đó là những loại nào?
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên – Mảnh đất anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên – Mảnh đất anh hùng

Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Sốt xuất huyết có nên cạo gió không?

Sốt xuất huyết có nên cạo gió không?

Nhiều người cho rằng, khi bị sốt có thể xông hơi, cạo gió, nhưng phương pháp này có phù hợp với bệnh nhân sốt xuất huyết?
Bí quyết bổ sung protein đầy đủ không chỉ từ thịt

Bí quyết bổ sung protein đầy đủ không chỉ từ thịt

Có nhiều người lầm tưởng rằng protein chỉ có trong thịt, thực tế thì nhiều loại rau cũng chứa hàm lượng protein cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn so với ăn nhiều thịt.
Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm xoang

Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm xoang

Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm các xoang cạnh mũi. Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh và ngăn ngừa tái phát.
Mẹo “đánh bay” đau cổ, lưng khi đi tàu xe

Mẹo “đánh bay” đau cổ, lưng khi đi tàu xe

Kỳ nghỉ dài là cơ hội để chúng ta có những chuyến du lịch xa để nghỉ ngơi, lấy lại năng lượng. Tuy nhiên, những khó chịu từ đau vùng cổ gáy và thắt lưng khi di chuyển bằng phương tiện giao thông sẽ ảnh hưởng đến niềm vui của kỳ nghỉ. Vậy khắc phục thế nào?
7 sản phẩm của Vinalink Group đạt giải "Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng năm 2024"

7 sản phẩm của Vinalink Group đạt giải "Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng năm 2024"

Công ty Cổ phần Tập đoàn Liên kết Việt Nam - Vinalink Group vinh dự được trao tặng giải thưởng "Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng năm 2024”. Đây là năm thứ 12 liên tiếp các sản phẩm chất lượng cao của Vinalink Group được Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) ghi nhận bằng giải thưởng uy tín này.
Dự thảo Thông tư quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội

Dự thảo Thông tư quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội

Mới đây, Bộ Y tế đưa ra dự thảo, đề xuất quy định danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội và hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp và các tiêu chí đề xuất các bệnh mới, đặc thù bổ sung vào danh mục.
5 món rau giúp giảm cân nhưng ăn nhiều lại gây hại cho sức khỏe

5 món rau giúp giảm cân nhưng ăn nhiều lại gây hại cho sức khỏe

Rau xanh là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh, thiết yếu cho cơ thể. Vì vậy, các nhà nghiên cứu khuyến khích bổ sung rau xanh vào bữa ăn hàng ngày. Nếu bạn muốn ăn rau để giảm cân, “đốt” mỡ bụng thì có thể tham khảo các loại dưới đây.
Phát hiện dạng đậu mùa khỉ mới dễ lây, tỷ lệ tử vong cao

Phát hiện dạng đậu mùa khỉ mới dễ lây, tỷ lệ tử vong cao

Các nhà khoa học cho biết một dạng đậu mùa khỉ mới được phát hiện tại một thị trấn khai thác mỏ ở Congo có thể dễ dàng lây lan hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn.
Vì sao không nên lạm dụng xét nghiệm tìm “cục máu đông”?

Vì sao không nên lạm dụng xét nghiệm tìm “cục máu đông”?

Sau khi AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông làm nhiều người lo lắng và muốn làm xét nghiệm để biết bản thân bị tình trạng này không. Điều này có thực sự cần thiết?
Bộ Y tế chấn chỉnh chất lượng bệnh viện và khuyến cáo về nguy cơ sự cố y khoa

Bộ Y tế chấn chỉnh chất lượng bệnh viện và khuyến cáo về nguy cơ sự cố y khoa

Vừa qua, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã ban hành văn bản về việc chấn chỉnh công tác QLCL-ATNB, khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa tới các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Y tế các bộ, ngành; Các bệnh viện trực thuộc trường Đại học yêu cầu chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng, an toàn người bệnh, khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa và nâng cao sự an toàn và hài lòng người bệnh.
Tăng cường phòng chống sốt xuất huyết và hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết

Tăng cường phòng chống sốt xuất huyết và hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết

Vừa qua, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi tới lãnh đạo Sở Y tế các địa phương thực hiện mạnh mẽ chiến dịch truyền thông phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và các hoạt động hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động