Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị giảm thuế BVMT đối với xăng dầu

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, trong đó giảm 2.000 đồng/lít xăng, 1.000 đồng/lít dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn.
Thông qua dự án Nghị quyết trình UBTVQH về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu Bộ Tài chính “chốt” giảm thuế bảo vệ môi trường 2.000 đồng/lít xăng Giảm thuế xăng dầu góp phần đảm bảo hài hòa lợi ích người dân, doanh nghiệp
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp

Chiều 23/3, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 9, đợt 2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét thông qua dự thảo Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2022.

Giảm thuế xăng, dầu từ 700-2000 đồng/lít

Trình bày Tờ trình Dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trước bối cảnh thị trường xăng dầu thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, giá dầu thô trên thị trường thế giới có xu hướng tăng cao trong thời gian qua, để đảm bảo cân đối cung cầu mặt hàng xăng dầu đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và hỗ trợ, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội thì cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp về thuế.

Các sắc thuế áp dụng đối với mặt hàng xăng dầu gồm: thuế nhập khẩu (đối với xăng dầu nhập khẩu), thuế tiêu thụ đặc biệt (đối với xăng), thuế BVMT và thuế giá trị gia tăng (GTGT) (không thu phí, lệ phí đối với xăng dầu). So với nhiều nước trên thế giới, tỷ trọng thuế trong giá xăng dầu bán ra của nước ta hiện nay vẫn thấp hơn mức bình quân chung. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu rõ, từ cơ cấu các chính sách thuế đối với xăng dầu như báo cáo nêu trên thì giải pháp nghiên cứu điều chỉnh giảm mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn là giải pháp phù hợp và cần thiết.

Căn cứ các nguyên tắc điều chỉnh mức thuế BVMT, sau khi tính toán trên cơ sở khả năng cân đối NSNN, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức thuế BVMT đối với nhóm xăng, dầu, mỡ nhờn như sau: Xăng giảm 2.000 đồng/lít, từ 4.000 đồng/lít xuống 2.000 đồng/lít. Dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn giảm 1.000 đồng/lít, từ 2.000 đồng/lít xuống 1.000 đồng/lít.Mỡ nhờn giảm 1.000 đồng/kg, từ 2.000 đồng/kg xuống 1.000 đồng/kg.

Dầu hỏa giảm 700 đồng/lít, từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 300 đồng/lít. Nhiên liệu bay giữ như mức hiện hành đang được giảm là 1.500 đồng/lít theo Nghị quyết số 13/2021/UBTVQH15 ngày 31/12/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Để đảm bảo tính kịp thời của chính sách, Chính phủ đề nghị Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2022 đến hết ngày 31/12/2022. Mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn từ ngày 01/01/2023 thực hiện theo quy định hiện hành tại Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Tờ trình của Chính phủ về dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2022
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Tờ trình của Chính phủ về dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2022

Giảm thuế xăng, dầu, mỡ nhờn góp phần trực tiếp làm giảm giá bán lẻ xăng

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, với dự kiến sản lượng tiêu thụ xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2022 sẽ tương đương như thời điểm trước khi xảy ra dịch COVID-19 là năm 2019, khi đó, với mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn như đề xuất thì dự kiến số thu thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn sẽ giảm cả năm khoảng 29.035 tỷ đồng/năm, từ đó tác động làm giảm thu NSNN (bao gồm cả thuế BVMT, thuế GTGT) cả năm khoảng 31.938 tỷ đồng/năm (số giảm thu NSNN bình quân tháng là 2.661,6 tỷ đồng/tháng).

Nếu tính giảm mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn từ ngày 1/4/2022 thì số giảm thu NSNN (bao gồm cả thuế BVMT, thuế GTGT) sẽ khoảng 23.954 tỷ đồng.

Tuy nhiên, việc giá dầu thô thế giới và giá xăng dầu trong nước liên tục tăng trong thời gian qua và được dự báo là có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới sẽ có tác động làm tăng thu NSNN, đặc biệt là nguồn thu từ dầu thô. Qua đó, sẽ bù đắp số giảm thu do việc giảm mức thuế BVMT theo phương án trên.

