Câu chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh và bài học xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt

Bất cứ một sản phẩm thương hiệu nào đều bắt nguồn từ nền tảng văn hóa. Lịch sử bước đi của sản phẩm càng nhiều mồ hôi, nhiều nước mắt, nhiều công sức thì giá trị kết tinh trong đó lại càng lớn, đồng nghĩa với việc sản phẩm đó sẽ càng tốt hơn. Đặc biệt, nếu như chúng ta biết chọn lựa đúng con đường đi cho sản phẩm, chọn lựa đúng cách để xây dựng thương hiệu thì sản phẩm đó sẽ có chỗ đứng vững chắc trong thị trường.
Xuất khẩu gạo ST24, ST25 tiếp tục tăng "phi mã" Hạt gạo ST25: Cuộc hành trình vinh quang chưa về đích… Tiếp tục quảng bá thương hiệu cà phê đặc sản Việt Nam
Từ hành trình đi thi hoa hậu của gạo ST25

Năm 2019, gạo ST25 được trao giải "gạo ngon nhất thế giới" sau khi vượt qua các loại gạo của Thái Lan, Campuchia tại cuộc thi World's Best Rice, do The Rice Trader tổ chức. Đây cũng là lần đầu tiên một loại gạo của Việt Nam được nhận giải cao nhất của cuộc thi này sau 11 lần tổ chức. Tuy nhiên, đến năm 2020 trong cuộc thi World's Best Rice tổ chức tại Mỹ thì gạo ST25 chỉ giành được giải nhì. Vấn đề này đã nhận được rất nhiều ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp.

Câu chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh và bài học xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt
Gạo ST25 đạt danh hiệu gạo ngon nhất thế giới năm 2019
Liên quan đến vấn đề trên, dưới góc nhìn của một chuyên gia nông nghiệp, chuyên gia Hoàng Trọng Thủy cho rằng, việc gạo ST25 tiếp tục đi thi “hoa hậu” là hết sức bình thường.

Gạo ST25 được cải tiến từ giống gạo ST24, khắc phục được những nhược điểm của gạo ST24 như: chưa ráo nước, chưa có mùi thơm… nhưng khi được cải tiến lên một tầm cao mới gạo ST25 đã ráo nước, có mùi thơm hơn, dẻo hơn. "Có nghĩa là giống gạo mới này đã đươc hoàn thiện, nâng lên một tầm cao mới. Tuy nhiên, tại sao ở thời điểm này là gạo ngon nhất thế giới, là Hoa hậu nhưng ở thời điểm khác thì chỉ đứng thứ nhì chỉ là Á hậu thôi – đó chính là điểm rơi", chuyên gia Hoàng Trọng Thủy nói.

Theo chuyên gia Hoàng Trọng Thủy, vị trí của sản phẩm sẽ được quyết định bởi việc chọn lựa điểm rơi của nó. Ở mỗi một thời điểm sẽ có những tiêu chỉ đánh giá khác nhau vì thế không thể quy kết là gạo ST25 không ngon như thời điểm đạt vị trí số 1 thế giới mà chỉ là những tiêu chí đánh giá đã có sự thay đổi. Bản thân của doanh nghiệp và ngành hàng thực phẩm đều phải chấp nhận quy luật của thị trường là sự phát triển không đồng đều, cái sau sẽ tốt hơn cái trước. đấy là thuật lý của người kinh doanh, góc nhìn của người xây dựng thương hiệu.

"Hiện nay, không ít doanh nghiệp đang tư duy theo hướng đã là gạo ngon nhất thế giới thì hãy cứ giữ như thế là hoàn toàn không đúng. Xã hội luôn vận động, mọi thứ đều có thể thay đổi, con người luôn theo xu hướng phát triển để được sử dụng những sản phẩm tốt hơn đó mới là xu hướng tiêu dùng. Vì vậy, muốn xây dựng thương hiệu, muốn có chỗ đứng vững chắc trong thị trường thì phải thay đổi từ trong tư duy, trong cách nghĩ của người kinh doanh", ông Thủy nhấn mạnh.

