18 nhóm thực phẩm phải đăng ký khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc

Trung Quốc yêu cầu cao hơn về giám sát đối với thực phẩm nhập khẩu thông qua quy định Lệnh 248, 249. Theo đó, có 18 nhóm thực phẩm phải đăng ký khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.
Gỡ vướng cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
320 mã nông sản thực phẩm của Việt Nam được nhập khẩu vào Trung Quốc Quy định mới với doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm vào Trung Quốc
18 nhóm thực phẩm phải đăng ký khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc
Yến sào và sản phẩm từ tổ yến là một trong 18 nhóm thực phẩm phải đăng ký khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) vừa có báo cáo số 1133/BC-BNN-CBTTNS gửi Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai Chỉ thị số 26/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đáp ứng yêu cầu, quy định tại Lệnh 248, Lệnh 249 của thị trường Trung Quốc. Theo đó, Hải quan Trung Quốc đã và đang tiến hành cải cách toàn diện và có các yêu cầu cao hơn về giám sát đối với thực phẩm nhập khẩu.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, tính đến ngày 22/2/2022, đã có 1.656 doanh nghiệp được cấp mã số xuất khẩu 18 nhóm thực phẩm sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện nay, việc phê duyệt mã sản phẩm của Tổng cục Hải quan Trung Quốc còn chậm. Hiện có 779 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản được cấp mã số, đảm bảo hoạt động xuất khẩu ổn định và không bị gián đoạn.

Có 187/270 doanh nghiệp do Cục Bảo vệ thực vật đề xuất đã được cấp mã, tuy nhiên do mức độ đa dạng của sản phẩm nên hiện Tổng cục Hải quan Trung Quốc mới cấp khoảng 70% khối lượng theo đề xuất Cục Bảo vệ thực vật. Ngoài ra, có 11 doanh nghiệp xuất khẩu sữa thuộc thẩm quyền Cục Thú y quản lý được cấp mã số; còn lại là mã số cấp cho doanh nghiệp thực hiện theo loại hình tự đăng ký; doanh nghiệp thuộc quản lý của Bộ Công Thương, Bộ Y tế.

Hiện nay, theo các quy định của Biện pháp quản lý thực phẩm xuất nhập khẩu (Lệnh 249) và Quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu thực phẩm vào Trung Quốc (Lệnh 248), Trung Quốc gia tăng các quy định kiểm soát gồm: Nâng cao tỉ lệ lấy mẫu giám sát thực phẩm nhập khẩu tương ứng, nộp báo cáo kiểm nghiệm theo lô; tăng cường đình chỉ, tạm dừng hoặc cấm đối với doanh nghiệp nếu vi phạm an toàn thực phẩm...

18 nhóm thực phẩm phải đăng ký khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc
Bộ NN&PTNT đang tích cực trao đổi với Tổng cục Hải quan Trung Quốc để triển khai đáp ứng quy định mới

Đặc biệt, theo Lệnh 248, doanh nghiệp sản xuất nước ngoài phải đăng ký khi xuất khẩu 18 nhóm thực phẩm vào thị trường Trung Quốc, gồm: Thịt và các sản phẩm từ thịt, vỏ ruột, sản phẩm thủy sản, sản phẩm từ sữa, yến sào và sản phẩm từ tổ yến, sản phẩm từ ong, trứng và các sản phẩm từ trứng, chất béo và dầu thực phẩm, thực phẩm chế biến hỗn hợp từ bột mì, thực phẩm từ ngũ cốc, sản phẩm công nghiệp xay xát ngũ cốc và mạch nha, rau củ tươi và khô (rau tách nước, sấy), đậu khô, gia vị, các loại hạt (quả hạch) và hạt giống, trái cây sấy khô, hạt cà phê và hạt ca cao chưa rang, thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt, thực phẩm chức năng. Đây đều là những sản phẩm Việt Nam đang xuất khẩu số lượng khá lớn vào thị trường Trung Quốc.

Sản phẩm không thuộc nhóm 18 loại đã nêu doanh nghiệp phải tự nộp hồ sơ đăng ký hoặc ủy thác đại lý thực hiện đăng ký.

Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT cho biết, ngay sau khi Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng lệnh mới trong kiểm soát thực phẩm nhập khẩu, Bộ NN&PTNT đã nhanh chóng phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn và phối hợp tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp; ban hành các văn bản hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký thông tin với cơ quan Hải quan Trung Quốc.

Bộ NN&PTNT cũng nêu rõ một số khó khăn trong việc xin cấp mã số của doanh nghiệp xuất khẩu như: Tồn tại một số lỗi kỹ thuật khi sử dụng hệ thống đăng ký doanh nghiệp nước ngoài trực tuyến của Tổng cục Hải quan Trung Quốc do hệ thống mới vận hành (tốc độ truy cập chậm, ngôn ngữ tiếng Trung, lỗi giao diện khó theo dõi); việc phê duyệt mã sản phẩm của Tổng cục Hải quan Trung Quốc còn chậm và chưa có quy định về thời gian phê duyệt cấp mã số đăng ký doanh nghiệp…

Từ thực tế đó, Bộ NNPTNT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ NNPTNT tiếp tục làm đầu mối trao đổi với phía Hải quan Trung Quốc và phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Y tế và các cơ quan quản lý tại các địa phương để triển khai tiếp việc đăng ký doanh nghiệp.

Tăng cường trao đổi với Hải quan Trung Quốc để tháo gỡ vướng mắc kỹ thuật khi đăng ký trên cổng thông tin điện tử một cửa của Hải quan Trung Quốc; tháo gỡ việc chậm cấp mã số doanh nghiệp cho các mặt hàng là sản phẩm có nguồn gốc thực vật và những vướng mắc phát sinh.

Triển khai theo Nghị định thư về yêu cầu Thú y và sức khỏe cộng đồng đối với sản phẩm sữa Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc ký ngày 26/42019.

Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc tiếp tục tăng cường đôn đốc và trao đổi với Hải quan Trung Quốc để tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Lệnh 248, 249.

Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tiếp đà tăng trưởng ấn tượng

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tiếp đà tăng trưởng ấn tượng

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một trong những “điểm sáng” của xuất khẩu nông lâm thủy sản 4 tháng đầu năm là giá trị xuất khẩu tới các thị trường đều tăng. Giá trị xuất khẩu năm nay tăng hơn 32% so với cùng kì năm ngoái.
Xuất khẩu mực, bạch tuộc tăng trưởng ấn tượng

Xuất khẩu mực, bạch tuộc tăng trưởng ấn tượng

Trung Quốc & HK được đánh giá là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc “sôi nổi” nhất của Việt Nam trong năm 2023 và trong quý đầu năm nay.
Vụ 30 lô sầu riêng nhiễm cadimi: Không phát hiện mẫu nào vượt ngưỡng như cảnh báo

Vụ 30 lô sầu riêng nhiễm cadimi: Không phát hiện mẫu nào vượt ngưỡng như cảnh báo

"Sau quá trình kiểm tra kỹ lưỡng từ cả mẫu đất, nước, phân bón, vật tư, thuốc kích thích sinh trưởng, hóa chất xử lý sầu riêng. Chúng tôi đều không phát hiện mẫu nào vượt ngưỡng cadimi như Trung Quốc cảnh báo”, ông Huỳnh Tấn Đạt - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói.
Brazil tăng nhập khẩu cá tra Việt Nam

Brazil tăng nhập khẩu cá tra Việt Nam

Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil trong quý đầu năm 2024 đạt gần 28 triệu USD, tăng 44% so với cùng kỳ năm 2023.
Để sầu riêng không còn nỗi lo chung

Để sầu riêng không còn nỗi lo chung

Năm 2023, xuất khẩu sầu riêng mang về giá trị trên 2,24 tỉ USD và hiện vẫn đang tăng tốt. Tuy nhiên, ngành hàng này ẩn chứa nhiều bất ổn do phát triển quá nóng.
Hải Dương chủ động tăng cường xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà

Hải Dương chủ động tăng cường xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà

Năm 2024, huyện Thanh Hà (Hải Dương) có 3.282 ha vải, trong đó vải sớm khoảng 1.900 ha, còn lại là vải thiều chính vụ. Theo đánh giá sơ bộ, năm nay, sản lượng vải của huyện Thanh Hà ước khoảng 20.000-22.000 tấn.
Cạnh tranh gia tăng tại thị trường cá ngừ Trung Đông