Tác động đến giá bán lẻ xăng, dầu, mỡ nhờn, việc giảm mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn như đề xuất sẽ góp phần trực tiếp làm giảm giá bán lẻ xăng, dầu, mỡ nhờn (bao gồm cả thuế GTGT) tương ứng là 2.200 đồng/lít đối với xăng; 1.100 đồng/lít đối với dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn; 1.100 đồng/kg đối với mỡ nhờn; 770 đồng/lít đối với dầu hỏa.

Tác động đến CPI, lạm phát và tăng trưởng kinh tế, việc giảm thuế BVMT đối với nhóm xăng, dầu, mỡ nhờn sẽ góp phần làm giảm giá bán, từ đó làm hạn chế sự gia tăng chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, ổn định lạm phát, góp phần làm giảm chỉ số CPI.

Tuy nhiên, do thuế BVMT là số tuyệt đối, CPI là số tương đối nên tác động của việc giảm thuế BVMT đến CPI giảm dần khi giá xăng dầu tiếp tục tăng lên so với hiện hành; giảm 0,61% CPI nếu giá xăng dầu tăng 10% so với mức hiện hành; giảm 0,56% CPI nếu giá xăng dầu tăng 20% so với mức hiện hành; giảm 0,52% CPI nếu giá xăng dầu tăng 30% so với mức hiện hành…

Đảm bảo phù hợp với các nguyên tắc điều chỉnh mức thuế BVMT, việc điều chỉnh giảm mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn là phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trước bối cảnh giá dầu thô thế giới và giá xăng dầu trong nước biến động tăng và có xu hướng tăng cao trong khi nền kinh tế - xã hội đang gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch COVID-19.

Đồng thời, việc điều chỉnh đảm bảo trong khung mức thuế BVMT quy định tại Luật thuế BVMT nên vẫn đảm bảo nguyên tắc phù hợp với mức độ gây tác động xấu đến môi trường của hàng hóa.

Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét sự cần thiết ban hành Nghị quyết, thời gian có hiệu lực của Nghị quyết, các mức thuế bảo vệ môi trường cụ thể
Toàn cảnh phiên họp

Trong ngắn hạn, sản lượng tiêu thụ xăng, dầu, mỡ nhờn khó có khả năng tăng cao hơn so với thời điểm trước dịch (năm 2019) vì nền kinh tế - xã hội vẫn còn đối mặt nhiều nguy cơ tiềm ẩn do tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp. Do đó, về cơ bản, việc giảm mức thuế BVMT đối với xăng dầu trong năm 2022 sẽ không làm ảnh hưởng đến mục tiêu BVMT của chính sách thuế BVMT do mức gia tăng tiêu thụ xăng dầu sẽ không quá lớn.

Đồng thời, việc giảm thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn không vi phạm cam kết quốc tế về môi trường mà Việt Nam là thành viên; không làm tăng phát thải khí nhà kính và không ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050 do việc thực hiện giảm mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn là có thời hạn đến hết ngày 31/12/2022.

Kịp thời giảm thuế để giảm giá xăng dầu, ổn định thị trường

Báo cáo thẩm tra về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Phú Cường cho biết, đa số ý kiến cơ bản thống nhất việc trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, điều chỉnh giảm thuế đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong điều kiện hiện nay để kịp thời góp phần bình ổn thị trường xăng dầu trong bối cảnh nguồn cung xăng dầu khan hiếm; góp phần hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau dịch Covid-19; bảo đảm hài hòa lợi ích của người dân, doanh nghiệp, Nhà nước.

Cho rằng, giảm thuế là chính sách hỗ trợ, thể hiện sự chia sẻ của Nhà nước với người dân, doanh nghiệp, đa số ý kiến thẩm tra thống nhất với mức thuế theo đề xuất của Chính phủ, cụ thể: Xăng, trừ etanol mức thuế 2.000đ/lít; Dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn mức thuế 1.000đ/lít (giảm 50% so với các mức thuế hiện hành); Dầu hỏa mức thuế 300đ/lít (giảm 70% so với mức thuế hiện hành); Nhiên liệu bay mức thuế 1.500đ/lít (giữ như mức thuế hiện hành). Đồng thời, thống nhất thời hạn áp dụng Nghị quyết như đề xuất của Chính phủ (từ 01/4/2022 đến 31/12/2022).