Câu chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh và bài học xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt
Để bảo vệ được thương hiệu của sản phẩm bản thân doanh nghiệp phải đánh giá được giá trị sản phẩm của mình đang tham gia vào chuỗi cung ứng.
Đến câu chuyện bảo hộ thương hiệu

Trong công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng thì phải đảm bảo về tính ổn định: “Một giống cây được coi là ổn định nếu các tính trạng liên quan của nó duy trì bất biến sau các quá trình nhân giống liên tiếp hoặc vào thời điểm kết thúc mỗi chu trình nhân giống trong trường hợp nhân giống theo chu trình cụ thể.” Để tạo ra một sản phẩm của cây trồng nông nghiệp phụ thuộc đều vào các yếu tố: Thổ nhưỡng, nước, khí hậu còn giống chỉ là mức độ. Nếu ba yếu tố đất, nước và khí hậu kia không tốt thì chất lượng sản phẩm sẽ mất đi.

Chuyên gia Hoàng Trọng Thủy cho biết, theo Luật trồng trọt và Luật Cây trồng quốc tế mà Việt Nam đã ký kết thì tất cả cây trồng là tự nhiên và con người được thụ hưởng các thành quả của cây trồng, đó là giá trị nhân văn. Không có ai, hay doanh nghiệp nào độc quyền được cây trồng, cho nên gạo ST25 là sản phẩm của giống lúa ST25. Trong khi đó, Việt Nam đã ký kết vào Luật Cây trồng quốc tế, đương nhiên tất cả mọi người được thụ hưởng sản phẩm của giống lúa ST25.

Bất cứ một ngành kinh tế nào khi tăng trưởng đều đặt mục tiêu với cỗ xe tam mã: Đầu tư sản xuất – Tiêu dùng – Xuất khẩu. Việt Nam là một đất nước xuất khẩu nông sản thế nhưng sản phẩm gạo của chúng ta vẫn nằm trong chiến lực dài hạn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050. Trong khi đó việc tạo ra giá trị gia tăng đều nằm ở khâu xuất khẩu.

Trong kinh doanh, một doanh nghiệp nhạy bén khi muốn đưa sản phẩm vào thị trường mới cần phải “nhập gia tùy tục”. Người nước ngoài, với tâm lý của người sử dụng họ chỉ mua theo thương hiệu, giá trị dinh dưỡng, hạn sử dụng,bởi giá cả ở đó đã được kiểm soát chặt chẽ. Doanh nghiệp Việt Nam mới bước vào, lạ lẫm, không phải nơi chính danh, chưa hiểu được tâm lý, thị hiếu tiêu dùng, bản sắc văn hóa của người dân bản địa thì chắc chắn không tránh khỏi tổn thất.

Ngoài ra, điều quan trọng nhất của tiêu thụ sản phẩm là: Sản phẩm, hệ thống phân phối và nguồn nhân lực. Đó là 3 yếu tố làm nên thành công của bán hàng, trong đó hệ thống phân phối đóng vai trò quyết định. Vì thế, khi doanh nghiệp nước ngoài đăng ký bảo hộ cho gạo ST25 bản thân họ đã có những kênh phân phối giúp nâng tầm hạt gạo của Việt Nam trên thế giới, tăng giá trị gia tăng, mang lại lợi ích của quốc gia, lợi ích cho doanh nghiệp xuất khẩu và lợi ích của người nông dân sẽ được hài hòa.

Theo Chuyên gia hoàng Trọng Thủy, điều quan trọng nhất mà các doanh nghiệp Việt hiện nay đang quan tâm phải làm sao để bảo vệ được thương hiệu nông sản nói riêng và thương hiệu sản phẩm của Việt Nam nói chung? Để bảo vệ được thương hiệu của sản phẩm bản thân doanh nghiệp phải đánh giá được giá trị sản phẩm của mình đang tham gia vào chuỗi cung ứng. Doanh nghiệp phải xây dựng thương hiệu, đăng ký tên gọi, nhãn mác bao bì. Từ đó giúp người tiêu dùng nhận biết mạch lạc, chính danh hơn, xây dựng niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm. Chúng ta cần có một chiến lược phát triển ngành hàng. Phải có phương hướng từ sản nguyên liệu sang phát triển sản xuất, tối ưu hóa sản phẩm mức độ cao nhất để mới tạo ra gia trị sinh lời. Từ đó doanh nghiệp sẽ từng bước xây dựng thương hiệu.