Cạnh tranh gia tăng tại thị trường cá ngừ Trung Đông

Các nhà nhập khẩu cá ngừ Trung Đông có xu hướng mở rộng nhập khẩu từ các nước khác tránh phụ thuộc vào Thái Lan, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc hay Seychelles. Do đó, cạnh tranh tại thị trường này đang ngày càng gia tăng.
Xuất khẩu cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng khả quan

Xuất khẩu cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng khả quan

Xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam trong tháng 3/2024 thu về hơn 18 triệu USD, tăng 66% so với cùng kỳ năm 2023. Kết quả này là tín hiệu cho thấy sự phục hồi của nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường.
Loạt tân binh của thương hiệu Omoda và Jaecoo sắp chào bán tại thị trường Việt nam

Loạt tân binh của thương hiệu Omoda và Jaecoo sắp chào bán tại thị trường Việt nam

Ba mẫu Omoda E5, C5, Jaecoo J7 sẽ được hãng chào bán chính hãng ngay trong quý III năm nay và J6 sẽ gia nhập thị trường năm 2025.
"Thủ phủ vải thiều" miền Bắc mất mùa lớn

"Thủ phủ vải thiều" miền Bắc mất mùa lớn

Vải thiều là cây trồng giúp nông dân Bắc Giang thu gần 5.000 tỷ đồng trong năm 2023. Thế nhưng năm nay, 'thủ phủ' vải thiều Bắc Giang mất mùa lớn. Sản lượng vải cả năm dự báo sụt giảm 50% so với năm 2023, đạt trên dưới 100.000 tấn.
Bí quyết bổ sung protein đầy đủ không chỉ từ thịt

Bí quyết bổ sung protein đầy đủ không chỉ từ thịt

Có nhiều người lầm tưởng rằng protein chỉ có trong thịt, thực tế thì nhiều loại rau cũng chứa hàm lượng protein cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn so với ăn nhiều thịt.
Đồng Tháp xuất khẩu 15 tấn củ sen cấp đông sang Nhật Bản

Đồng Tháp xuất khẩu 15 tấn củ sen cấp đông sang Nhật Bản

Sau hai năm đàm phán, sáng 7/5, Đồng Tháp tổ chức lễ công bố lô hàng đầu tiên với 15 tấn củ sen xuất khẩu đi Nhật Bản, mở ra cơ hội trồng sen lấy củ ở miền Tây.
Đấu thầu “ế thảm”, vì sao giá vàng miếng càng ngày càng tăng?

Đấu thầu “ế thảm”, vì sao giá vàng miếng càng ngày càng tăng?

Sau 3 lần hủy đấu thầu vàng, giá vàng miếng SJC tăng vọt lên trên 86 triệu đồng/lượng, nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.
An Gia (AGG) thu nghìn tỷ từ bàn giao sản phẩm dự án trong quý đầu năm 2024

An Gia (AGG) thu nghìn tỷ từ bàn giao sản phẩm dự án trong quý đầu năm 2024

Nhờ tiếp tục bàn giao các sản phẩm tại dự án Westgate (Bình Chánh, TP.HCM) và The Standard (Bình Dương), An Gia đạt lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ hơn 200 tỷ đồng trong quý I/2024. Công ty duy trì cơ cấu tài chính lành mạnh, nợ vay thấp và tiến đến hết nợ trái phiếu trong quý II/2024.
Ba đột phá chính thu hút đầu tư nước ngoài là thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực

Ba đột phá chính thu hút đầu tư nước ngoài là thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực

Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đỗ Thành Trung, việc đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có 3 yếu tố chính đó là thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.
8 điểm nổi bật trên bức tranh kinh tế Việt Nam 4 tháng đầu năm

8 điểm nổi bật trên bức tranh kinh tế Việt Nam 4 tháng đầu năm

Tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 tiếp tục tiếp tục chuyển biến tích cực, nhìn chung tốt hơn tháng 3 và 3 tháng đầu năm; tính chung 4 tháng đầu năm 2024 đạt được kết quả tốt hơn cùng kỳ năm 2023 trên hầu hết các lĩnh vực, với 8 kết quả nổi bật.
Diện tích trồng sầu riêng tăng nóng, phá vỡ mọi quy hoạch

