Kon Tum: 148 cây sâm Ngọc Linh giả được rao bán qua mạng bị tiêu hủy Các hợp chất saponin là đặc trưng chỉ có ở sâm Việt Nam Đưa Sâm Ngọc Linh trở thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao |
![]() |
Hình ảnh cây sâm Ngọc Linh. |
Hai năm đầu cây ra lá, đến năm thứ ba chững lại
Sâm Ngọc Linh (còn gọi là sâm K5) được mệnh danh là quốc bảo, tập trung ở quanh dãy núi Ngọc Linh trên vùng giáp ranh giữa Kon Tum và Quảng Nam.
Từ tháng 8 đến 11/2021, Trung tâm Phát triển sâm Ngọc Linh và Dược liệu thực hiện các mô hình trồng thử nghiệm sâm trên địa bàn. 6.000 cây sâm giống một năm tuổi được mang từ núi Ngọc Linh, xã Trà Linh, huyện Nam Trà My đến trồng ở huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Nam Giang và Phước Sơn.
Một năm sau, 2.000 cây trồng ở huyện Núi Thành và Tiên Phước. Khu vực trồng sâm là dưới rừng nguyên sinh, độ cao 1.320-1.500 m. Quá trình trồng, chăm sóc thực hiện giống ở núi Ngọc Linh. Mục đích là thử nghiệm xem địa bàn nào thích ứng tốt sẽ nhân rộng cây sâm Ngọc Linh, góp phần giảm nghèo cho người dân.
Ông Châu Minh Ninh, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Bắc Trà My, cho biết đã tiếp nhận và trồng 1.000 cây sâm một tuổi, hai năm đầu cây ra lá, đến năm thứ ba chững lại, củ không lớn.
"Có lẽ do độ cao thấp; độ ẩm và nhiệt độ cao hơn núi Ngọc Linh", ông Ninh nói, thêm rằng điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng ở khu vực không phù hợp với đặc tính sinh trưởng của sâm Ngọc Linh. Vì thế huyện đã xuất dừng mô hình.
Các thông số cây sâm di thực không đạt như kỳ vọng
![]() |
Các thông số cây sâm di thực không đạt như kỳ vọng.Ảnh: Đắc Thành |
Trung tâm Phát triển sâm Ngọc Linh và dược liệu Quảng Nam, ba năm (từ 2022-2024) theo dõi cho thấy các thông số cây sâm di thực không đạt như kỳ vọng. Sâm khác xa với các diện tích được trồng tại vùng rừng núi Ngọc Linh (Nam Trà My).
Tỉ lệ cây tái sinh chồi đều tăng ở năm thứ hai từ lúc di thực, trung bình 35%. Tuy nhiên đến năm thứ ba thì tỉ lệ cây sinh chồi bắt đầu đi xuống. Có nơi như ở huyện Tiên Phước hầu như cây sâm hoàn toàn không tái sinh chồi.
Đánh giá về các chỉ tiêu sinh trưởng của cây sâm di thực cũng cho thấy tình cảnh tương tự.
Ở hai năm đầu, cây sâm Ngọc Linh sinh trưởng ổn định chiều cao thân và đường kính tán lá. Tuy nhiên đến năm thứ ba thì khả năng sinh trưởng bắt đầu giảm mạnh và kém hơn hẳn cây sâm ở vùng chuyên canh.
Ở các chỉ tiêu liên quan đến củ thì hai năm đầu củ sâm Ngọc Linh tại các mô hình phát triển ở mức trung bình.
Tuy nhiên cũng như các chỉ tiêu khác, đến năm thứ ba khả năng phát triển rất yếu. Các chỉ tiêu đường kính và chiều dài củ đều thấp hơn nhiều so với cây sâm Ngọc Linh cùng độ tuổi trồng tại huyện Nam Trà My.
Trọng lượng củ ở các mô hình dao động 1,3 - 3,4 gam/củ, bằng 15 - 25% so với củ sâm tại vùng trồng sâm Ngọc Linh ở Nam Trà My.
Từ thực tế trên, Trung tâm Phát triển sâm Ngọc Linh và Dược liệu đề xuất kết thúc mô hình trồng thử nghiệm di thực sâm Ngọc Linh, đề nghị tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm di thực sâm Ngọc Linh ở khu vực có độ cao từ 1.500 m trở lên. Khi trồng sử dụng cây sâm giống sâm Ngọc Linh hai năm tuổi để tăng khả năng thích nghi với môi trường sống mới.
![]() |
![]() |
![]() |