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Phú Cường trình bày báo cáo thẩm tra
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Phú Cường trình bày báo cáo thẩm tra

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng, Tờ trình của Chính phủ chưa báo cáo rõ căn cứ tính toán mức độ giảm thuế đối với từng mặt hàng, theo các kịch bản điều hành tương ứng với mức độ biến động của giá dầu thô trên thế giới. Mức giảm thuế BVMT đối với các mặt hàng xăng dầu cần được cân nhắc lại một cách có cơ sở. Do đó, đề nghị Chính phủ giải trình rõ các căn cứ để xác định và đề xuất mức giảm đều 50% đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu, trừ dầu hỏa và bổ sung số liệu so sánh giá xăng dầu với các nước trong khu vực để tránh buôn lậu, chuyển xăng dầu ra bên ngoài.

Ngoài ra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Nguyễn Phú Cường cũng đề nghị trong công tác điều hành đối với xăng dầu, Chính phủ cân nhắc khả năng điều hành giảm thuế nhập khẩu MFN của mặt hàng xăng như một biện pháp bổ sung để can thiệp trong trường hợp giá dầu thô trên thị trường thế giới tiếp tục có biến động. Trên cơ sở đánh giá tình hình nhập khẩu từ các nước ASEAN, Hàn Quốc, Singapo, khả năng đáp ứng của sản xuất trong nước và biến động về giá trên thị trường thế giới, Chính phủ tính toán mức độ giảm thuế nhập khẩu MFN một cách phù hợp để có thể điều chỉnh trong trường hợp cần thiết nhằm đa dạng hóa nguồn cung.

Để góp phần giảm áp lực về nguồn cung xăng dầu trên thị trường trong nước, đề nghị Chính phủ tăng cường công tác quản lý, kịp thời kiểm tra và có biện pháp xử lý phù hợp, đảm bảo các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu trong nước sử dụng đúng quy định đối với lượng xăng dầu dự trữ thương mại của doanh nghiệp.

Trong điều hành giá xăng dầu, đề nghị Chính phủ nghiên cứu khả năng giảm chu kỳ điều hành giá để cập nhật hơn với biến động của thị trường thế giới. Về lâu dài, ngoài việc trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu bằng tiền, Chính phủ cần nghiên cứu khả năng bổ sung công cụ cho Quỹ bằng hiện vật (xăng dầu) để đa dạng hóa các công cụ có thể sử dụng tham gia điều tiết, hỗ trợ cho mục tiêu bình ổn thị trường xăng dầu trong nước.

Nghiên cứu giải pháp điều hành giá xăng dầu mang tính dài hạn, căn cơ

Thảo luận tại phiên họp, khẳng định việc điều chỉnh giảm thuế BVMT đối với xăng, dầu theo đề xuất của Chính phủ là cần thiết trong bối cảnh hiện nay, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ việc Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định nội dung này là phù hợp với Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2022; Điều 8 Luật Thuế BVMT về thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định mức thuế BVMT và đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi thực tiễn.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua, cử tri và các đại biểu Quốc hội cũng đặc biệt quan tâm đến biến động giá xăng dầu, tình trạng khan hiếm, đứt gãy nguồn cung, xuất nhập khẩu xăng dầu. Tuy nhiên đến nay Chính phủ mới đề xuất xử lý vấn đề này được cho rằng vẫn còn hơi chậm, nếu có thể giải quyết kịp thời hơn, sớm hơn sẽ tốt hơn.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cơ bản tán thành với đề xuất của Chính phủ
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cơ bản tán thành với đề xuất của Chính phủ

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết, về bản chất sẽ phải dùng sắc thuế khác để giảm giá xăng dầu tuy nhiên các sắc thuế khác thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, trước yêu cầu về tính cấp thiết trong điều hành giá xăng dầu không thể đợi đến kỳ họp để trình Quốc hội. Do đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế bày tỏ nhất trí với đề xuất của Chính phủ về giải pháp trước mắt trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xet quyết định giảm thuế BVMT với các mức điều chỉnh giảm cụ thể như Tờ trình.

