Các hiệp hội tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

8 hội, hiệp hội tiếp tục kiến nghị Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cùng các bộ, ngành liên quan về việc bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy.

Vẫn còn 3 điểm nghẽn lớn đang trực tiếp kìm hãm sản xuất, kinh doanh

Ngày 18/4, 8 hội, hiệp hội doanh nghiệp, gồm: Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Da giày Túi xách Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, Hội Lương thực thực phẩm TP.Hồ Chí Minh, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, Hiệp hội Thực phẩm minh bạch, Hiệp hội Chè Việt Nam và Công ty TNHH Canon Việt Nam đã có văn bản gửi Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội Lê Quang Huy cũng lãnh đạo các bộ ngành liên quan góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật – kiến nghị tháo gỡ các điểm nghẽn thể chế để nâng cao chất lượng hàng hóa, phát triển sản xuất-kinh doanh.

Thủ tục công bố hợp quy đang gây khó cho doanh nghiệp. Ảnh minh họa
Các hiệp hội cho rằng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa có rất nhiều điểm nghẽn cho sản xuất, kinh doanh, không phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế. Ảnh minh họa

Công văn nêu rõ, thời gian qua, các hội/hiệp hội đã tích cực tham gia trao đổi và nhiều lần có văn bản góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu dự thảo thứ 9, ngày 14/4/2025 của Luật sửa đổi, bổ sung Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa trình Quốc hội, các hiệp hội cho rằng, một số quy định trong dự thảo chưa hoàn toàn theo đúng tinh thần cải cách, có rất nhiều điểm nghẽn cho sản xuất, kinh doanh, không phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế…

Theo đó, cơ quan soạn thảo vẫn chưa tiếp thu các kiến nghị trọng yếu mà cộng đồng doanh nghiệp đã nhiều lần nhấn mạnh - 3 điểm nghẽn lớn đang trực tiếp kìm hãm sản xuất, kinh doanh.

Thứ nhất, thủ tục công bố hợp quy nhiêu khê và tốn kém, không có hiệu quả, không phù hợp với quốc tế. Trong đó, riêng thủ tục về hợp quy đã gồm 3 bước: Doanh nghiệp công bố quy chuẩn áp dụng, xin chứng nhận hợp quy, đăng ký chứng nhận hợp quy, trong khi thiếu quy định hậu kiểm. Quốc tế chỉ có 2 bước: Doanh nghiệp công bố tiêu chuẩn áp dụng - cơ quan quản lý hậu kiểm là chính.

Thứ hai, việc phân loại hàng hóa nhóm 1 và 2 (hàng hóa không có rủi ro và có rủi ro) thiếu cơ sở khoa học, không phù hợp với thông lệ quốc tế: Tiêu chuẩn ISO 9001 chia ra rủi ro thấp, trung bình và cao, không có loại “không có rủi ro”.

Thứ ba, chưa có quy định loại trừ cho hàng xuất khẩu, hàng hóa là nguyên vật liệu, linh kiện, máy móc, thiết bị, dụng cụ khi nhập khẩu để sử dụng cho sản xuất, gia công hàng xuất khẩu (là những hàng hóa không lưu thông trên thị trường Việt Nam) nên khi thực thi bị hiểu là các hàng hóa này phải đáp ứng yêu cầu của cả nước nhập khẩu và Việt Nam, gây gánh nặng lớn bất hợp lý cho nhà sản xuất.

Nhiều yêu cầu mới tăng điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính từ 100-900%

Theo các hội, hiệp hội, các quy định mới phát sinh nhiều điểm nghẽn, cản trở sản xuất, kinh doanh, đi ngược lại với các chỉ đạo cải cách của Tổng bí thư, Quốc hội và Chính phủ.

Thứ nhất, nhiều yêu cầu mới tăng điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính từ 100-900%. Cụ thể, Điều 28, khoản 1, điểm b: “sử dụng nhãn điện tử, hộ chiếu số của sản phẩm, thể hiện các thông tin về mã số, mã vạch, mã truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm”: Đây là một loạt các điều kiện kinh doanh bắt buộc, trong khi quốc tế chỉ khuyến khích áp dụng, và quá chi tiết, không đúng với tình thần xây dựng Luật mà Tổng Bí thư và Quốc hội đã chỉ đạo “Luật chỉ quy định khung”.

