![]() |
Câu chuyện lô mắc ca đầu tiên xuất sang Nhật, cây mắc ca làm giàu và “rủi ro” từ việc trồng tràn lan |
Xuất khẩu lô mắc ca đầu tiên sang Nhật
Chiều 9/11 tại huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk) đã diễn ra Lễ xuất khẩu container mắc ca Krông Năng chính ngạch đầu tiên sang thị trường Nhật Bản.
Lô hàng gồm hơn 2.200 thùng sản phẩm hạt mắc ca sấy, tổng trọng lượng hơn 6 tấn do Công ty cổ phần Damaca Nguyên Phương ký hợp tác phân phối độc quyền tại thị trường Nhật Bản với đối tác Công ty Olty Co., Ltd. (Công ty chuyên về xuất nhập khẩu và cung cấp thiết bị cho các siêu thị Nhật Bản)
Lễ xuất khẩu được tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh sản phẩm mắc ca của huyện; giúp các các nhà đầu tư, doanh nghiệp trên địa bàn huyện kết nối, hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp lớn trong nước và thế giới để tiêu thụ sản phẩm nông sản.
Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk cho biết, Nhật Bản là một trong những thị trường tiêu thụ mắc ca lớn trên thế giới. Việc xuất khẩu chính ngạch thành công sản phẩm mắc ca sang thị trường Nhật Bản sẽ là tiền đề để mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk nói chung, huyện Krông Năng nói riêng tiếp cận thị trường thế giới.
Ông Otsuka Tokuro, Giám đốc Công ty Olty Co., Ltd. cho hay, thị trường Nhật Bản chủ yếu đang bán các sản phẩm mắc ca bóc vỏ có tẩm gia vị, phần lớn xuất xứ từ châu Úc. Nhận thấy sản phẩm cùng chủng loại chưa lưu hành, Công ty đã mang hạt mắc ca Việt Nam cho khách hàng dùng thử và nhận được phản hồi tích cực.
Sau khi nhập trước một số lượng nhỏ để đánh giá thị hiếu thị trường, Công ty Olty Co., Ltd và Công ty cổ phần Damaca Nguyên Phương đi đến ký kết để xuất khẩu lô container hạt mắc ca đầu tiên.
Ngày 1/12 tới đây, sản phẩm mắc ca sẽ được bán tại 180 chuỗi siêu thị lớn trên khắp lãnh thổ Nhật Bản. Dự kiến tháng 2/2023, Công ty Olty sẽ đưa hạt mắc ca Việt Nam tham gia buổi triển lãm về thực phẩm lớn nhất tại Nhật Bản, đồng thời giới thiệu tới nhiều nhà bán lẻ khác trên khắp lãnh thổ Nhật Bản.
![]() |
Lô mắc ca đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch sang Nhật |
Mắc ca là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao. Hạt Mắc ca có hàm lượng dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, đặc biệt thích hợp trong chế biến thực phẩm. Nhân hạt có mùi thơm nhẹ, có thể dùng làm nhân bánh ngọt, nhân chocolate, kem, bánh hộp, hoặc ăn trực tiếp ở dạng đồ hộp rất được ưa chuộng ở Mỹ, châu Âu. Mắc ca được trồng chủ yếu tại Đăk Lăk, Lâm Đồng (Di Linh, Bảo Lộc, Đơn Dương, Lâm Hà)...
Tháng 3/.2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Phát triển bền vững mắc ca giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 nhằm xây dựng thành ngành hàng phát triển bền vững, theo chuỗi giá trị sản phẩm từ trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đề án đặt mục tiêu đến năm 2030, sản lượng mắc ca chế biến đạt khoảng 130.000 tấn và đạt khoảng 500.000 tấn vào năm 2050. Đến năm 2030, sản lượng xuất khẩu mắc ca đạt khoảng 400 triệu USD và đến năm 2050 đạt 2,5 tỷ USD.