Về dài hạn cần nghiên cứu sử dụng các công cụ thuế như thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt. Cùng với đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đề nghị Chính phủ, các Bộ trong thời gian tới cần quan tâm đến việc điều hành Quỹ Bình ổn giá xăng dầu một cách linh hoạt, công khai, minh bạch; xem xét cơ cấu giá cơ sở giá xăng dầu, giảm tiêu hao…

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp

Ghi nhận sự tích cực, chủ động, trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công thương đã quan tâm đến việc điều hành giá xăng dầu, xem xét giải pháp để giảm giá xăng dầu với tinh thần chia sẻ với người dân và doanh nghiệp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết xăng dầu là mặt hàng thiết yếu thuộc diện bình ổn giá bên cạnh việc bám sát giá thế giới nhưng cũng cần có sự điều hành của Nhà nước nhằm bảo đảm đa mục tiêu như chỉ số CPI, tăng trưởng, việc làm, đời sống Nhân dân.

Đối với các nội dung cụ thể, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cơ bản tán thành với Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, việc điều chỉnh giảm thuế BVMT lần này là giải pháp tình thế, dự kiến áp dụng từ ngày 01/4/2022 đến hết năm.

Từ giờ đến cuối năm dự báo tình hình còn nhiều biến động khó lường, nếu Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp liên tục điều chỉnh chính sách liên tục thì khó có thể bảo đảm kịp thời. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị thảo luận thêm để có giải pháp bảo đảm linh hoạt trong điều hành.

Nêu rõ, việc giảm thuế BVMT đối với xăng dầu sẽ dẫn đến giảm thu ngân sác nhà nước, Chủ tịch Quốc hội lưu ý cần phấn đấu thực hiện tăng thu ở các lĩnh vực khác, chống thất thu để vẫn bảo đảm thu ngân sách năm.

Liên quan đến nội dung Chủ tịch Quốc hội gợi ý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Luật Thuế BVMT giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định mức thuế cụ thể đối với từng loại hàng hóa chịu thuế. Đây được coi là một bước ủy quyền của Quốc hội cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Vì vậy, về nguyên tắc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải ban hành. Trong trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ủy quyền tiếp cho Thủ tướng Chính phủ thì phải có sự kiểm soát khung về mức và về thời gian.

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải làm rõ một số nội dung Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải làm rõ một số nội dung Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết người dân, doanh nghiệp rất mong đợi quyết định về giảm thuế BVMT để giảm giá xăng dầu trong thời điểm hiện tại. Đồng thời cho rằng việc tạo điều kiện để Chính phủ, Thủ tưởng Chính phủ, các Bộ ngành, Ban điều hành giá linh hoạt chủ động điều hành giá bám sát tình hình giá thế giới, biến động liên tục.

Thứ trưởng Bộ Công thương làm rõ giá xăng dầu hiện này được điều hành công khai minh bạch. Người dân, các cơ quan hoàn toàn có thể dự báo được việc điều chỉnh giá dựa vào công thức, biến động giá thị trường thế giới…Mỗi lần điều chỉnh giá đều đúng ngày đúng giờ theo quy định, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và có lý giải về mức giá điều chỉnh.

Trong quá trình điều hành giá xăng dầu của Chính phủ, của Liên Bộ Công thương - Tài chính đều cân nhắc tính toán chặt chẽ để bảo đảm tổng thể, hài hòa nhiều lợi ích các bên từ doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, người dân, doanh nghiệp sử dụng xăng dầu làm nguyên nhiên liệu đầu vào, điều hành kinh tế vĩ mô, chỉ số giá tiêu dùng.

