Bài thuốc quý từ cây trinh nữ Những bài thuốc dân gian đơn giản từ quả quất Bài thuốc hay từ quả lê |
Cúc tần có tên khoa học là Pluchea indica, là loài thực vật có hoa thuộc họ Cúc, có vị đắng, cay, tính ấm và có mùi thơm. Có công dụng điều trị bệnh phong thấp, phong hàn, sát trùng, tiêu độc,...
Cúc tần mang nhiều công dụng hỗ trợ chữa bệnh |
Rất nhiều người nhầm lẫn cây cúc tần được người dân đem về trồng gần nhà với loại cúc tần khác mọc dại ở bờ suối, bởi hai loại cây này cùng họ và có nhiều đặc điểm tương đối giống nhau. Cần hiểu rõ và nhận biết những đặc điểm sau của cây cúc tần để tránh nhầm lẫn trong việc sử dụng để chữa bệnh.
Đặc điểm của cây cúc tần
Cúc tần là loại cây mọc thành bụi, cao khoảng 1 - 2m, cành nhỏ và có lông tơ mỏng, nhẵn. Lá cây mọc so le, cuống lá rất ngắn; lá có hình elip dài hẹp, hình bầu dục, đầu lá nhọn, mép có khía răng, màu lục pha xám. Hoa cúc tần màu tím nhạt, hoa vươn từ đầu cành cây, mọc tụ lại thành chùm màu; hoa cái xếp thành dây, hoa lưỡng tính mọc ở giữa cụm. Quả nhỏ, có 10 cạnh. Toàn thân cây có lông tơ và có mùi thơm dịu.
Tất cả các bộ phân của cây từ rễ, thân, lá,.. đều được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh |
Cúc tần là loại cây sinh trưởng và phát triển quanh năm. Tất cả các bộ phân của cây từ rễ, thân, lá,.. đều được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.
Một số bài thuốc từ cây cúc tần
Giảm đau nhức xương, thấp khớp
Chuẩn bị rễ cây cúc tần, rễ cây trinh nữ, rễ bưởi bung mỗi loại 20g; đinh lăng, cam thảo dây mỗi loại 10g. Tất cả đem rửa sạch, sắc cùng 2 lít nước trong khoảng 15 phút. Chia nước vừa sắc thành 2 phần và uống trong ngày, nên duy trì ít nhất 5 - 7 ngày để thấy rõ hiệu quả.
Giảm sốt cao kèm nhức đầu
Dùng lá cúc tần, lá sả, lá chanh đem rửa sạch và sắc cùng 2 lít nước, đun sôi trong 15 phút. Chắt lấy phần nước chia làm 2 phần và uống trong ngày.
Phần bã thuốc đừng vội vứt đi mà thêm nước cùng 1 thìa muối trắng đun sôi để xông hơi giải cảm.
Giảm đau đầu
Chuẩn bị 50g cúc tần, 50g hoa cúc trắng (xé nhỏ), 100g đu đủ vừa chín ương (gọt vỏ, bỏ hạt), 100g óc lợn (rửa sạch).
Cho cúc tần, hoa cúc trắng và đu đủ vào nồi, thêm 1 lít nước đun sôi. Sau đó cho óc lợn vào đun thêm 20 phút cho nhừ. Nên ăn nóng trước bữa cơm, ngày ăn 2 lần và liên tục trong 1 tuần để đạt hiệu quả.
Giảm đau lưng
Đem một nắm lá cúc tần (có cả cành non) rửa sạch rồi để ráo nước. Tẩm thêm rượu trắng, cho lên bếp sao vàng và đắp lên lưng, để trong khoảng 15 phút. Nên đắp thuốc hàng ngày sẽ giảm đau nhức lưng hiệu quả.
Hỗ trợ chữa chứng bí tiểu
Chuẩn bị 40g lá cúc tần đã phơi khô (nếu không có thể dùng 100g lá tươi). Đem rửa sạch, dùng thảo dược nấu thành nước uống. Mỗi ngày có thể uống nước này thay nước lọc để tăng cường chức năng thận, giúp giảm chứng bí tiểu nhanh chóng.
Xông hơi tiêu trĩ
Chuẩn bị lá cúc tần, lá lốt, ngải cứu, lá sung với tỉ lệ bằng nhau và 1 củ nghệ vàng.
Đem các loại lá rửa sạch, nấu cùng 1.5 lít nước, sau đó thêm vài lát nghệ vàng vào nấu cùng. Cho nước thuốc vào chậu, chờ cho nguội bớt thì tiến hành xông hơi hậu môn trong khoảng 15 phút, đến khi nước còn ấm thì ngâm trực tiếp hậu môn vào chậu nước thêm 10 phút nữa.
Nên thực hiện 2 - 3 lần/tuần và nên lưu ý, vùng da ở hậu môn rất mỏng và nhiều dây thần kinh nên không được xông khi nước còn quá nóng.
Hỗ trợ giảm ho do viêm khí quản
Lấy 20g lá cúc tần già rửa sạch, băm nhỏ; 2 nắm gạo; 3g gừng tươi, cắt nhỏ; 50g thịt lợn nạc băm nhuyễn. Tất cả đem nấu cháo chín nhừ.
Nên ăn cháo cúc tần khi còn nóng và trong khi đói; ăn vào 3 bữa chính và duy trì liên tục 3 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Những lưu ý khi sử dụng:
- Không sử dụng lá cúc tần có các đối tượng bị mẫn cảm với các thành phần trong thảo dược.
- Các bài thuốc chữa bệnh với cây cúc tần cần được chỉ định theo liều lượng, kê đơn, bốc thuốc của thầy thuốc chuyên khoa.
- Trong quá trình sơ chế, sử dụng thuốc cần dùng đúng cách, đúng liều lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.