Mắc ca, cây làm giàu
Sinh ra trong một gia đình thuần nông tại xã Chi Lăng, huyện Tràng Định, vào năm 1983, bà Bư lập gia đình và sinh sống tại thị trấn Thất Khê. Được biết, trước khi dành tâm huyết đối với cây macca, do cuộc sống gia đình còn khó khăn, bà Bư đã phải bươn trải bằng nghề làm đậu phụ. Tuy nhiên, thu nhập từ nghề này không cao và bấp bênh.
Trong một lần được bạn bè đi làm ăn xa trở về giới thiệu về cây macca, bà đã tìm hiểu và đi tham quan học tập kinh nghiệm ở một số tỉnh, sau đó bà mạnh dạn quyết định kết hợp với hộ dân có diện tích đồi rừng lớn ở thôn Bó Mịn, xã Bắc Hùng, huyện Văn Lãng trồng cây macca.
![]() |
Bà Bư cho biết: Với số tiền dành dụm được và vay vốn của bạn bè, người thân, cuối năm 2014, tôi bắt đầu trồng cây macca với diện tích 7 ha với 2.000 gốc macca. Để trồng cây macca phải bỏ vốn rất lớn, chi phí về cây giống cao (100.000 đồng/cây giống). Vì vậy để đảm bảo hiệu quả, tôi phải liên hệ các cơ sở cung cấp cây giống có uy tín và đầu tư hệ thống tưới nước hiện đại để chăm sóc cây.
Qua 4 năm trồng và chăm sóc, cây macca phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng ở xã Bắc Hùng, đến năm 2018, cây bắt đầu bói quả, lứa đầu tiên sản lượng đạt 6 tạ quả macca. Đến năm 2019, bà thu hoạch hơn 2 tấn quả và năng suất tăng dần lên trong những năm sau. Vụ thu hoạch macca năm 2021, gia đình bà thu được 19 tấn quả và 10 tấn hạt, thu lợi trên 700 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí.
Được biết, bình quân mỗi héc ta trồng được 300 đến 400 cây macca, trung bình một cây cho thu về 20 đến 30kg quả, với những cây đã được trồng lâu năm, năng suất sẽ đạt cao hơn nếu được chăm sóc tốt. Thị trường tiêu thụ macca rất thuận lợi với giá bán quả trung bình đạt 35 đến 50.000 đồng/kg; giá bán hạt từ 60 đến 90.000 đồng/kg.
Thu nhập ròng 120 triệu đồng/ha
Theo UBND huyện Krông Năng, cây mắc ca được triển khai trồng ở huyện từ những năm 2003 theo mô hình trồng khảo nghiệm do Tổng cục Lâm nghiệp đầu tư tại xã Đliê Ya và Phú Lộc với hình thức xen canh trong vườn cà phê với diện tích xấp xỉ 4ha.
Đến nay, diện tích mắc ca ở huyện hơn 2.363ha (khoảng hơn 250ha trồng tập trung, còn lại trồng xen). Trong đó, diện tích cho sản phẩm khoảng hơn 1.000ha, năng suất ước đạt 17,9 tạ/ha, sản lượng ước đạt hơn 1.700 tấn.
Với giá mắc ca từ 95.000 đến 105.000 đồng/kg hạt tươi, thu nhập của nông hộ sau khi trừ chi phí chăm bón vào khoảng 120 triệu đồng/ha. Với lô hàng xuất khẩu chính ngạch đầu tiên, sản phẩm mắc ca sẽ có đầu ra tốt, giá cả sẽ cao hơn và thu nhập của nông dân sẽ tăng lên.
Rủi ro của việc trồng tràn lan
Tại Hội nghị tổng kết phát triển cây mắc ca và định hướng giải pháp trong thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định cây mắc ca giúp dân làm giàu, góp phần ổn định an ninh quốc phòng nhưng cần quản lý tốt về giống, về quy hoạch để tránh những tác động tiêu cực…
Hiện nay diện tích đã rất tăng rồi, cần tăng bao nhiêu chứ không để tăng vô cùng tận. Chúng ta phải có tính toán về nhu cầu để mở rộng thị trường, đảm bảo quyền lợi cho người dân, người sản xuất", Thủ tướng chỉ đạo.