Điều 34, khoản 4 “Tổ chức, cá nhân phải thực hiện báo cáo định kỳ về chất lượng hàng hóa nhập khẩu”: Tăng điều kiện kinh doanh 100% vì doanh nghiệp đã phải kê khai các thông tin chi tiết với Hải quan khi nhập khẩu. Hoặc Điều 46, khoản 1 quy định tất cả “thực phẩm, dược phẩm, hóa chất, thiết bị y tế, sản phẩm dành cho trẻ em” đều là hàng hóa rủi ro cao (hàng hóa nhóm 2). Riêng với thực phẩm, quy định này đã tăng 900% thủ tục hành chính so với hiện tại (theo quy định hiện hành, chỉ 10% thực phẩm có rủi ro cao phải đăng ký).

Thứ hai, các quy định đưa ra nặng về tiền kiểm, đi ngược lại chỉ đạo “chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm”. Cụ thể, Điều 5, khoản 6 quy định “duy trì tiền kiểm với hàng hóa rủi ro cao”; Điều 45, khoản 5 “Việc kiểm tra chất lượng có thể thực hiện bằng hình thức kiểm tra điện tử”: Quy định này là không có hiệu quả, vì kiểm tra hồ sơ giấy thì không thể xác định được sản phẩm chất lượng tốt hay xấu, do các sản phẩm giả thường có hồ sơ đẹp.

Thứ ba, quy định chưa rõ cơ quan chịu trách nhiệm quản lý chất lượng hàng hóa.

3 kiến nghị
Theo các hội, hiệp hội, các quy định mới phát sinh nhiều điểm nghẽn, cản trở sản xuất, kinh doanh, đi ngược lại với các chỉ đạo cải cách của Tổng bí thư, Quốc hội và Chính phủ. Ảnh minh họa

3 kiến nghị được gửi đến Chính phủ, Quốc hội

Trước những tồn tại nêu trên, các hội và hiệp hội kiến nghị:

Thứ nhất, gộp Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật vào thành 1 chương trong Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Thứ hai, tháo gỡ 3 điểm nghẽn lớn hiện tại cho sản xuất, kinh doanh. Theo đó, bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy, thay vào đó là doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo quy chuẩn hoặc tiêu chuẩn của hàng hóa, ngoại trừ một số sản phẩm cần quản lý đặc biệt phải đăng ký lưu hành theo quy định của Luật chuyên ngành. Cơ quan quản lý tiến hành hậu kiểm theo quản lý rủi ro.

Bãi bỏ phân loại hàng hóa nhóm 1 và 2, thay vào đó là quy định về quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế. Cụ thể, phân loại rủi ro theo bản chất hàng hóa với 3 mức độ rủi ro của ISO: thấp, trung bình và cao. Kiểm tra chất lượng hàng hóa theo quản lý rủi ro với 3 chỉ tiêu sau: Mức độ rủi ro theo bản chất hàng hóa. Tổ chức/cá nhân có áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến hay không và lịch sử tuân thủ có tốt không. Có dấu hiệu vi phạm hay cảnh báo quốc tế hay không. Với hàng hóa có nguy cơ thấp và trung bình cơ quan quản lý miễn tiền kiểm hoặc tiền kiểm tần suất thấp, chủ yếu hậu kiểm. Với hàng hóa có nguy cơ cao, cơ quan quản lý tiến hành tiền kiểm tần suất cao cộng với hậu kiểm.

Quy định hàng hóa xuất khẩu, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu không phải áp dụng các quy định đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam để tháo gỡ các rào cản cho xuất khẩu và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Thứ ba, bãi bỏ các quy định mới gây điểm nghẽn cho sản xuất - kinh doanh. Cụ thể, khuyến khích chứ không bắt buộc áp dụng mã số, mã vạch, mã truy xuất nguồn gốc, hộ chiếu số, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các công nghệ khác để phù hợp với thông lệ quốc tế. Luật chỉ quy định khung: “người sản xuất phải bảo đảm truy xuất nguồn gốc hàng hóa”.

Đồng thời, bãi bỏ các quy định tăng thủ tục hành chính/điều kiện kinh doanh bất hợp lý hoặc làm tăng tiền kiểm như đã nêu. Quy định rõ các Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý an toàn, chất lượng hàng hóa. Bãi bỏ các quy định mới bất hợp lý khác.

