Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về gần 48 tỷ USD Xuất khẩu gỗ và lâm sản dự kiến về đích trên 17 tỉ USD, tăng 18,9% Xuất khẩu gỗ và lâm sản dự kiến về đích trên 17 tỉ USD, tăng 18,9%? |
Xuất khẩu lâm sản vượt 17 tỷ USD. |
Đạt kỷ lục mới
Cục Lâm nghiệp vừa thông tin, kim ngạch xuất khẩu lâm sản năm 2024 ước đạt mức kỷ lục 17,3 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ khoảng 16,3 tỷ USD, còn lại 1 tỷ USD là lâm sản ngoài gỗ. Giá trị xuất siêu của ngành lâm nghiệp ước khoảng 14,4 tỷ USD…
Kỷ lục xuất khẩu năm nay tăng 19,4% so với năm 2023 và tăng hơn 2% so với kỷ lục trước đó, được thiết lập năm 2022. Khi ấy, xuất khẩu lâm sản đạt 16,9 tỷ USD, bao gồm 15,8 tỷ USD là gỗ và sản phẩm gỗ, còn lại khoảng 1,1 tỷ USD là lâm sản ngoài gỗ.
Thông tin chi tiết hơn, Cục Lâm nghiệp cho biết, trong tháng 12/2024, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,55 tỷ USD, tăng 6% so với tháng 11/2024 và tăng 15,8% so với 12/2023. Trong đó, riêng sản phẩm gỗ ước đạt 1,1 tỷ USD, tăng 7,5% so với tháng 11/2024 và tăng 15,5% so với tháng 12/2023. Tính cả giá trị lâm sản ngoài gỗ, kim ngạch xuất khẩu nhóm lâm sản trong tháng 12/2024 ước đạt 1,68 tỷ USD.
Luỹ kế cả năm 2024, kim ngạch xuất khẩu lâm sản ước đạt mức kỷ lục 17,3 tỷ USD, tăng 19,4% so với năm 2023. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ khoảng 16,3 tỷ USD, còn lại là lâm sản ngoài gỗ. Giá trị xuất siêu của toàn ngành lâm nghiệp năm 2024 ước khoảng 14,4 tỷ USD.
Hầu hết các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu đều ghi nhận tốc độ tăng trưởng tích cực trong năm 2024. Dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu cả năm là mặt hàng ghế khung gỗ. Tính đến hết tháng 11/2024, mặt hàng này đạt 3,1 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2023.
Tiếp theo là đồ nội thất phòng khách và phòng ăn đạt; dăm gỗ; đồ nội thất phòng ngủ; gỗ, ván và ván sàn; đồ nội thất nhà bếp. Tất cả nhóm sản phẩm này đều đạt kim ngạch vượt 1 tỷ USD.
Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 55% tổng kim ngạch xuất khẩu. Theo Cục Lâm nghiệp, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ tăng trưởng tích cực nhờ nhu cầu tăng cao và hàng tồn kho giảm tại thị trường này.
Bên cạnh đó, sự chuyển dịch chuỗi cung ứng do các biện pháp bảo hộ thương mại của Hoa Kỳ đối với hàng hóa Trung Quốc cũng tạo ra cơ hội lớn cho sản phẩm gỗ Việt Nam.
Ngoài ra, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc tiếp tục là những thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chính của Việt Nam. Những thị trường này không chỉ có nhu cầu cao, mà còn đòi hỏi các sản phẩm đạt chuẩn về chất lượng, thiết kế và tính bền vững.
Từ chiều ngược lại, trong năm 2024, Việt Nam nhập khoảng 5,45 triệu m3 gỗ nguyên liệu, với trị giá 1,79 tỷ USD, tăng gần 25% về lượng và 18,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. "Nhập khẩu gỗ nguyên liệu tăng khi nhu cầu từ các thị trường lớn có nhiều tín hiệu tích cực, tồn kho giảm, trong khi nhu cầu sản phẩm gỗ trên toàn cầu không giảm", ông Bảo nhận định, đồng thời cho rằng sự gia tăng trong xuất khẩu cho thấy nhu cầu tiêu thụ toàn cầu đang hồi phục và sản phẩm của Việt Nam ngày càng đáp ứng tốt các tiêu chuẩn quốc tế.