Câu chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh và bài học xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt
Quy hoạch vùng tạo điều kiện cho nông sản Việt Nam có tính chuyên môn hóa cao, mang lại giá trị kinh tế lớn.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần có quy hoạch vùng sản xuất cụ thể, nghiên cứu thêm nhiều tính năng nhằm thích nghi với nhiều điều kiện tự nhiên khác nhau của giống cây trồng có như vậy doanh nghiệp mới có được chỗ đứng trên thị trường và xây dựng thương hiệu. Từ đó, thuyết phục được thị trường, thuyết phục được người tiêu dùng và trên hết có đạt được đích đến là đưa sản phẩm vào được các thị trường khó tính như hiện nay. Nhất là trong thời điểm việc bảo hộ sản phẩm đang còn gặp nhiều khó khăn từ trong chính quy định pháp luật của Việt Nam.

Có bao nhiêu doanh nghiệp sản xuất nông sản Việt nhớ được câu chuyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”?

Trên chặng đường xây dựng và bảo vệ thương hiệu Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy đã liên tưởng đến câu chuyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. Theo câu truyện này để cưới được công chúa Mị Nương vua Hùng đã đưa ra yêu cầu ai dâng được sản vật quý hiếm và đến sớm thì sẽ cưới được công chúa và được truyền ngôi báu. Sơn Tinh đến sớm và đã dâng lên vua Hùng những sản vật vật quý hiếm như: voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao…đây là những sản phẩm quá hiếm, quá đặc biệt so với cá Chim, Thu, Nhụ…của Thủy Tinh nên đã cưới được công chúa.

Áp dụng câu truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh vào cuộc đua trong xây dựng thương hiệu và hội nhập, 2 điều kiện trong câu chuyện đó cho thấy muốn phát triển thị trường, muốn xây dựng thương hiệu bền vững trong lòng người tiêu dùng, trước hết phải có của hiếm, của khác lạ và phải đi trước làm tiên phong. Để phát triển được thương hiệu gạo Việt Nam nói riêng và nông sản Việt nói chung trên thị trường thế giới là bài toán cần có sự chung tay, định hướng từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công thương để đi tìm lời giải.

Nông sản Việt Nam đến gần với người tiêu dùng Nhật Bản Nông sản Việt Nam đến gần với người tiêu dùng Nhật Bản
Vải thiều Việt Nam gây “sốt” tại Hà Lan Vải thiều Việt Nam gây “sốt” tại Hà Lan
Xây dựng thương hiệu sầu riêng Việt Nam tại thị trường quốc tế Xây dựng thương hiệu sầu riêng Việt Nam tại thị trường quốc tế
Linh Hương - Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xây dựng trường học hạnh phúc vì tầm vóc Việt

Xây dựng trường học hạnh phúc vì tầm vóc Việt

“Trường học hạnh phúc là nơi mà học sinh muốn đến học, giáo viên muốn đến dạy, còn phụ huynh thì luôn muốn đưa con mình đến trường”. Đó là khái niệm đơn giản nhất về “Trường học hạnh phúc” mà GS. TS. Nguyễn Khánh Diệu Hồng - Tổng hiệu trưởng Việt Nam Hệ thống TH School, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân Lực - Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) chia sẻ trong chương trình Vì tầm vóc Việt - phát sóng trên kênh VTV1 ngày 23/3/2024.
TH School - trường học đầu tiên của Việt Nam lan tỏa mô hình Hạnh phúc nổi tiếng bậc nhất ở Harvard

