Uống nước gạo lứt rang có tác dụng gì? Ăn nước hầm xương mang lại tác dụng gì? Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ nhưng khi ăn cần lưu ý tác dụng phụ đáng sợ này |
Đặc điểm của cây xoan
Cây xoan có tên khoa học là Melia azedarach, thuộc họ Xoan (Meliaceae), tên gọi khác là sầu đông, sầu đâu, khổ luyện, mạy riển.
![]() |
Cây thuộc dạng thân gỗ, trưởng thành có thể cao từ 7 đến 12m, thân cây có đường kính từ 60cm. Ở Bắc Autralia có cây cao tới 40m. Vỏ cây màu nâu, xù xì(có một số cây thì vỏ lại có màu trắng), các vết nứt dọc chạy từ gốc đến ngọn cây. Cành xoan mềm, giòn dễ gãy. Mỗi cành được chia thành nhiều nhánh nhỏ, tán cây to, rộng ngả xuống.
Lá xoan mọc so le, cuống dài 15cm. Mặt trên lá có màu lục sẫm, mặt dưới xanh nhạt. Mép lá có khía răng cưa và hai mặt nhẵn. Khi vào mùa đông thì lá sẽ bị úa vàng và rụng dần. Mép lá có khía răng cưa và hai mặt nhẵn. Được sử dụng như là một loại thuốc trừ sâu tự nhiên để bảo quản một số loại lương thực. Vì có độc tính, lá xoan, trái xoan đều không thể ăn được.
Hoa mọc thành cụm, có 5 cánh màu trắng, nhụy được tập hợp thành ống hình trụ màu tí. Hoa nở vào khoảng tháng 2, tháng 3 âm lịch và có mùi thơm dịu nhẹ.
Hoa xoan màu sắc tía nhạt (tím hoa cà) 5 cánh mọc thành chùm, nhị được tập hợp thành ống hình trụ màu tím. Cây xoan ra hoa vào khoảng tháng 2, tháng 3 lịch âm lịch và có quả tháng 6 đến tháng 8 dương lịch. Hoa xoan có mùi thơm dịu nhẹ. Hoa xoan không hấp dẫn đối với các loài ong bướm.
Trái xoan hình trứng, to cỡ hòn bi từ 1 - 1,5cm, vỏ màu xanh khi non và có màu vàng nhạt khi chín, không rụng ngay mà giữ trên cành suốt mùa đông. Trái dần chuyển sang màu trắng.
![]() |
Hạt tròn và cứng thường được dùng làm chuỗi tràng hạt và các sản phẩm tương tự khác trước khi kỹ nghệ plastic thịnh hành và thay thế vật liệu hạt xoan.
Xoan có nguồn gốc từ Ấn Độ, miền Nam Trung Quốc và Autralia. Ở nước ta, người ta trồng cây xoan rừng nhiều ở Tây Nguyên, Kom Tum, Lâm Đồng, Bình Thuận. Tác dụng chính là mang lại giá trị kinh tế và phủ xanh đất trống đồi trọc giảm xói mòn đất và lũ quét.
Cây xoan ra hoa vào khoảng tháng 2, tháng 3 lịch âm lịch và kết quả tháng 6 đến tháng 8 dương lịch.
Tác dụng của cây xoan
Dùng lấy gỗ làm nội thất
Thân cây xoan có chất gỗ khá tốt, có đường vân đẹp, độ cứng tốt nên được sử dụng rất phổ biến trong đồ nội thất như làm tủ bếp , giường ngủ, tủ áo, vách ngăn, đồ gia dụng khác của gia đình…
Làm cảnh
Vì cây xoan có hoa màu sắc tím nhạt đẹp không khác gì mấy so với những loại cây khác nên thường được trồng làm cây bóng mát tạo cảnh ở nhiều nơi như: 2 bên ven đường của những ngôi làng vùng nông thôn quê, bờ sông, suối để tránh sạt lở đất.
![]() |
Làm thuốc trừ sâu
Lá xoan có mùi hắc, độc tính cao nên được dùng như 1 loại thuốc trừ sâu tự nhiên hoặc làm phân xanh bảo quản lương thực.
Bài thuốc sử dụng cây xoan
Chữa đau âm đạo
Quả xoan, đương quy, ô dược mỗi vị 9g, tiểu hồi hương, ngô thù du, tế tân mỗi loại 3g, quế chi, trần bì mỗi vị 6g, xuyên khung, chỉ xác mỗi loại 4,5g. Tất cả vị thuốc đem sắc cùng 1 lít nước còn 300ml, chia 3 lần trong ngày, dùng xông hoặc rửa âm hộ.
Chữa ghẻ ngứa
Lấy 1 nắm lá cây xoan, 1 nắm lá cây sá sã, 1 nắm lá cây ngủ ngày, 1 nắm lá cây bông cò. Đem rửa sạch và cho 3 lít nước vào nấu 30 phút cho sôi kỹ. Chờ nước nguội thì dùng để tắm rồi bôi thuốc ngoài da để trị ghẻ.
![]() |
Chữa đau lưng
Lá xoan đâu bánh tẻ, nếu tìm được lá mọc từ gốc xoan đã bị chặt là tốt nhất. Đem dược liệu sao vàng hoặc hơ lửa rồi xoa bớp lên chỗ lưng bị đau.
Lưu ý khi sử dụng cây xoan
Toàn bộ cây xoan đều đó độc, vì vậy cần cẩn trọng và hỏi thêm ý kiến bác sĩ khi có mục đích dùng làm thuốc.
Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc thường là đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng (khi bị ngộ độc có thể dùng nước sắc cam thảo với đường trắng để giải độc).
Không nên dùng thuốc chứa nguyên liệu xoan trong thời gian dài để tránh việc độc tố tích lũy.
Bệnh nhân loét dạ dày và mắc bệnh về gan không nên dùng các bài thuốc từ cây xoan .