Diện tích trồng sầu riêng tăng nóng, phá vỡ mọi quy hoạch

Trong Quy hoạch Trồng trọt đề ra định hướng đến năm 2030, cả nước phát triển khoảng 65.000 - 75.000ha sầu riêng, nhưng hiện nay diện tích trồng sầu riêng đã vượt gấp đôi so với định hướng phát triển sầu riêng trong đề án phát triển.
Xuất khẩu thủy đã có tín hiệu hồi phục

Xuất khẩu thủy đã có tín hiệu hồi phục

Quý I/2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã có tín hiệu hồi phục nhẹ với mức tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 2 tỷ USD.
Quy định mới về nhập khẩu hàng hóa của Đài Loan

Quy định mới về nhập khẩu hàng hóa của Đài Loan

Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Đài Loan (TFDA) áp dụng quy định mới cho hàng hóa nhập khẩu dùng làm thực phẩm và được phân loại theo mã CCC.
Xuất khẩu trái bưởi tươi sang Australia cần đặc biệt lưu ý gì?

Xuất khẩu trái bưởi tươi sang Australia cần đặc biệt lưu ý gì?

Australia yêu cầu trái bưởi tươi của Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu các biện pháp quản lý rủi ro an toàn sinh học đối với 19 loài sinh vật gây hại .
Thế giới hụt khoảng 7 triệu tấn gạo, cơ hội lớn cho Việt Nam

Thế giới hụt khoảng 7 triệu tấn gạo, cơ hội lớn cho Việt Nam

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) dự báo năm 2024, thế giới sẽ thiếu hụt khoảng 7 triệu tấn gạo, đây sẽ là cơ hội cho các nước xuất khẩu, trong đó có Việt Nam.
Phát triển ngành làm đẹp theo xu hướng tăng trưởng xanh và bền vững tại Việt Nam

Phát triển ngành làm đẹp theo xu hướng tăng trưởng xanh và bền vững tại Việt Nam

Thị trường làm đẹp Việt Nam có tốc độ phát triển hàng đầu so với các nước trong khu vực. Trong bối cảnh phát triển không ngừng của ngành công nghiệp sức khỏe và làm đẹp, việc giữ vững vị thế hàng đầu không chỉ là một lợi thế, mà còn là một yêu cầu chiến lược quan trọng.
Tạo đột phá phát triển ngành mỹ phẩm và chăm sóc sắc đẹp Việt Nam

Tạo đột phá phát triển ngành mỹ phẩm và chăm sóc sắc đẹp Việt Nam

Thị trường làm đẹp Việt Nam có tốc độ phát triển hàng đầu so với các nước trong khu vực. Trong bối cảnh phát triển không ngừng của ngành công nghiệp sức khỏe và làm đẹp, việc giữ vững vị thế hàng đầu không chỉ là một lợi thế, mà còn là một yêu cầu chiến lược quan trọng.
Khó khăn bủa vây, xuất khẩu cá ngừ năm 2024 khó cán mốc “tỷ đô”

Khó khăn bủa vây, xuất khẩu cá ngừ năm 2024 khó cán mốc “tỷ đô”

Trong khi nhiều dự báo cho thấy thị trường cá ngừ toàn cầu sẽ phục hồi, ngành cá ngừ Việt Nam lại tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức có thể kìm hãm sự tăng trưởng xuất khẩu trong thời gian tới.
Ngành du lịch đóng góp tích cực vào doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Ngành du lịch đóng góp tích cực vào doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4/2024 tăng 2% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm 2023 nhờ sự đóng góp tích cực của ngành du lịch.
Gần 9,27 tỷ USD vốn FDI “rót” vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024

Gần 9,27 tỷ USD vốn FDI “rót” vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024

Tính đến ngày 20/4/2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm 2024 tăng 6% so với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm 2024 tăng 6% so với cùng kỳ

Sản xuất công nghiệp tháng 4 tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực. Tính chung bốn tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6,0% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất siêu 4 tháng ước đạt 8,4 tỷ USD

Xuất siêu 4 tháng ước đạt 8,4 tỷ USD

Mặc dù xuất khẩu tháng 4/2024 giảm 8,1% so với tháng trước. Tuy nhiên, do tăng khá mạnh trong quý I, nên tính chung 4 tháng đầu năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 8,4 tỷ USD.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động