Xuất khẩu phân bón 7 tháng tiếp tục giảm mạnh Cả nước xuất khẩu trên 1,1 triệu tấn phân bón Giá phân bón xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 9 đạt 450 USD/tấn |
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2023 cả nước xuất khẩu gần 1,55 triệu tấn phân bón các loại, tương đương 648,9 triệu USD, giá trung bình 419,6 USD/tấn, giảm 11,7% về khối lượng, giảm 40,7% về kim ngạch và giảm 32,9% về giá so với năm 2022.
Riêng tháng 12/2023 xuất khẩu 162.921 tấn phân bón các loại, đạt 71,41 triệu USD, giá 438,3 USD/tấn, tăng 93,5% về khối lượng, tăng 90,4% kim ngạch nhưng giảm 1,6% về giá so với tháng 11/2023. So với tháng 12/2022 cũng tăng 23,5% về lượng, tăng 10% kim ngạch nhưng giảm 10,8% về giá.
Phân bón của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Campuchia, riêng thị trường này đã chiếm 38% trong tổng khối lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước, đạt 584.929 tấn, tương đương 246,69 triệu USD, giá trung bình 421,7 USD/tấn, tăng 20,9% về lượng nhưng giảm 3,2% kim ngạch và giá giảm 19,9% so với cùng kỳ năm 2022. Riêng tháng 12/2023 xuất khẩu sang thị trường này đạt 89.467 tấn, tương đương 38,5 triệu USD, giá trung bình 430,3 USD/tấn, tăng 225% về lượng, tăng 227% kim ngạch, giá 16,2% so với tháng 11/2023.
Đứng sau thị trường Campuchia là thị trường Hàn Quốc đạt 89.297 tấn, tương đương 35,03 triệu USD, giá trung bình 392,3 USD/tấn, tăng 0,12% về lượng, giảm 46,8% kim ngạch và giảm 46,6% về giá, chiếm 5,8% trong tổng khối lượng và chiếm 5,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước.
Xuất khẩu sang thị trường Malaysia đạt 97.250 tấn, tương đương 33,78 triệu USD, giá trung bình 347,3 USD/tấn, giảm mạnh 22,8% về lượng, giảm 48,3% kim ngạch và giá giảm 33%, chiếm 6,3% trong tổng khối lượng và chiếm 5,2% trong tổng kim ngạch.
Xuất khẩu sang các thị trường FTA RCEP đạt 954.207 tấn, tương đương 398,93 triệu USD, tăng 0,94% về lượng, giảm 28,5% kim ngạch. Xuất khẩu sang các thị trường FTA CPTTP đạt 106.768 tấn, tương đương 37,9 triệu USD, giảm 28,6% về lượng, giảm 53,4% kim ngạch. Xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á đạt 855.392 tấn, tương đương 359,77 triệu USD, tăng 2,7% về lượng, giảm 24,4% kim ngạch.
Năm 2023 cả nước xuất khẩu gần 1,55 triệu tấn phân bón các loại. |
Trước đó, Bộ Tài chính đề xuất chưa điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu mặt hàng phân bón mà thực hiện theo quy định hiện hành.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Về kiến nghị điều chỉnh mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với một số loại phân bón, Bộ Tài chính cho biết, Hiệp hội Phân bón Việt Nam (sau đây gọi là Hiệp hội) tổng hợp kiến nghị của một số doanh nghiệp thành viên về thuế suất thuế xuất khẩu một số loại phân bón như sau:
Kiến nghị điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu phân bón supe lân (SSP) (thuộc nhóm 31.03) là 0% do: năng lực sản xuất dư thừa, cần phải có đầu ra xuất khẩu để các doanh nghiệp sản xuất SSP tồn tại để phục vụ sản xuất trong nước; Supe lân là mặt hàng được khuyến khích xuất khẩu; và việc bị áp thuế xuất khẩu 5% theo quy định tại Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 thì có thể dẫn đến việc cạnh tranh gay gắt từ sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc khiến sản phẩm supe lân của Việt Nam kém lợi thế khi xuất khẩu.
Kiến nghị điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu phân bón urê (thuộc nhóm 31.02) là 5% do: năng lực sản xuất dư thừa; áp lực cạnh tranh do Brunei gia nhập thị trường phân bón.
Kiến nghị điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu phân bón kali sulphate (K2SO4, tên thương mại SOP) (thuộc nhóm 31,04) là 0%: Lý do là hiện tại, ở Việt Nam, Công ty SOP Phú Mỹ là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam và thứ hai tại Đông Nam Á sản xuất kali sulphate, cung ứng khoảng 60% cho thị trường trong nước. Nguyên liệu để sản xuất SOP là kali clorua và axit sunphuric hoàn toàn nhập khẩu.
Về kiến nghị của Hiệp hội Phân bón Việt Nam, tại Tờ trình Chính phủ, Bộ Tài chính báo cáo như sau: Trước bối cảnh diễn biến tình hình thị trường phân bón có nhiều biến động, giá các loại phân bón trên thị trường liên tục tăng cao, trên cơ sở đề xuất của một số cơ quan, đơn vị và để góp phần hạ giá phân bón trong nước, ổn định nguồn cung, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo quản lý chặt chẽ, tránh gian lận trong quá trình thực hiện, tại Nghị định số 26/2023/NĐ-CP quy định mức thuế suất thuế xuất khẩu mặt hàng phân Urê, DAP, MAP là 5%.
Việc giữ mức thuế xuất khẩu cao hơn 0% đối với mặt hàng phân bón sẽ góp phần giữ lại nguồn phân bón sử dụng trong nước, ổn định thị trường phân bón trong bối cảnh giá phân bón đang có xu hướng tăng cao.
Về cơ bản, trước khi Nghị định số 26/2023/NĐ-CP có hiệu lực, các mặt hàng phân bón được điều chỉnh phần lớn chịu mức thuế suất thuế xuất khẩu là 5% khi tính toán và áp thuế dựa theo tỷ lệ 51% (ví dụ như phân urea, phân lân); riêng đối với phân DAP trước đây chịu thuế xuất khẩu là 0% (do tỷ lệ tài nguyên khoáng sản cộng chi phí năng lượng nhỏ hơn 51%), sản xuất trong nước chỉ đáp ứng 60%, phần còn lại phải nhập khẩu từ bên ngoài nên việc áp dụng thuế xuất khẩu 5% tại Nghị định 26/2023/NĐ-CP cũng là phù hợp để góp phần giữ lại nguồn phân bón sử dụng trong nước, ổn định thị trường phân bón.
Xuất khẩu phân bón giảm mạnh về kim ngạch |
Nhập khẩu phân bón 5 tháng giảm mạnh |
Thuế xuất khẩu phân bón NPK về 0% từ ngày 15/7/2023 |