Dẫn chứng trường hợp giá xăng dầu thị trường thế giới tăng thì các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu rất mong điều chỉnh giá trong nước tăng nhanh nhưng tăng lên nhanh sẽ ảnh hưởng lớn đến người dân, doanh nghiệp sản xuất và giá cả các hàng hóa, dịch vụ. Do đó, trong quá trình điều hành của Chính phủ có sự cân nhắc.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham gia biểu quyết thông qua Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2022
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham gia biểu quyết thông qua Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2022

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ: Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất xem xét và thông qua Nghị quyết về mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn theo thủ tục rút gọn tại một phiên họp. Trong điều kiện giá xăng, dầu thế giới tăng cao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất điều chỉnh mức thuế BVMT như đề xuất của Chính phủ.

Đồng thời, đề nghị Chính phủ nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện các quy định được quản lý, điều hành giá xăng, dầu, bám sát diễn biến giá thế giới nhưng có đủ các giải pháp để đảm bảo giá bán xăng, dầu hợp lý, phục vụ sản xuất kinh doanh, đời sống của Nhân dân, kiểm soát lạm phát; rà soát, điều chỉnh phù hợp với các khoản thuế, phí, các yếu tố cấu thành giá cơ sở, các định mức chi phí, định mức hao hụt, định mức lợi nhuận; nâng cao năng lực dự trữ quốc gia; sử dụng hợp lý Quỹ bình ổn giá xăng, dầu để bình ổn giá thị trường và các giải pháp khác về kinh tế và an sinh xã hội. Chú ý các giải pháp đảm bảo nguồn lực, cân đối ngân sách để tiếp tục thực hiện các mục tiêu liên quan đến môi trường và phát triển bền vững và xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Sau khi nghe trình bày Tờ trình, báo cáo thẩm tra và tiến hành thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2022 với 100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành.

Minh Kiệt - Bảo Yến

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong quý I/2025, đạt 2,45 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong quý I/2025, đạt 2,45 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam phục hồi ấn tượng trong quý I/2025, với kim ngạch đạt 2,45 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2024.
Đạt hơn tỷ USD trong tháng 3, xuất khẩu cà phê hướng tới kỷ lục 8 – 10 tỷ USD

Đạt hơn tỷ USD trong tháng 3, xuất khẩu cà phê hướng tới kỷ lục 8 – 10 tỷ USD

Khối lượng xuất khẩu cà phê tháng 3 ước đạt 200.000 tấn với giá trị đạt 1,16 tỉ USD, nếu mức giá cao duy trì được trong 3 quý còn lại, cả năm có thể thiết lập mốc kỷ lục 8 tỷ USD.
Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Hội chợ VIETNAM EXPO 2025

Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Hội chợ VIETNAM EXPO 2025

Tiếp nối thành công của các kỳ hội chợ trước, Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 (Vietnam Expo 2025) chính thức khai mạc sáng nay (2/4) tại Hà Nội. Hội chợ đã thu hút sự tham gia của khoảng 400 doanh nghiệp từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ, với quy mô trên 500 gian hàng.
Cần chiến lược dài hơi để xuất khẩu rau quả "đi được đường dài"

Cần chiến lược dài hơi để xuất khẩu rau quả "đi được đường dài"

Rau quả được coi điểm sáng nhất trong xuất khẩu nhóm nông sản năm 2024. Tuy nhiên, bước sang năm 2025, xuất khẩu những mặt hàng này lại giảm 3 tháng liên tiếp, các chuyên gia cảnh báo nếu tình trạng này kéo dài sẽ khó đạt chỉ tiêu 8 tỉ USD đã đề ra.
Hoa Kỳ “siết” tiêu chuẩn với hàng hóa nhập khẩu, Việt Nam chủ động ứng phó

Hoa Kỳ “siết” tiêu chuẩn với hàng hóa nhập khẩu, Việt Nam chủ động ứng phó

Ngày 1/4, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến cung cấp thông tin về tình hình sản xuất và xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam trong ba tháng đầu năm 2025.
VIETNAM EXPO 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

VIETNAM EXPO 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 - VietNam Expo 2025 sẽ diễn ra từ ngày 2-5/4 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội.
Lý do các sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay nhà bán từ 1/4

Lý do các sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay nhà bán từ 1/4

