![]() |
Trại le le gần 1.000 con của ông nông dân người Chăm. |
Hơn 10 năm trước, trong một dịp tình cờ ông Sa Lê (xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, An Giang) phát hiện tiềm năng của loại gia cầm nầy và đã mua về nuôi thử nghiệm. Sau đó ông đã chon những con khỏe mạnh để làm le le bố mẹ để phát triển đàn le le của mình.
Ban đầu ông chỉ nuôi vài chục cặp le le, dần dà thấy đã thạo với tập tính con le le nên anh tiếp tục thu mua con giống nhiều hơn, mở rộng qui mô chuồng trại gần cả 1.000m2 quy mô 700 le le trưởng thành.
Ông Sa Lê cho hay nhiều năm trước, anh triển khai các mô hình như nuôi dê, nuôi gà, vịt… Nhưng mô hình nào cũng lỗ từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng. Chỉ duy nhất con le le, giúp kinh tế gia đình anh ổn định bao năm qua.
![]() |
Nuôi le le giúp gia đình ông Sa Lê tăng thu nhập và làm giàu. |
Lúc nhỏ, le le ăn cám công nghiệp, lớn lên ăn lúa, ăn cỏ, lục bình. Le le nuôi trung bình từ 6 đến 7 tháng mỗi con đạt trọng lượng từ 400 - 500 gram là có thể xuất bán. Hiện tại, ông Sa Lê vừa nuôi le le thịt và bán con giống. Khi đàn le le đến tuổi trưởng thành, những con le le bắt cặp với nhau, anh bắt đầu tách đàn để chúng giao phối, con cái đẻ trứng. Mỗi năm một con le le cái đẻ từ 3 đến 5 lần, mỗi lần từ 5 đến 8 trứng.
Để trứng nở, ông đầu tư máy ấp trứng, tạo ra con giống bán cho người dân ở khắp các tỉnh ĐBSCL với giá từ 100.000 - 300.000 đồng/con. Riêng le le bố mẹ, mỗi con có giá từ 600.000 - 700.000 đồng/con.
Hiện nay, thịt le le cung cấp cho các nhà hàng để chế biến các món ăn ngon cho thực khách. Nhiều nhà hàng, quán ăn ở An Giang, TP Cần Thơ và cả TP. HCM… đến tận nơi bao tiêu với giá 400.000 - 500.000 đồng/con.
![]() |
Le le thích nghi tốt với điều kiện môi trường ngoài tự nhiên ít dịch bệnh. |
Tại khu chuồng nuôi le le, với diện tích gần 1.000m2 đất sau nhà, gia đình anh đào ao và chỉ chừa lại 1/3 diện tích đất trồng thêm cỏ, dưới ao anh thả thêm lục bình, bèo… để làm thức ăn. Bên cạnh đó thức ăn chín là lúa. Ngoài ra, để bảo vệ đàn le le khỏi đám chuột, rắn, hoặc bỏ đàn, anh Sa Lê làm một cái nhà kín nhưng chỉ dùng lưới màn nhỏ bao chặt xung quanh.
Ông Sa Lê chia sẻ kinh nghiệm, le le thích sống ở bưng biền hoặc những cánh đồng hoang vắng, ít có bóng người. Cũng chính đặc điểm này nên bản thân le le có sức đề kháng rất cao, hầu như không bệnh. Le le thích nghi tốt với điều kiện môi trường ngoài tự nhiên, không dịch bệnh, không tốn công chăm sóc, thức ăn dễ tìm như lúa, lục bình.
![]() |
Le le không tốn công chăm sóc, thức ăn dễ tìm như lúa, lục bình. |
Do vậy, người nuôi chỉ cần đào ao để chúng bơi lội, chúng sẽ phát triển tốt. Cạnh đó cần tạo môi trường yên tĩnh khi chúng sinh sản. Nguồn nước phải sạch, xung quanh ao nuôi cần có nhiều cây xanh, bóng mát để chúng đùa giỡn, tinh nghịch… Sau khi nở từ 7 đến 10 ngày là chúng đã có thể sinh hoạt một mình và rất dạn dĩ.
Thành công với mô hình nuôi chim le le và hiện nhu cầu le le giống và thương phẩm tăng cao nên ông Sa Lê sẽ tiếp tục mở rộng diện tích. Ông cũng sẵn sàng chia sẻ bí quyết nuôi chim hoang dã le le tuy nhiên ông cũng đưa ra lời khuyên người nuôi nên cẩn trọng vì loài chim hoang dã này khá khó tính nhất là lúc còn nhỏ và chi phí con giống cao./.