Thời gian qua, các hội, hiệp hội đã tích cực tham gia trao đổi và nhiều lần có văn bản góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, vì đây là 2 “luật gốc” rất quan trọng, chi phối toàn bộ hàng hóa, sản phẩm sản xuất - nhập khẩu - xuất khẩu tại Việt Nam.
Tạo sự thống nhất và đồng bộ cho việc triển khai hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa Tạo sự thống nhất và đồng bộ cho việc triển khai hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Sửa đổi quy định về chứng nhận, công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành CNTT&TT Sửa đổi quy định về chứng nhận, công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành CNTT&TT
Sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
Sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật phải phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế Sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật phải phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế
Hoàn thiện dự án sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 Hoàn thiện dự án sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8
Tạo điều kiện cho các chuyên gia, doanh nghiệp FDI vào xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Tạo điều kiện cho các chuyên gia, doanh nghiệp FDI vào xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủy sản Việt “chinh phục” thị trường chiến lược, vượt rào cản thuế quan mới

Thủy sản Việt “chinh phục” thị trường chiến lược, vượt rào cản thuế quan mới

Nhu cầu tiêu thụ cao, nguồn cung nội địa thiếu hụt, cùng chính sách nới lỏng tiêu chuẩn nhập khẩu mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Brazil.
Biển Ngư Lộc thành đô thị ven biển: Bước đi chiến lược cho phát triển bền vững

Biển Ngư Lộc thành đô thị ven biển: Bước đi chiến lược cho phát triển bền vững

Trong bối cảnh cả nước đang đẩy mạnh công cuộc xây dựng nông thôn mới và phát triển đô thị theo hướng hiện đại, bền vững, việc tỉnh Thanh Hóa phê duyệt quy hoạch chung đô thị ven biển Diêm Phố - bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của các xã: Ngư Lộc, Đa Lộc, Hưng Lộc và Minh Lộc, huyện Hậu Lộc là một quyết sách đúng đắn, kịp thời và có tầm nhìn chiến lược.
Sáp nhập tỉnh Bắc Ninh - Bắc Giang: Chất xúc tác mạnh mẽ cho thị trường bất động sản

Sáp nhập tỉnh Bắc Ninh - Bắc Giang: Chất xúc tác mạnh mẽ cho thị trường bất động sản

Mới đây, quyết định hợp nhất hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, lấy tên là tỉnh Bắc Ninh với trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Bắc Giang, đã tạo ra một luồng gió mới cho thị trường bất động sản khu vực. Không chỉ thay đổi về địa giới hành chính, điều này còn mở ra những cơ hội bứt phá cho kinh tế - xã hội toàn vùng, đặc biệt là thị trường bất động sản trung tâm thành phố.
Kinh nghiệm trong vận hành an toàn đường sắt đô thị của Nhật Bản

Kinh nghiệm trong vận hành an toàn đường sắt đô thị của Nhật Bản

Tại Hội thảo về “An toàn trong vận hành đường sắt đô thị” các chuyên gia tại Việt Nam và Nhật Bản đã có những đề xuất nhằm tăng độ tin cậy, tính an toàn và êm thuận khi vận hành đường sắt đô thị.
Hướng dẫn xử lý biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

Hướng dẫn xử lý biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

Chính phủ ban hành Nghị định số 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại. Trong đó có các quy định về xử lý biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
15 mặt hàng xuất khẩu gặp khó vì thuế đối ứng, Cục Thống kê khuyến nghị giải pháp ứng phó

15 mặt hàng xuất khẩu gặp khó vì thuế đối ứng, Cục Thống kê khuyến nghị giải pháp ứng phó

Cục Thống kê vừa công bố danh sách 15 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Mỹ có khả năng chịu ảnh hưởng lớn từ chính sách thuế đối ứng của Mỹ, đồng thời, khuyến nghị một số giải pháp ứng phó.
Thanh Hóa: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động quản lý, khai thác khoáng sản

Thanh Hóa: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động quản lý, khai thác khoáng sản

Ngày 15/4, ông Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã chủ trì hội nghị về kết quả rà soát, kiểm tra toàn diện công tác quy hoạch, thăm dò, khảo sát, cấp phép, khai thác, vận chuyển, phục hồi môi trường đối với các mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
Thêm nhiều nông sản Việt Nam sắp xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc

Thêm nhiều nông sản Việt Nam sắp xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc

Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ ngày 14-15/4, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ký kết với Tổng cục Hải quan Trung Quốc một số nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo sang Trung Quốc.
Vụ sản xuất sữa bột giả: Hiệp hội sữa Việt Nam đề nghị 4 bộ vào cuộc