Theo các sàn thương mại điện tử, lý do các sàn thương mại điện tử vẫn chưa thể nộp thuế thay nhà bán từ 1/4 vì đến thời điểm này Nghị định quy định chi tiết về cách thức thực hiện vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt và ban hành.
Singapore chính thức mở cửa thị trường một số sản phẩm thịt và trứng gia cầm từ Việt Nam

Singapore chính thức mở cửa thị trường một số sản phẩm thịt và trứng gia cầm từ Việt Nam

Việc Singapore mở cửa thị trường đối với một số sản phẩm thịt và trứng của Việt Nam được kỳ vọng sẽ mang lại cú huých đáng kể đối với kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam.
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13%

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13%

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 15,72 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2024.
Cherry, táo, nho khô được giảm thuế nhập khẩu, nông sản Việt có bị "lép vế"?

Cherry, táo, nho khô được giảm thuế nhập khẩu, nông sản Việt có bị "lép vế"?

Từ 31/3, một số mặt hàng như ô tô, gỗ, ethanol, đùi gà đông lạnh, hạt dẻ cười, hạnh nhân, quả táo tươi, cherry, nho khô... sẽ được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới. Đây là áp lực lớn cho ngành nông sản Việt, đòi hỏi phải có sức cạnh tranh tốt hơn để không rơi vào tình cảnh thua trên “sân nhà”.
Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tăng cường kiểm tra, giám sát hàm lượng asen trong sản phẩm

Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tăng cường kiểm tra, giám sát hàm lượng asen trong sản phẩm

Theo TS. Ngô Xuân Nam – Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, trước việc EU kiểm soát asen vô cơ trong cá và một số loại thủy sản nhập khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu đã và đang chủ động thích ứng, kiểm soát nâng cao chất lượng để sẵn sàng xuất khẩu vào thị trường EU.
Giảm thuế nhập khẩu đối với 3 dòng ôtô: Khách hàng, nhà nước cùng có lợi

Giảm thuế nhập khẩu đối với 3 dòng ôtô: Khách hàng, nhà nước cùng có lợi

Bộ Tài chính đang đề xuất điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với các dòng xe ô tô thuộc mã HS 8703.23.63, 8703.23.57 và 8703.24.51 nhằm đa dạng hóa nguồn cung xe nhập khẩu, thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường.
Dự án Majestic City - Khởi đầu cho một đô thị thịnh vượng

Dự án Majestic City - Khởi đầu cho một đô thị thịnh vượng

Ngày 29/03/2025, Lễ khởi công công trình nhà ở thấp tầng và khu nhà ở xã hội khu dân cư mới trên địa bàn phường Nhân Hòa, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên (Dự án Majestic City) chính thức diễn ra, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng cho một trong những dự án bất động sản tiềm năng bậc nhất khu vực.
Xuất khẩu cá ngừ đối mặt với nhiều thách thức mới

Xuất khẩu cá ngừ đối mặt với nhiều thách thức mới

Bên cạnh việc lập đỉnh về doanh số xuất khẩu, ngành cá ngừ Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn từ các thị trường nhập khẩu chủ lực như EU và Mỹ.
Các mặt hàng tiêu dùng nhanh của Việt Nam được ưu chuộng tại Ấn Độ

Các mặt hàng tiêu dùng nhanh của Việt Nam được ưu chuộng tại Ấn Độ

Sản phẩm chế biến thực phẩm như cà phê hòa tan, bánh kẹo, đồ dùng tiêu dùng nhanh (FMCG) của Việt Nam đã nhận được phản hồi tích cực từ phía đối tác Ấn Độ.
Hoa Kỳ kết luận sơ bộ vụ kiện vỏ viên nhộng cứng nhập khẩu từ Việt Nam

Hoa Kỳ kết luận sơ bộ vụ kiện vỏ viên nhộng cứng nhập khẩu từ Việt Nam

Theo kết luận sơ bộ vừa được Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) ban hành, mức thuế chống trợ cấp tạm thời đối với Công ty bị đơn duy nhất trong vụ việc là 2,15%.
Ngành gỗ cần giải pháp gì để hóa giải những thách thức tại thị trường Hoa Kỳ?

Ngành gỗ cần giải pháp gì để hóa giải những thách thức tại thị trường Hoa Kỳ?