TH School - trường học đầu tiên của Việt Nam lan tỏa mô hình Hạnh phúc nổi tiếng bậc nhất ở Harvard

Đã có hàng trăm doanh nghiệp lớn trên thế giới, hàng nghìn trường học, tổ chức phát triển bền vững triển khai và nhân rộng mô hình có tên SPIRE - bao gồm 5 yếu tố mang lại hạnh phúc nội tại cho mỗi cá nhân. Ở Việt Nam, TH School cùng Tập đoàn TH là những tổ chức tiên phong áp dụng SPIRE như một giải pháp tổng thể giúp học sinh, giáo viên, phụ huynh, cán bộ nhân viên và cộng đồng khám phá hạnh phúc đích thức và phát triển bản thân mỗi ngày.
Quảng bá tiềm năng, thế mạnh, thương hiệu tôm Việt Nam

Quảng bá tiềm năng, thế mạnh, thương hiệu tôm Việt Nam

Với chủ đề “VietShrimp 2024 - Đồng hành cùng người nuôi tôm”, Hội chợ Triển lãm Quốc tế công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 5 năm 2024 là một sự kiện có ý nghĩa thiết thực, góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh, thương hiệu tôm Việt Nam đến với đối tác trong và ngoài nước.
Tỏi Lý Sơn liên tục mất giá: Giải bài toán tiêu thụ nông sản bằng cách nào?

Tỏi Lý Sơn liên tục mất giá: Giải bài toán tiêu thụ nông sản bằng cách nào?

Tỏi là cây trồng chủ lực, được ví như "vàng trắng" của nông dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Tuy nhiên những năm gần đây, tỏi liên tục mất mùa, khiến việc trồng tỏi của hàng nghìn nông dân ở huyện đảo trở nên vô cùng khó khăn.
Số hóa gần 10.000 cây sầu riêng hướng đến phát triển ngành hàng sầu riêng bền vững

Số hóa gần 10.000 cây sầu riêng hướng đến phát triển ngành hàng sầu riêng bền vững

Triển khai số hoá gần 10 nghìn cây sầu riêng nhằm thúc đẩy vai trò tiên phong của thanh niên trong chuyển đổi số nông nghiệp, xây dựng và phát triển bền vững cây sầu riêng tại Đắk Lắk; tạo đầu ra ổn định và nâng cao giá trị cây sầu riêng đối với thị trường trong và ngoài nước.
Một triệu hecta lúa chất lượng cao: Xây dựng hình ảnh ngành lúa gạo Việt "minh bạch, trách nhiệm, bền vững"

Một triệu hecta lúa chất lượng cao: Xây dựng hình ảnh ngành lúa gạo Việt "minh bạch, trách nhiệm, bền vững"

"Đề án phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" sẽ được triển khai tại 12 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Lợi ích của việc ứng dụng công nghệ vào xây dựng thương hiệu ngành may mặc

Lợi ích của việc ứng dụng công nghệ vào xây dựng thương hiệu ngành may mặc

Sáng 15/3, VITAS phối hợp Công ty TNHH C.S.P tổ chức Hội thảo Giải pháp kỹ thuật số Style3D cho ngành may mặc.
Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam: Còn nhiều việc phải làm

Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam: Còn nhiều việc phải làm

Trong những năm qua, Việt Nam luôn nằm trong nhóm dẫn đầu về xuất khẩu gạo, nhưng để trở thành thương hiệu mạnh và nói đến gạo là nghĩ ngay đến Việt Nam thì còn rất nhiều việc phải làm.
Bình Phước có thêm 27 mã số vùng trồng sầu riêng, kỳ vọng “mở cửa lớn” vào thị trường Trung Quốc

Bình Phước có thêm 27 mã số vùng trồng sầu riêng, kỳ vọng “mở cửa lớn” vào thị trường Trung Quốc

Tỉnh Bình Phước vừa có thêm 27 mã số vùng trồng sầu riêng được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp phép, nâng tổng số mã vùng trồng của tỉnh lên 65, đây là tiền đề để sầu riêng Bình Phước bước ra biển lớn.
Cách nào để chè Việt mở rộng miếng bánh thị phần?

