Sửng sốt ngắm sanh cổ thụ 300 tuổi rễ ôm đá đẹp nhất Việt Nam được ví như báu vật Ly kỳ siêu phẩm bonsai sanh cổ thụ 460 tỷ và cái lắc đầu của đại gia xứ Thanh |
Cây sanh cổ thụ có tuổi đời hơn 800 năm và có đến 54 gốc đại thụ hiếm gặp ở Hòa Bình. |
Cây sanh cổ thụ mọc lừng lững tại cánh đồng rộng lớn thuộc xã Hợp Hòa, huyện Lương Sơn (Hòa Bình). Trải qua hơn 800 năm, cây có tổng chu vi gốc lớn nhất và cũng là cây đầu tiên của tỉnh Hòa Bình được công nhận là cây Di sản Việt Nam. Đây là một trong những cây có tuổi thọ cao nhất ở tỉnh và được giới chơi cây đánh giá trị giá hàng chục tỷ đồng.
Những ai có dịp về xóm Suối Cốc, nhìn từ xa cây sanh cổ thụ tựa như cái ô khổng lồ che chở cả vùng với nhiều nhánh chiếm chọn cả một góc trời.
Đây là một trong những cây cổ thụ có tuổi thọ cao nhất ở tỉnh Hòa Bình. |
Tọa lạc tại cánh đồng rộng lớn thuộc xã Hợp Hòa, huyện Lương Sơn (Hòa Bình) cây sanh như cái ô khổng lồ che trở cho làng. |
Các nhánh cây to bằng cả 1 người ôm, có nhánh vài người ôm mới hết. Chúng đan chéo vào nhau tựa như những người khổng lồ nối những cánh tay dài của mình lại. Hai nhánh ngoài cùng của cây sanh còn tạo thành một cái cổng làng như đứng đón khách đến thăm.
Trên mỗi nhanh cây là những u, cục mốc thếch và những thân dây leo rậm rịt, chất chồng lên nhau. Những rễ nhỏ mọc ra từ thân cây tựa như những tấm màn mỏng manh đung đưa trước gió. Mỗi nhành cây mỗi vẻ nhưng chúng liên kết liền nhau như để hứng hết phong ba bão táp.
Theo người dân xóm Liên Hòa (Hợp Hòa) cho biết, trước kia cây sanh có khoảng hơn 100 gốc đại thụ, nay còn 54 gốc. |
Từ năm 2012, cây sanh cổ thụ đã được công nhận và gắn bia Cây Di sản Việt Nam. |
Vóc dáng cổ thụ và cổ kính của cây nên cây sanh này được chọn làm bối cảnh cho nhiều bộ phim về cảnh thôn quê miền Bắc. Người đầu tiên đưa cây si bản Suối Cốc vào phim là đạo diễn Nguyễn Hữu Phần trong bộ phim: Đàn trời, Ma làng... từng gây sốt màn ảnh nhỏ.
Giờ đây người ta thường gọi xóm Suối Cốc là xóm “cây sanh ma làng”. Còn vì sao lại gọi là cây "ma làng" thì người dân nơi đây cho biết: Từ thời xa xưa, các cụ đã đặt biệt danh cho cây này như vậy, rồi truyền tai nhau cho con cháu nghe. Trải qua nhiều cuộc kháng chiến khốc liệt, cây sanh vẫn đứng hiên ngang, vững chãi, sinh trưởng tốt và tỏa bóng mát cho dân làng. Vì vậy, chỉ cần nhắc đến tên cây "ma làng" là người dân quanh vùng đều biết.
Cây sanh cổ thụ như vị thần hộ mệnh xưa đánh đuổi giặc, bảo vệ sự bình yên cho làng. |
Cây xanh cổ thụ là nơi trú mát lý tưởng những ngày hè. |
Trải qua thời gian, thân cây sanh cổ thụ sần sùi và là môi trường sinh sống của nhiều loại cây dây leo. |
Theo người dân xóm Liên Hòa (Hợp Hòa) cho biết, trước kia cây sanh có khoảng hơn 100 gốc đại thụ, tán lá um tùm che kín hai bên đường. Theo thời gian và cũng do người dân chặt gốc để mở rộng đất làm canh tác nên hiện nay cây "ma làng" chỉ còn 54 gốc đại thụ.
Các bậc cao niên kể lại, ngày trước, cây sanh này xanh tốt um tùm. Riêng các nhánh của nó đã tạo thành một khu rừng khép kín. Chim chóc, rắn rết làm tổ đầy trên cây. Dưới gốc là chồn, cáo biến thành nơi trú ngụ an toàn. Ngay cả các vị quan lang ngày trước, khi đi qua cây si cũng đều ngả mũ để thể hiện lòng tôn kính. Các cụ cao niên trong bản đều căn dặn con cháu, đây là báu vật mà trời ban tặng cho bản, không ai được đụng đến mà đời đời con cháu phải giữ gìn.
Cây sanh cổ thụ cũng là địa điểm được nhiều đạo diễn chọn làm bối cảnh quay phim điện ảnh về làng quê Việt Nam. |
Ông Hoàng Văn Luyện, Trưởng xóm Liên Hòa cho biết, vào thời chiến, gốc cây sanh là nơi tránh bom đạn của tất cả người dân xã Hợp Hòa. "Nghe các cụ kể lại rằng, thời kỳ giặc Pháp xâm lược, chúng càn quét làng mạc, đốt nhà, đốt cây ở khu vực ngoài nhưng đến đầu làng có cây sanh thì lại quay về. Cây như vị thần hộ mệnh đánh đuổi giặc, bảo vệ sự bình yên cho làng".
Giờ đây cây sanh không còn giữ nguyên trạng được như trước nhưng nó vẫn là cây sanh cô thụ “độc nhất vô nhị”, ít nơi nào có được. "Hiện tại, việc bảo vệ cây sanh được thực hiện rất tốt, từ các cháu nhỏ khi thấy người có biểu hiện xâm phạm cây đều đến báo ngay với trưởng thôn, nhất là thời điểm sau khi cây được công nhận là cây di sản Việt Nam", ông Luyện chia sẻ thêm./.