Được mệnh danh là "hoàng hậu của các loại hạt khô", nhiều chủ trang trại, nông dân phát triển “nóng” với mong muốn làm giàu từ mắc-ca. Chính vì vậy, sau 5 năm quy hoạch, đến nay cả nước đã có 23 tỉnh trồng với diện tích trên 16,5 nghìn ha mắc ca. Trong đó, 9 tỉnh nằm trong quy hoạch ở 2 vùng Tây Bắc và Tây Nguyên trồng trên 15,4 nghìn ha, tăng 55% diện tích so với quy hoạch.
Đáng quan ngại, nhiều người dân đã không ngần ngaị chặt bỏ hàng loại cây truyền thống để trồng mắc ca, song sau nhiều năm dù đã đến thời kỳ thu hoạch nhưng mắc ca lại không ra quả, có nơi ra quả nhưng lại không đều dù cùng trồng, cùng chăm sóc như nhau.
![]() |
Mắc ca được mệnh danh là "hoàng hậu của các loại hạt khô" |
Theo thống kê của Phòng NN&PTNT huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, toàn huyện có hơn 1.200ha mắc ca các loại. Tuy nhiên, tỉ lệ mắc ca ra quả trong một vườn không đồng đều, chiếm từ 30-60%. Năng suất của mắc ca còn thấp, chưa ổn định, mỗi cây cho quả dao động từ 1-4kg. Thậm chí, nhiều cây mắc ca ra hoa nhiều, nhưng tỉ lệ đậu quả vẫn thấp hoặc không đậu quả. Trong cùng một vườn, số cây ra hoa, kết trái chỉ chiếm 50-60% và thường không ổn định.
Một trong những nguyên nhân cây ra qủa kém hiệu quả là do công tác quản lý giống cây mắc ca tại một số địa phương còn lỏng, vẫn có hiện tượng kinh doanh giống không nguồn gốc, chất lượng không đảm bảo. Mặt khác điều kiện, thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp; Yêu cầu về địa hình, thổ nhưỡng của mắc ca có giới hạn trong khi đó người dân phát triển ồ ạt không theo quy hoạch cũng đã dẫn đến hiệu quả không cao. Ngoài ra, tập quán sản xuất còn lạc hậu, khả năng tiếp cận kỹ thuật của người dân còn hạn chế; Các quy trình kỹ thuật hiện tại cũng không phù hợp với thực tiễn sản xuất theo từng vùng, từng giống, từng loại hình canh tác dẫn đến nhiều nơi trồng hiệu quả không cao.
Ông Hà Công Tuấn, thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cho biết cây mắc ca đã được du nhập vào trồng ở Việt Nam từ năm 1994. Quy hoạch phát triển cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020, tiềm năng phát triển đến năm 2030 đặt mục tiêu đến năm 2020 tổng diện tích trồng mắc ca tại vùng Tây Bắc và Tây Nguyên khoảng 10.000ha, tiềm năng phát triển đến năm 2030 khoảng 35.000ha. Sau 5 năm thực hiện, đến nay cả nước có 23 tỉnh đã trồng cây mắc ca với diện tích 16.554ha, trong đó 9 tỉnh ở 2 vùng Tây Bắc và Tây Nguyên trồng được 15.440ha, tăng 55% diện tích so với quy hoạch; 14 tỉnh khác chưa có trong quy hoạch đã trồng được 1.114ha. Về sản lượng, năm 2020 các tỉnh dự kiến thu hoạch 6.570 tấn hạt tươi, tăng gần 24,5 lần so với năm 2015 (269 tấn). Với giá bán sản phẩm dạng hạt sấy khoảng 200 triệu đồng/tấn như hiện nay, ước tính 3.942 tấn hạt sấy sẽ mang lại giá trị 788 tỉ đồng (trong đó khoảng 60% xuất khẩu, còn lại phục vụ tiêu dùng trong nước). Về giống, đến nay Bộ NN-PTNT đã công nhận được 13 giống mắc ca đưa vào sản xuất, trong đó có 3 giống quốc gia và 10 giống tiến bộ kỹ thuật. |