Vụ sản xuất sữa bột giả: Hiệp hội sữa Việt Nam đề nghị 4 bộ vào cuộc

Liên quan đến vụ sản xuất gần 600 loại sữa giả, Hiệp hội sữa Việt Nam vừa có công văn gửi 4 bộ: Công an, Y tế, Công thương, Nông nghiệp và Môi trường đề nghị tăng cường phòng, chống sản phẩm sữa giả.
Chế biến sâu, đa dạng hoá thị trường sẽ giúp cà phê Việt vượt “bão thuế quan”

Chế biến sâu, đa dạng hoá thị trường sẽ giúp cà phê Việt vượt “bão thuế quan”

Việc Mỹ áp thuế đối ứng với với nhiều nước trên thế giới đã gây chấn động đối với ngành cà phê khi mức thuế đối ứng được đưa ra với Việt Nam lên tới 46%, thuộc top những quốc gia chịu mức thuế cao nhất. Hiện mức thuế đối ứng đang được tạm hoãn, điều này tạo không gian để các doanh nghiệp thay đổi về công nghệ và chuỗi cung ứng.
Thương mại nông sản Việt Nam – Trung Quốc nhìn từ những con số

Thương mại nông sản Việt Nam – Trung Quốc nhìn từ những con số

Với 1,4 tỷ dân, Trung Quốc tiếp tục là thị trường trọng điểm, có tầm quan trọng to lớn đối với xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Nếu chúng ta quyết tâm nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh thì bức tranh thương mại nông sản Việt Nam - Trung Quốc sẽ có sự đột phá và khởi sắc, góp phần tạo nên diện mạo mới cho miền núi, vùng cao, biên giới nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung.
Mỹ hoãn thuế 90 ngày: Cơ hội "vàng" cho cá tra Việt Nam chiếm lĩnh thị trường

Mỹ hoãn thuế 90 ngày: Cơ hội "vàng" cho cá tra Việt Nam chiếm lĩnh thị trường

Thông tin Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng trong vòng 90 ngày đã tạo hiệu ứng tích cực tức thì lên thị trường xuất khẩu trong đó có xuất khẩu thủy sản và cá tra Việt Nam.
Bộ Công Thương đề nghị siết quản lý nguyên liệu hàng xuất khẩu

Bộ Công Thương đề nghị siết quản lý nguyên liệu hàng xuất khẩu

Bộ Công Thương vừa ban hành Văn bản số 2515/BCT-XNK ngày 10/4/2025 về việc tăng cường quản lý nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu.
Đề xuất Mỹ miễn trừ thuế đối với một số nhóm hàng nông sản

Đề xuất Mỹ miễn trừ thuế đối với một số nhóm hàng nông sản

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất Bộ Nông nghiệp Mỹ và các cơ quan thẩm quyền của Mỹ, xem xét miễn trừ một số nhóm hàng nông thủy sản không cạnh tranh trực tiếp từ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ.
90 ngày không dài, nhưng quyết tâm làm chúng ta có thể thay đổi tình thế

90 ngày không dài, nhưng quyết tâm làm chúng ta có thể thay đổi tình thế

Ngày 9/4/2025, mức thuế đối ứng Mỹ ban hành với gần 90 quốc gia, vùng lãnh thổ dao động từ 10-50% có hiệu lực. Tuy nhiên, ngay sau đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định tạm hoãn 90 ngày và mức thuế đối ứng trong thời gian này khoảng 10%. Nhiều chuyên gia cho rằng, thời gian tạm hoãn sẽ là cơ hội cho Việt Nam và nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác tiến hành đàm phán.
Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với nhiều nước: Một sự thay đổi tích cực

Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với nhiều nước: Một sự thay đổi tích cực

Giữa bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã gây bất ngờ lớn khi thông báo tạm hoãn kế hoạch áp thuế đối ứng trong vòng 90 ngày đối với phần lớn các đối tác thương mại đồng thời giảm đáng kể mức thuế xuống 10% trong giai đoạn này.
Chỉ số sản xuất công nghiệp xác lập kỷ lục 5 năm

Chỉ số sản xuất công nghiệp xác lập kỷ lục 5 năm

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý I/2025 ước tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự kiến đàm phán với Bộ trưởng Tài chính Mỹ trong 45 phút

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự kiến đàm phán với Bộ trưởng Tài chính Mỹ trong 45 phút

Cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng Bessent dự kiến kéo dài 45 phút, diễn ra tại trụ sở Bộ Tài chính Mỹ ở Washington vào lúc 20h GMT - tương ứng với 3h sáng ngày 10/4 theo giờ Việt Nam, theo Reuters.
Trước giờ G thuế đối ứng, Tổng thống Trump nói gì?

