Đĩa trái cây nên đặt bên phải hay bên trái bàn thờ mới đúng phong tục? 5 loại rau quả siêu rẻ nhưng "quét" mỡ cực tốt Hành lá: Gia vị quen, vị thuốc quý |
Trái cây có chứa một loại đường tự nhiên gọi là fructose. Khi chúng ta ăn fructose, gan sẽ nhanh chóng phân hủy nó, từ đó dẫn đến tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên, trái cây chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất vì thế nó có thể giúp làm chậm quá trình tiêu hóa đường cũng như ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến.
Những trái cây có hàm lượng đường huyết (GL) thấp là lựa chọn tốt nhất để cân bằng lượng đường trong máu. Vậy những loại trái cây nào tốt nhất cho người mắc bệnh đái tháo đường?
Lê
Quả lê có vị ngọt mát, ăn ngon đồng thời có chỉ số đường huyết là 38. Một quả lê nhỏ có khoảng 7g chất xơ, đáp ứng khoảng 20% lượng chất xơ hàng ngày mà cơ thể cần. Bạn nên ăn lê cả vỏ (nếu được trồng an toàn) vì lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất dưới lớp vỏ lê cao nhất.
Táo
Với chỉ số đường huyết là 39, táo cung cấp nhiều chất xơ. Ngoài ra, chúng còn có một lợi thế nữa là cung cấp vi khuẩn có lợi cho đường ruột và tăng cường lượng sắt trong cơ thể.
Quả anh đào
Anh đào có một trong những loại quả có GI thấp nhất, khoảng 20. Chúng chứa nhiều vitamin C, chất xơ, kali và chất chống oxy hóa. Vì chứa ít calo nên chúng cũng có thể hỗ trợ giảm cân cho bệnh nhân tiểu đường.
Ổi
Ổi được xếp nhóm trái cây có hàm lượng calo thấp nhưng chứa nhiều chất xơ, giàu vitamin C, chống oxy hóa, lutein, beta carotene (tiền chất của vitamin A) và khoáng chất. Ổi được mệnh danh như là trái táo của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
GI của loại này thấp, chỉ 12-24. 165 g ổi chứa 112 calo, 4,2 g protein, 24 g carbohydrate, 51,1 mg vitamin A, 376 mg vitamin C...
Mận
Mận có chỉ số GI là 29. Loại quả này cũng rất tốt cho người bị táo bón vì chúng là thuốc nhuận tràng tự nhiên hiệu quả. Chất xơ trong mận làm tăng khối lượng phân và giảm cholesterol.
Quả mơ khô
Quả mơ khô có thể là một sự lựa chọn hoàn hảo cho chế độ ăn kiêng cho bệnh tiểu đường. Chúng có chỉ số GI là 32, khá thấp. Hơn nữa, loại quả này cũng là nguồn cung cấp sắt, đồng, kali, vitamin A và E dồi dào.
Bơ
Bơ là một trong những nông sản được trồng nhiều ở nước ta với đa dạng loại. Trái bơ chín mềm, vị béo dẻo thơm, giàu chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa.
GI của bơ dưới 40. Một trái cỡ vừa chứa khoảng 240 calo, 13 g carbohydrate, 3 g protein, 22 g chất béo, 10 g chất xơ. Có nhiều cách để thưởng thức bơ như ăn trực tiếp, làm sinh tố bơ (bơ, sữa đặc, đá), bơ dầm, bơ với sữa chua, salad...
Bưởi
Loại trái cây họ cam quýt này có chỉ số đường huyết là 25. Các chất dinh dưỡng quan trọng như: vitamin C, chất chống oxy hóa, kali và chất xơ trong bưởi giúp duy trì chức năng tim khỏe mạnh, tốt cho tiêu hóa và khả năng miễn dịch.
Cam
Cam với GI khoảng 43, nằm trong nhóm trái cây có GI thấp. Trái cam mọng nước, giàu vitamin C, vị ngọt thanh được bán ở nhiều nơi và có thể cung cấp trong 4 mùa, tốt cho người tiểu đường. 153 g cam chứa 87 mg vitamin C, 18,2 g carbohydrate, 13,8 g đường...
Me
Me có chỉ số GI là 23. Me có nhiều chất xơ và chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: kali, sắt, B1, B2, C, K... Loại trái cây này cũng có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, có thể hỗ trợ bảo vệ chống lại các bệnh như ung thư, đái tháo đường và bệnh liên quan đến tim mạch.
Đào
Với chỉ số GI khoảng 42, đào là một loại trái cây giàu vitamin và các lợi ích sức khỏe khác. Chúng được cho là tốt cho tiêu hóa, sức khỏe tim mạch và làn da. Đào cũng cung cấp một lượng chất xơ và chất chống oxy hóa.
Dâu tây
Dâu tây là loại quả mọng có chỉ số GI là 41 và là một loại trái cây ăn nhẹ hoặc tráng miệng tuyệt vời được nhiều người ưa chuộng. Một cốc dâu tây có nhiều vitamin C hơn một quả cam. Chúng cũng là nguồn cung cấp chất xơ tốt và chứa polyphenol hoạt động như chất chống oxy hóa.
Ngoài dâu tây, các loại quả mọng khác như: Quả việt quất, quả mâm xôi… đều có chỉ số GI thấp phù hợp với người bệnh đái tháo đường.
Chanh dây
Chanh dây có chỉ số GI là 30 và nổi tiếng với tác dụng giảm cảm giác thèm đường cũng như tâm trạng thất thường. Ngoài ra, chanh dây còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, giảm lo lắng và là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa và chất xơ tốt.
Nghiên cứu cho thấy, chanh dây có hợp chất hoạt tính sinh học có thể cải thiện độ nhạy insulin. Bên cạnh đó, chúng còn có tiềm năng lớn trong việc giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh, trong đó có đái tháo đường.
Ngoài ra, theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngoài việc lựa chọn loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp, người bệnh đái tháo đường nên ăn nhiều loại trái cây khác nhau để nhận được nhiều chất dinh dưỡng khác nhau; Nên chọn trái cây tươi, hạn chế sử dụng trái cây sấy khô vì tỷ lệ đường cao; Ăn nguyên trái, nguyên múi, ăn cả vỏ bởi chất xơ có nhiều trong vỏ; Hạn chế uống nước ép vì dễ làm tăng đường huyết sau khi ăn…
Quả phật thủ kết hợp với mật ong giúp trị ho, bổ phổi, tiêu đờm cực tốt |
Húng chó - Rau gia vị, bài thuốc quý |
Su hào nhiều người chê nhạt nhẽo hóa ra giàu vitamin C hơn cả cam |