Theo ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đang tăng trưởng nhờ những tín hiệu tích cực từ các thị trường như Hoa Kỳ, EU... Trong đó, Hoa Kỳ vẫn là thị trường lớn nhất, chiếm 52-55% giá trị xuất khẩu gỗ của Việt Nam.
"Dù chưa vào mùa cao điểm về tiêu thụ đồ gỗ, nhưng trong những tháng gần đây, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam vẫn đạt 1,2-1,4 tỷ USD mỗi tháng. Việc các công ty gỗ Việt Nam theo kịp các xu hướng mới nhất tại thị trường Hoa Kỳ là điều quan trọng để đồ gỗ Việt Nam đáp ứng được sở thích của người tiêu dùng", ông Khanh nhận định, đồng thời dự báo với tốc độ tăng trưởng hiện tại, khi thế giới bước vào mùa mua sắm cao điểm cuối năm, có thể chứng kiến xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam mỗi tháng đạt 1,6-1,8 tỷ USD. Qua đó, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm có thể đạt 17,5 tỷ USD", ông Nguyễn Quốc Khanh cho biết.
Phấn đấu xuất khẩu lâm sản đạt 18 tỷ USD năm 2025
Phấn đấu giá trị xuất khẩu lâm sản đạt 18 tỷ USD. |
Cục Lâm nghiệp đánh giá, năm 2024 toàn ngành đã tham mưu, triển khai xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, dự án, quy hoạch đảm bảo tiến độ, chất lượng.
Tham mưu tổng hợp kết quả thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ thực hiện ngành lâm nghiệp, chương trình phát triển lâm nghiệp, phục vụ công tác chỉ đạo điều hành; tập trung chỉ đạo quyết liệt, đưa ra các giải pháp chỉ đạo kịp thời và phù hợp. Do vậy, ngành lâm nghiệp duy trì được kết quả khả quan, góp phần quan trọng vào kết quả của Bộ NN-PTNT.
Ngoài ra, công tác thông tin, truyền thông, phổ biến pháp luật, tập huấn các văn bản hướng dẫn được kịp thời, góp phần nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình. Chi trả dịch vụ môi trường rừng tiếp tục được triển khai hiệu quả, góp phần bảo vệ rừng, tăng thu nhập cho người dân, các đơn vị tham gia bảo vệ rừng.
Hợp tác quốc tế về lâm nghiệp phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, qua đó tăng cường hợp tác phát triển sản xuất và thúc đẩy thị trường xuất khẩu lâm sản…
Dù vậy, công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch ở địa phương còn hạn chế, bất cập như chậm rà soát, bổ sung quy hoạch để đảm bảo tính khả thi. Công tác trồng rừng phòng hộ, đặc dụng gặp nhiều khó khăn do quỹ đất trồng rừng ngày càng khó khăn, manh mún, phân bố ở những nơi xa xôi, đòi hỏi chi phí cao…
Năm 2025, toàn ngành đặt mục tiêu tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 4,5 - 5%; phấn đấu giá trị xuất khẩu lâm sản đạt 18 tỷ USD.
Trồng rừng tập trung 250.000 ha; trồng cây phân tán 140 triệu cây. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng là 22,5 triệu m³. Diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững là 70.000 ha. Thu dịch vụ môi trường rừng đạt 3.200 tỷ đồng…
10 tháng năm 2023, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt hơn 43 tỷ USD |
Xuất siêu nông, lâm, thủy sản tăng gần 34% |
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về gần 48 tỷ USD |