Trước giờ G thuế đối ứng, Tổng thống Trump nói gì?

Bản tin mới nhất của Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ vẫn thông báo chính sách thuế mới sẽ chính thức có hiệu lực từ 0h01 ngày 9/4 theo giờ miền Đông (tức 11h01 giờ Việt Nam), theo Reuters.
Sản lượng thủy sản quý I/2025 tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước

Sản lượng thủy sản quý I/2025 tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước

Theo Tổng cục Thống kê, tính chung quý I/2025, sản lượng thủy sản ước đạt 1.993,4 nghìn tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước.
Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ ủng hộ việc xóa bỏ tất cả các rào cản thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ ủng hộ việc xóa bỏ tất cả các rào cản thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) Hà Nội, ủng hộ việc xóa bỏ tất cả các rào cản thương mại giữa hai quốc gia và tin rằng, bằng cách mở cửa thị trường cho nhiều hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ, Việt Nam có thể giúp điều chỉnh cán cân thương mại có lợi cho cả hai bên.
Tin vui cho hàng Việt Nam đang trên đường đến Mỹ

Tin vui cho hàng Việt Nam đang trên đường đến Mỹ

Theo thông báo mới từ Cơ quan Hải quan Mỹ, hàng hóa đang trên đường đến Mỹ sẽ không bị áp thuế đối ứng.
Mỹ áp thuế 46% gây áp lực và thách thức cho xuất khẩu

Mỹ áp thuế 46% gây áp lực và thách thức cho xuất khẩu

Tại họp báo Chính phủ chiều 6/4, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết mức thuế đối ứng 46% từ Mỹ sẽ tác động không tốt đến hoạt động xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, thu hút FDI, dịch vụ và lao động...
Nâng kịch bản tăng trưởng cho 3 quý cuối năm

Nâng kịch bản tăng trưởng cho 3 quý cuối năm

Tăng trưởng quý I/2025 đạt 6,93%, Bộ Tài chính đã xây dựng kịch bản tăng trưởng cao hơn cho 3 quý cuối năm, cụ thể: quý II đạt khoảng 8,3%; quý III, quý IV lần lượt là 8,3% và 8,4%...
Chỉ số CPI giảm, lạm phát quý I/2025 tăng 3,01%

Chỉ số CPI giảm, lạm phát quý I/2025 tăng 3,01%

Giá xăng dầu, giá gạo trong tháng 3 giảm theo giá thế giới đã kéo CPI bình quân quý I/2025 xuống còn 3,22%, thấp hơn mức tăng bình quân của 2 tháng đầu năm. Bình quân quý I/2025, lạm phát cơ bản tăng 3,01% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất nhập khẩu quý I/2025 đạt 202,52 tỷ USD

Xuất nhập khẩu quý I/2025 đạt 202,52 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá quý I/2025 đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 3,16 tỷ USD.
Xuất siêu sang Mỹ: Việt Nam xứng đáng được đối xử công bằng

Xuất siêu sang Mỹ: Việt Nam xứng đáng được đối xử công bằng

Trong thế giới hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau ngày nay, các con số thống kê – nếu không được đặt đúng trong bối cảnh, hoàn cảnh – đôi khi có thể dẫn đến những ngộ nhận tai hại.
Không thay đổi mục tiêu tăng trưởng: Linh hoạt chính sách ứng phó thuế quan đối ứng

Không thay đổi mục tiêu tăng trưởng: Linh hoạt chính sách ứng phó thuế quan đối ứng

Cùng với việc chủ động và linh hoạt trong việc thực thi chính sách, để giảm thiểu tác động do chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ đối với kinh tế nước ta, Chính phủ cần tiếp tục thực thi các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: VASEP kiến nghị “khẩn” với Thủ tướng

Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: VASEP kiến nghị “khẩn” với Thủ tướng

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đề nghị Chính phủ đàm phán với Mỹ điều chỉnh thuế đối ứng cho thủy sản, đồng thời muốn Việt Nam giảm thuế nhập hàng Mỹ xuống 0% thay vì 3-10% như hiện nay.
Phấn đấu đến 2030-2045, Việt Nam phát triển được công nghiệp đường sắt

Phấn đấu đến 2030-2045, Việt Nam phát triển được công nghiệp đường sắt

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 157/TB-VPCP ngày 5/4/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động