Mứt Tết - Nét đẹp truyền thống và những lưu ý khi thưởng thức Những thực phẩm "kẻ thù" của người bị đau nhức xương khớp trong ngày Tết Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan |
Có những món ăn là đặc sản ngày Tết được rất nhiều người ưa chuộng. Trong đó Gỏi bò tái, cá sống hay tiết canh, thịt bò nhúng, hải sản tươi sống nhúng sốt… luôn là các món khoải khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, đây lại là những món ăn chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng, virus nhiều số một.
Rau sống
Rau sống hoặc các thực phẩm như nước ép rau củ sống cũng tiềm ẩn nguy cơ truyền nhiễm ký sinh trùng cho người ăn. Một số loại rau ăn sống như rau muống chẻ, rau diếp cá, rau má, lá cải, không rửa sạch rất dễ nhiễm ký sinh trùng.
Thực tế, các loại rau trồng dưới đất, dưới nước nên dễ nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng, chưa kể nhiều nơi nước thải ô nhiễm hoặc được tưới bằng phân tươi. Vì vậy, nguyên tắc đơn giản là rửa sạch rau trước khi chế biến. Bản chất ký sinh trùng không phải vi trùng, vi khuẩn mà là trứng giun, trứng sán, thậm chí con giun, con sán, nên khi rửa dưới vòi nước sạch sẽ trôi hết.
Gỏi cá
Các nghiên cứu cho thấy có khoảng 50 loại giun sán ký sinh được tìm thấy ở thủy sản, một số loại có thể gây chết người. Trứng giun sán trên sông biển ao hồ, trung chuyển qua ốc, tôm, cua rồi ẩn sâu vào thịt cá. Do đó, người ăn gỏi cá có khả năng nhiễm ký sinh trùng rất cao.
Nem chua
Ăn nem chua không đảm bảo vệ sinh có thể gây ra ngộ độc và nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Nem chua là món ăn bổ dưỡng và ngon miệng. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến và bảo quản, món này mang rất nhiều rủi ro cho người ăn.
Nem làm từ thính, thịt tươi và đa phần được làm thủ công bởi phương pháp lên men tự nhiên. Trong quá trình chế biến, nếu không bảo đảm được vô trùng, món này rất dễ bị nhiễm khuẩn. Thính và thịt nếu để quá hạn và gặp môi trường ẩm cũng rất dễ tạo ra nấm mốc và vi khuẩn độc hại.
Những vi khuẩn này thường chỉ được tiêu diệt khi nấu chín. Do đó, không thể diệt được các vi khuẩn, virus gây bệnh và các ký sinh trùng đường ruột nên dễ trở thành nguyên nhân gây ra bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm tức thời.
Nếu bị mắc phải ấu trùng sán lợn có thể gây ra các bệnh nguy hiểm ở vị trí kén ký sinh như lồi nhãn cầu khi ký sinh ở mắt, rối loạn nhịp tim khi ký sinh ở cơ tim, nhức đầu, động kinh, rối loạn tâm thần, rối loạn thị giác, giảm trí nhớ khi ký sinh ở não.
Thịt tái
Bác sĩ Lê Văn Thiệu, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết sán dây bò thường ký sinh trong thịt nạc, nội tạng động vật. Bởi vậy, các món từ thịt, nội tạng bò, lợn nếu không được nấu chín có nguy cơ cao nhiễm ký sinh trùng, phổ biến như phở bò tái, bò tái nhúng lẩu, bò bít tết tái...
Con bò hay lợn khỏe mạnh, vi sinh vật không nhiễm trong thịt mà ở đường tiêu hóa. Bởi vậy, khi giết mổ, cần đảm bảo bộ phận tiêu hóa của bò hay lợn không bị vỡ ra, vi sinh vật sẽ không chui từ đường tiêu hóa ra ngoài. Nói cách khác, quy trình giết mổ sạch cho ra thịt sạch.
Tuy nhiên, nhìn chung, bạn thường không biết được nguồn gốc thịt khi mua. Vì vậy, bác sĩ Thiệu khuyên cẩn trọng nếu ăn thịt bò tái, bởi có nguy cơ nhiễm các ký sinh trùng như sán dải bò (sán xơ mít), sán lá gan. Các ký sinh trùng này có thể gây bệnh tại hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến ruột, gan và các cơ quan khác trong cơ thể.
Tiết canh
Một điều tra dịch tễ học của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho thấy có đến gần 70% bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn có giết mổ, ăn thịt lợn tái, tiết canh.
Theo một nghiên cứu, mỗi bát tiết canh là một "ổ bệnh" với trên dưới 10 loại vi khuẩn gây hại cho con người. Người ăn tiết canh lợn có khả năng nhiễm liên cầu lợn rất cao. Đây là món ăn khoái khẩu của nhiều người vào dịp Tết Nguyên đán.
Ngoài ra, ăn tiết canh các loại như vịt, dê, gà... người ăn còn có nguy cơ nhiễm tụ cầu khuẩn vàng, vi khuẩn Salmonella, virus viêm gan, ấu trùng sán lợn...
Bên cạnh đó, một trong những ký sinh trùng mà người ăn tiết canh gặp nhất là sán lá gan, giun móc, giun xoắn. Ăn tiết canh còn có thể gây nên bệnh sán não. Bệnh nhân mắc sán lợn sẽ bị động kinh, co giật là do sán chèn lên não, làm tổn thương vùng não. Nếu không được chữa trị kịp thời, khả năng tử vong rất cao.
Thịt lợn rừng
Heo rừng thường ăn các loại động thực vật sống trong rừng, không ít trong số đó có thể có độc, đặc biệt là các loại nấm độc. Cơ thể của chúng có thể thích nghi với các chất độc đó, nhưng thịt heo rừng khi con người ăn vào có thể sinh chứng thần kinh bất ổn, ăn thường xuyên có thể bị rối loạn hành vi. Chưa kể có thể bị nhiễm khuẩn khi ăn nội tạng của các loài động vật này.