Vải thiều Lục Ngạn được Nhật Bản cấp Bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý Việt Nam là thị trường cung cấp tôm lớn nhất cho Nhật Bản năm 2020 Năm 2020, Nhật Bản giảm nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam |
Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 4 cho Nhật Bản |
Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Nhật Bản cho hay, tháng 1/2021, nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản đạt 165,03 nghìn tấn, trị giá 106,99 tỷ Yên (tương đương 997,9 triệu USD), giảm 4,8% về lượng và giảm 16,9% về trị giá so với tháng 1/2020. Tháng 1/2021, Nhật Bản tăng nhập khẩu cá ngừ và trứng cá, trong khi giảm nhập khẩu tôm, mực, bạch tuộc... so với cùng kỳ năm 2020.
Trung Quốc, Chile, Nauy, Việt Nam, Thái Lan là các thị trường cung cấp thủy sản lớn nhất cho Nhật Bản. Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 4 cho Nhật Bản trong tháng 1/2021, đạt 11,4 nghìn tấn, trị giá 9,17 tỷ Yên (tương đương 85,5 triệu USD), tăng 0,3% về lượng, nhưng giảm 14,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần thủy sản Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Nhật Bản tăng từ 6,6% trong tháng 1/2020, lên 7% trong tháng 1/2021.
Riêng đối với mặt hàng tôm, số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam cho hay, trong tháng 1/2021, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu tôm lớn thứ 2 của Việt Nam về trị giá, nhưng là thị trường lớn nhất tính theo lượng, đạt 4,9 nghìn tấn, trị giá 42,6 triệu USD, tăng 25,6% về lượng và tăng 22,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Cần đảm bảo quá trình nuôi trồng thủy sản không sử dụng các chất kháng sinh tổng hợp bị cấm theo quy định của Nhật Bản |
Sản phẩm thủy sản tươi sống và chế biến muốn được nhập khẩu vào Nhật Bản cần phải đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn quy định trong Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, đối với thủy sản nuôi trồng, cần đảm bảo quá trình nuôi trồng thủy sản không sử dụng các chất kháng sinh tổng hợp bị cấm theo quy định của Nhật Bản, và đáp ứng quy định về dư lượng kháng sinh.
Đối với các nhà xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản, con đường thâm nhập thị trường phổ biến nhất thường là thông qua một công ty thương mại nhập khẩu của Nhật Bản. Các công ty thương mại nhập khẩu trong ngành thủy sản sẽ phân phối sản phẩm thủy sản tới các nhà bán lẻ hoặc tới các chợ bán buôn tập trung.
Một số nhà xuất khẩu nước ngoài cũng đã thành lập công ty nhập khẩu của riêng họ tại Nhật Bản, tuy nhiên họ gặp phải trở ngại trong việc tìm ra con đường riêng để tiếp cận tới các nhà bán lẻ và người tiêu dùng.
Một trong những thách thức lớn hiện nay của các nhà chế biến thủy sản Nhật Bản là việc phải đảm bảo nguồn cung nguyên liệu thủy sản ổn định. Do vậy xuất khẩu và gia công xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản vẫn còn tiềm năng lớn để tiếp tục mở rộng và phát triển.
Tại hội nghị công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2020 và kế hoạch công tác năm 2021, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, năm 2020, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là hơn 46.217ha, tăng gấp 1,9 lần so với cùng kỳ năm 2019; ngoài ra còn có khoảng 10.274 lồng, bè, bể nuôi trồng thủy sản cũng bị thiệt hại. Từ đầu năm 2021 đến ngày 15/3/2021, có hơn 1.897ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do dịch bệnh, giảm 61% so với cùng kỳ năm 2020. |