Hạn chế tối đa thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh: Phát huy lợi thế nghề nuôi trồng thủy sản Huyện Giao Thủy (Nam Định) triển khai phòng chống dịch trong nuôi trồng thủy sản mùa nắng nóng |
Để hạn chế tối đa các tác động tiêu cực và giảm thiểu thiệt hại do mưa bão, lũ cực đoan gây ra, các cơ sở nuôi trồng thủy sản cần chủ động thực hiện một biện pháp sau:
Các hộ nuôi trồng thuỷ sản cần theo dõi sát các yếu tố thời tiết mùa mưa bão. |
1. Trước khi có áp thấp nhiệt đới, mưa bão, lũ.
- Thu hoạch toàn bộ hoặc thu tỉa thủy sản nuôi khi đạt kích cỡ thương phẩm.
- Thường xuyên kiểm tra, gia cố bờ ao, đặt ống xả tràn, phát quang cây cối quanh bờ ao; nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy đảm bảo thoát nước tốt khi có mưa lớn.
- Bố trí neo đậu, kiểm tra, gia cố lại hệ thống dây neo, phao lồng; vệ sinh lồng bè thông thoáng; khi cần thiết, di chuyển lồng bè vào khu vực kín gió. Trường hợp không di chuyển được lồng bè cần che chắn mặt lồng bằng lưới có kích thước mắt lưới phù hợp để tránh thủy sản nuôi thoát ra ngoài.
- Chuẩn bị các trang thiết bị, hóa chất, nguyên nhiên vật liệu (lưới, đăng chắn, cọc tre, cuốc xẻng, máy phát điện, máy bơm, quạt nước, vôi, thuyền,…) để chủ động gia cố, sửa chữa hệ thống bờ ao, cống, lồng bè khi có tình huống xấu xảy ra.
- Chủ động gia cố nhà cửa, trang trại và các công trình phụ trợ đảm bảo an toàn khi có mưa bão.
Thường xuyên kiểm tra, xử lý khu vực nuôi trồng thủy sản mùa mưa bão. |
2. Biện pháp khắc phục sau mưa bão, lũ, áp thấp nhiệt đới
- Xả bớt nước tầng mặt để giảm lượng nước mưa trong ao, tiến hành quạt nước, sục khí để hạn chế sự phân tầng nước.
- Kiểm tra, xử lý các yếu tố môi trường nước đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép. Di chuyển lồng bè đến vùng nuôi có chất lượng nước phù hợp (nếu cần thiết).
- Treo túi vôi quanh lồng nuôi; sử dụng vôi bột, Dolomite để khử trùng, tăng pH và giảm độ đục của nước ao nuôi sau khi mưa, bão, lũ, ngập lụt (đặc biệt là diện tích nuôi ốc nhồi, ao nuôi có chất đất chua, phèn). Trường hợp môi trường nuôi bị ô nhiễm sử dụng thuốc, hoá chất và các sản phẩm xử lý môi trường để tiêu độc, khử trùng, cải thiện chất lượng nước.
- Bổ sung vitamin, khoáng, vi chất, men tiêu hóa,… vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho thủy sản nuôi; thường xuyên theo dõi diễn biến của các yếu tố môi trường và sức khỏe của vật nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu có thuỷ sản bị chết cần xử lý theo hướng dẫn của cơ quan quản lý, cán bộ thú y địa phương.
- Thống kê, báo cáo chính xác diện tích, mức độ thiệt hại với chính quyền địa phương (nếu có) theo quy định.
Xuất khẩu thủy sản có khả năng phục hồi kể từ quý IV/2023 |
Hòa Bình phát huy tiềm năng, thế mạnh nuôi trồng thủy sản |
Xác định nguyên nhân ban đầu khiến tôm hùm ở Phú Yên chết bất thường |