Cách nào để chè Việt mở rộng miếng bánh thị phần?

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu chè ước đạt 20 nghìn tấn, trị giá 35 triệu USD, tăng 50,9% về lượng và tăng 53,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Theo các chuyên gia, thời gian tới ngành chè cần đầu tư chế biến sâu, nâng cao chất lượng để mở rộng miếng bánh thị phần.
Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Đạt giải gạo ngon nhất thế giới, luôn giữ vị trí hàng đầu thế giới về sản lượng gạo xuất khẩu…, song thương hiệu gạo Việt vẫn rất mờ nhạt tại hầu hết các thị trường trên thế giới. Việc xây dựng được thương hiệu sẽ giúp cho hạt gạo Việt có cơ hội vào các thị trường lớn.
Ấn tượng bộ nhận diện thương hiệu Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024

Ấn tượng bộ nhận diện thương hiệu Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024

Vừa qua Ban tổ chức đã công bố biểu trưng và khẩu hiệu Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 mang âm hưởng hào hùng và những màu sắc đặc trưng vùng Tây Bắc.
Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 498,13 tỉ USD, tăng 1 bậc

Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 498,13 tỉ USD, tăng 1 bậc

Theo báo cáo từ Brand Finance, giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 498,13 tỷ USD vào năm 2023, xếp thứ 33/121 quốc gia, tăng thêm một thứ bậc so với năm 2022.
Sơn La xây dựng thương hiệu để đưa nông sản vươn xa

Sơn La xây dựng thương hiệu để đưa nông sản vươn xa

Cùng với đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản, Sơn La chú trọng phát triển nhãn hiệu, thương hiệu các sản phẩm nông sản. Đến nay, nhiều sản phẩm nông nghiệp mang thương hiệu Sơn La đã khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và trên thế giới.
Hành trình số 1 thế giới của hạt gạo Việt Nam

Hành trình số 1 thế giới của hạt gạo Việt Nam

Năm 2023, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt mức kỷ lục, ước đạt gần 8,3 triệu tấn và 4,78 tỷ USD về trị giá. Cùng với đó, hạt gạo Việt Nam một lần nữa được trao giải gạo ngon nhất thế giới.
Trà Vinh đầu tư vào chuỗi sản xuất chế biến để nâng nâng tầm giá trị cây dừa

Trà Vinh đầu tư vào chuỗi sản xuất chế biến để nâng nâng tầm giá trị cây dừa

Tỉnh Trà Vinh đã qui hoạch vùng trồng dừa và đặt mục tiêu phát triển diện tích vườn dừa đạt khoảng 30.000 ha vào năm 2030. Ngành nông nghiệp tỉnh và các địa phương đã triển khai chương trình hỗ trợ nông dân liên kết cùng các doanh nghiệp trồng dừa hữu cơ, phát triển thêm cây dừa sáp đặc sản. Tỉnh xây dựng các dự án mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào chuỗi sản xuất chế biến ngành dừa để nâng cao chuỗi giá trị cây dừa trong tỉnh.
Quả dâu tây Cò Nòi đã có thương hiệu

Quả dâu tây Cò Nòi đã có thương hiệu

Quả dâu tây được trồng ở Cò Nòi sau nhiều năm đã có thương hiệu và đang được mở rộng ra khỏi vùng trồng và bán tới tay rất nhiều khách hàng ở 2 thành lớn là Hà Nội và TPHCM.
Việt Nam có 5 doanh nghiệp trúng thầu cung cấp gạo cho Indonesia: Tự hào thương hiệu gạo Việt

Việt Nam có 5 doanh nghiệp trúng thầu cung cấp gạo cho Indonesia: Tự hào thương hiệu gạo Việt

