Cây đinh hương là cây gì?
Ngoài tên gọi “đinh hương”, loại cây này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác.
Tên dược liệu: Đinh hương.
Tên gọi khác: Đinh tử hương, đinh tử, hùng đỉnh hương, công đinh hương, chi giải hương,…
Tên khoa học: Flos caryophylatac.
Đặc điểm
Cây đinh hương là thực vật thường xanh, cao trung bình từ 12 – 15m. Lá mọc đối xứng và có hình bầu dục nhọn, phiến lá dài.
Hoa đinh hương có màu đỏ thẫm và mọc thành cụm ở đầu cành. Ban đầu hoa có màu nhạt sau chuyển thành màu lục và phát triển thành màu đỏ tươi. Hoa gồm có 4 đài dày, 4 cánh tràng màu trắng hồng, khi hoa nở các cánh tràng rụng sớm và lộ ra rất nhiều nhị. Quả mọng dài, xung quanh quả có các lá đài. Quả đinh hương chỉ chứa một hạt.
Thành phần
Chiết xuất từ đinh hương chứa nhiều hợp chất tốt cho sức khỏe cụ thể gồm: các vitamin B, C, D, E, K, Canxi, chất chống oxy hóa, Kẽm, Eugenol, Acetyl eugenol, Beta-caryophyllene, Methyl salicylate, Humulene, Benzaldehyde, Chavicol, Oleanolic acid,… cùng nhiều hợp chất thiết yếu khác.
Tác dụng
- Làm ấm thận và bổ dương
- Làm ấm tỳ vị
- Kích thích và làm ấm bụng
- Giảm đau, chống nôn, tiêu sưng, sát khuẩn
Bài thuốc trị bệnh từ cây đinh hương
Đinh hương là một trong những cây thuốc quý từ thiên nhiên có thành phần chữa được một số bệnh
Bài thuốc trị ngạt mũi, nhức đầu, cảm cúm
Chuẩn bị: Tinh dầu đinh hương, sa nhân, long não, quế, bạc hà, hồi.
Nấu các dược liệu trên thành dạng cao đặc. Sau đó dùng tay chấm cao dược liệu xoa đều vào các vị trí như mũi, thái dương hoặc sau gáy.
Thực hiện hàng ngày, mỗi lần cách nhau 4 – 5 giờ đồng hồ đến khi các triệu chứng khỏi hẳn.
Bài thuốc chữa thấp khớp, đau nhức xương khớp, lạnh chân tay
Chuẩn bị: đinh hương 20gr, long não 12gr và 250ml cồn 90 độ.
Ngâm dược liệu trong dung dịch cồn trong khoảng 7 ngày rồi lọc bỏ bã.
Dùng bông thấm một ít nước thuốc thoa lên vị trí đau nhức, massage nhẹ.
Mỗi ngày thực hiện từ 1 – 2 lần giúp các cơn đau thuyên giảm đáng kể. Theo kinh nghiệm dân gian, thời điểm tốt nhất để thoa thuốc là buổi sáng hoặc tối trước khi đi ngủ.
Ngoài ra, người dùng có thể thực hiện theo cách sau để cải thiện tình trạng chân tay lạnh:
Chuẩn bị: đinh hương dược liệu, tầm gửi cây dâu, tục đoạn, lá lốt, long lão và một ít muối tinh.
Cho tất cả các nguyên liệu vào ấm sắc kỹ đến khi cô cạn còn 150ml thì dừng. Sau đó pha thêm nước để nhiệt độ vừa phải, ngâm tay chân đến khi nguội hẳn thì dùng lại.
Kiên trì thực hiện mỗi ngày vào các buổi tối không chỉ giúp ấm chân tay, cơ thể mà còn giúp cải thiện giấc ngủ.
Bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy
Chuẩn bị: đinh hương 2gr, 6gr sa nhân cùng 12gr bạch truật.
Đem các dược liệu trên tán thành bột mịn rồi trộn đều.
Mỗi lần dùng 2 – 4gr bột dược liệu hòa cùng với nước ấm để uống. Để đạt hiệu quả tốt nhất nên dùng mỗi ngày từ 2 – 3 lần đến khi bệnh khỏi hẳn.
Bài thuốc chữa đau răng, viêm lợi
Chuẩn bị: đinh hương, hậu phác mỗi vị 4gr cùng 2gr bạc hà.
Bỏ các dược liệu vào ấm đun kỹ trong khoảng 15 phút, loại bỏ bã, chắt lấy nước thuốc ngậm trong miệng vài phút sau đó súc miệng.
Thực hiện mỗi ngày ít nhất một lần vào buổi tối còn giúp phòng ngừa và điều trị sâu răng hiệu quả.
Bài thuốc giảm căng thẳng, mệt mỏi
Không chỉ giúp loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi, bài thuốc sau còn giúp người dùng ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn:
Chuẩn bị: Một vài nụ đinh hương, lá húng quế, bạc hà đun sôi lấy nước.
Dùng nước dược liệu ở đên pha với chè đen, thêm một chút mật ong cho vừa miệng, uống khi còn ấm.
Khi sử dụng đinh hương cần lưu ý điều gì?
Đinh hương không chỉ ứng dụng trong các bài thuốc chữa bệnh mà còn được dùng làm gia vị nấu món ăn. Dù khá lành tính nhưng trong quá trình sử dụng người dùng cần phải lưu ý những vấn đề sau:
- Trẻ em, phụ nữ có thai hay đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Không nên quá lạm dụng dược liệu, sử dụng quá liều lượng trong các bài thuốc. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải như: kích ứng da, tổn thương đường hô hấp, co thắt phế quản đột ngột, co giật, phù phổi.
- Cơ thể không bị hư hàn thì không nên dùng.
- Tuyệt đối không kết hợp với uất kim bởi có thể gây ra độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Đinh hương có thể làm giảm tác dụng của một số thuốc chống đông máu.
- Khi mua, cần lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, an toàn cho sức khỏe tại các cơ sở uy tín.