Bí quyết tận hưởng lợi ích từ các loại hạt trong dịp Tết Hoa phi yến - Loại hoa được ưa chuộng ngày Tết nhưng chứa chất độc Bí quyết giữ gìn sức khỏe răng miệng cho trẻ trong dịp Tết |
Tết về, mỗi gia đình làm nhiều món ngon để cúng ông bà, đãi khách và gia đình sum vầy cùng nhau ăn uống.
Tuy nhiên, một số món ăn chứa nhiều tinh bột, đường, chất béo bão hòa dễ làm tăng đường huyết. Người bệnh nên dùng lượng vừa phải, kết hợp với các món ngon khác để ít ảnh hưởng đến đường huyết hơn. Lưu ý các món ăn truyền thống phổ biến trong ngày Tết dưới đây dễ làm tăng nhanh lượng đường trong máu.
Bánh chưng bánh tét
Bánh chưng, bánh tét chiên với thành phần chính là gạo nếp, nhân bánh đa dạng với đậu xanh, thịt heo, thịt mỡ, chuối sáp, dừa, đậu phộng. Trong đó, gạo nếp nằm trong nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, ăn nhiều làm tăng đường huyết. Chất béo bão hòa từ đồ chiên dễ gây tăng cân, thừa cân, tăng mỡ máu.
Không bỏ bữa
Việc bỏ bữa, dồn bữa... có thể gây tác động xấu đến đường huyết. Ví dụ như đói quá gây hạ đường huyết. Rồi sau đó, khi ăn quá no thì đường huyết lại tăng vọt. Hai trạng thái này đều gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì thế, người bệnh đái tháo đường cần duy trì lịch sinh hoạt, ăn uống như ngày thường, không bỏ bữa, dồn bữa.
Rượu bia
Không uống đồ uống có cồn chứa nhiều calo, đường. Người bệnh tiểu đường hạn chế uống rượu, bia vì có thể gây tăng hoặc giảm đường huyết do cản trở tổng hợp glycogen, ảnh hưởng đến chức năng gan, làm rối loạn chuyển hóa.
Người bệnh tiểu đường có thể uống bia nhưng không quá 1 lon hoặc người bệnh tiểu đường uống rượu vang nhưng không được uống quá nhiều (khoảng 148 ml rượu trong bữa ăn) có tác dụng ổn định mỡ máu, bảo vệ tim mạch. Nếu đã uống rượu thì nên kiểm tra đường huyết vào ban đêm vì lúc đó lượng đường trong máu hạ thấp, người bệnh có huyết áp cao nên ngừng uống.
Bánh thuẫn (bánh thửng)
Có hình dáng giống chiếc bánh cupcake, vị ngọt, thơm, bùi. Bánh được làm từ bột bình tinh, đường, dầu ăn, trứng vịt, trứng gà, gừng... Loại bánh này ngọt, có chỉ số đường huyết cao. Người bệnh tiểu đường không dùng quá nhiều bánh thuẫn trong ngày Tết vì có thể làm tăng đường huyết.
Hạn chế món chiên xào, ăn quá nhiều chất đạm
Các món xào, chiên, rán, nướng dùng nhiều dầu mỡ thường rất hấp dẫn và ngon miệng. Một số món xào hay sử dụng phủ tạng dễ làm lượng cholesterol máu tăng cao.
Lạp xưởng
Lạp xưởng là thực phẩm chế biến sẵn với thành phần gồm thịt nạc, thịt mỡ heo, đường, rượu, ruột heo... chứa nhiều đường và chất béo bão hòa. Người bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều món này.
Các món mứt
Các loại mứt thường được ướp với đường và rim (cách nấu nhằm cô đặc, làm mềm bằng lửa nhỏ trong thời gian dài) hoặc sên đường. Người bệnh tiểu đường nên hạn chế mứt trái cây, mứt ngũ quả.
Xôi
Xôi được chế biến từ gạo nếp, đường, muối, mỡ gà, đậu xanh. Lượng tinh bột đường nhiều trong món ăn này không có lợi cho người bệnh tiểu đường.
Người bị bệnh tiểu đường cần tập thể dục đều đặn và uống thuốc đúng chỉ định của bác sĩ để ổn định đường huyết, cho dịp Tết với cơ thể khỏe mạnh.
Nên cắm hoa gì trong dịp Tết để rước tài lộc vào nhà? |
Những người nên hạn chế ăn mứt |
Tết Nguyên đán - Di sản văn hóa đặc biệt |