Cuối tháng 6/2023, hai DN sản xuất và xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam xuất khẩu thành công sản phẩm gạo sang châu Âu và Nhật Bản, cũng năm 2023 gạo ST25 của Việt Nam được nhận giải gạo ngon nhất thế giới, đầu năm 2024, 5 doanh nghiệp của Việt Nam trúng thầu cung cấp gạo cho Indonesia. Những điều đó giúp khẳng định gạo Việt ngày càng được nâng tầm giá trị, “cất tiếng nói” mạnh mẽ trên thế giới.
Xây dựng thương hiệu mai vàng Bình Lợi bằng công nghệ 4.0

Xây dựng thương hiệu mai vàng Bình Lợi bằng công nghệ 4.0

Mai vàng là sản phẩm chủ lực của xã Bình Lợi huyện Bình Chánh (TP.HCM). Những năm qua dù tình hình kinh tế khó khăn nhưng mai vàng Bình Lợi vẫn có được đầu ra nhờ áp dựng công nghệ 4.0 vào quảng bá sản phẩm.
Đào Đình Bảng khẳng định thương hiệu trong lòng người chơi đào gần xa

Đào Đình Bảng khẳng định thương hiệu trong lòng người chơi đào gần xa

Làng trồng đào Đình Bảng (thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) chỉ cách trung tâm TP Hà Nội 17 km đã trở thành địa chỉ mua đào của người dân Thủ đô và các vùng lân cận.
Phê duyệt cây dừa là cây công nghiệp chủ lực quốc gia: Nâng cao vị thế, tầm vóc ngành dừa Việt Nam

Phê duyệt cây dừa là cây công nghiệp chủ lực quốc gia: Nâng cao vị thế, tầm vóc ngành dừa Việt Nam

Cây dừa vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt trở thành cây công nghiệp chủ lực Quốc gia, điều này sẽ mang lại vị thế, tầm vóc, ngành dừa Việt Nam nói chung, tỉnh Bến Tre nói riêng được nâng lên tầm cao mới kể cả trong nước và Quốc tế.
Nâng tầm nghề trồng mai cảnh ở Kỳ Nam

Nâng tầm nghề trồng mai cảnh ở Kỳ Nam

Mai vàng Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) là cây bản địa đã chinh phục được người tiêu dùng bởi sự độc đáo, quý phái. Những năm qua, TX Kỳ Anh đã có nhiều chính sách xây dựng thương hiệu cho cây mai vàng đặc biệt này.
Cần tạo không gian để nâng tầm giá trị cây hành, tỏi Kinh Môn

Cần tạo không gian để nâng tầm giá trị cây hành, tỏi Kinh Môn

Nhắn gửi đến các bạn khởi nghiệp và các doanh nghiệp tại thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, chúng ta còn không gian để nâng tầm giá trị của nông sản, mà ở đây là hành tỏi.
Giải pháp nào “giữ chân” cây xoài cát Hòa Lộc?

Giải pháp nào “giữ chân” cây xoài cát Hòa Lộc?

Gần đây có một số nhà vườn phá bỏ vườn cây xoài cát Hòa Lộc để trồng cây sầu riêng, cây mít đang có hiệu quả kinh tế rất cao. Trước thực tế đó, chính quyền và ngành nông nghiệp địa phương đang tìm giải pháp “giữ chân” cây đặc sản này.
Dư địa phát triển làng nghề của Hà Nội là rất lớn

Dư địa phát triển làng nghề của Hà Nội là rất lớn

Hà Nội là nơi tập trung số lượng làng nghề lớn nhất trong cả nước, song các làng nghề của Hà Nội chưa phát huy được thế mạnh. Thời gian tới Hà Nội sẽ triển khai nhiều giải pháp nhằm đưa sản phẩm làng nghề ra thị trường thế giới.
Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam là nhiệm vụ lớn cần làm

Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam là nhiệm vụ lớn cần làm

Đó là khẳng định của ông Phùng Văn Thành, Tham tán thương mại Việt Nam tại Philippines chia sẻ tọa đàm "Giải pháp đường dài cho xuất khẩu gạo" tổ chức ngày 9/1, tại TP.HCM.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động