Thị trường Hoa Kỳ được dự báo sẽ là điểm sáng thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu đồ gỗ trong năm 2025. Tuy vậy, chính sách thuế quan của nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump sẽ tạo ra thách thức không nhỏ, để hóa giải mối lo đòi hỏi các doanh nghiệp ngành hàng này cần chuẩn bị trước các phương án có thể xảy ra.
Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc vẫn tăng mạnh

Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc vẫn tăng mạnh

Trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng. Trung Quốc & Hong Kong là thị trường nhập khẩu lớn nhất, trong khi Mỹ, Nhật Bản, EU và Hàn Quốc cũng duy trì sức mua ổn định.
Đề xuất lùi thời hạn sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán

Đề xuất lùi thời hạn sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán

Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam kiến nghị lùi thời điểm có hiệu lực của quy định nộp thuế hộ kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử từ 1/4/2025 đến 1/7/2025 do vẫn còn nhiều vướng mắc.
Tổng thống Trump áp thuế 25% với tất cả ô tô không sản xuất tại Mỹ

Tổng thống Trump áp thuế 25% với tất cả ô tô không sản xuất tại Mỹ

Hôm 26/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố lệnh áp thuế 25% đối với ôtô và xe tải nhẹ nhập khẩu, có hiệu lực vào ngày 3/4 tới đây.
Đề xuất giảm thuế nhập khẩu MFN với nhiều nhóm mặt hàng, trong đó có ô tô

Đề xuất giảm thuế nhập khẩu MFN với nhiều nhóm mặt hàng, trong đó có ô tô

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu MFN đối với một số nhóm hàng như ô tô, khí hóa lỏng LNG, đùi gà đông lạnh, quả táo tươi, Ethanol, nho khô...
Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo

Đoàn kiểm tra sẽ làm việc với các doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu, các hiệp hội ngành hàng và chính quyền địa phương để đánh giá tình hình cung cầu và giá cả trên thị trường​, xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại.
Ngành gạo cần làm gì trước nỗi lo “miếng bánh” thị phần đang nhỏ lại?

Ngành gạo cần làm gì trước nỗi lo “miếng bánh” thị phần đang nhỏ lại?

Từ cuối năm 2024 đến giữa tháng 2/2025, giá lúa gạo trong nước và giá gạo xuất khẩu liên tục giảm sâu. Để giữ vững đà tăng trưởng trong bối cảnh giá gạo giảm và cạnh tranh gia tăng giữa các nguồn cung, các doanh nghiệp cần có giải pháp hiệu quả nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Công bố 17 cảng cạn thuộc địa phận 12 tỉnh, thành phố

Công bố 17 cảng cạn thuộc địa phận 12 tỉnh, thành phố

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Xuân Sang vừa ký ban hành Quyết định về việc công bố Danh mục cảng cạn Việt Nam, với 17 cảng cạn thuộc địa phận 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết 2026, mở rộng với xăng dầu, phân bón

Đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết 2026, mở rộng với xăng dầu, phân bón

Bên cạnh những mặt hàng trong danh mục giảm thuế giá trị gia tăng cũ, Bộ Tài chính đề xuất mở rộng diện giảm 2% thuế VAT với xăng dầu, máy giặt, lò vi sóng và kéo dài chính sách ưu đãi này tới hết năm 2026.
Giá dừa tăng mạnh tác động thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?

Giá dừa tăng mạnh tác động thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?

Giá dừa khô tăng lên 180.000-190.000 đồng mỗi chục 12 trái, mức cao kỷ lục, giá dừa tươi sỉ cũng tăng lên mức 150.000 đồng/chục, cao hơn 20.000 - 30.000 đồng/chục so với thời điểm đầu năm. Những biến động của giá dừa có ảnh hưởng thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?
Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp, cách nào gỡ khó?

Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp, cách nào gỡ khó?

Xuất khẩu rau quả ghi nhận giảm tháng thứ ba liên tiếp khiến các chuyên gia lo ngại kim ngạch xuất khẩu năm 2025 có thể giảm so với năm 2024 và khó đạt 8 tỷ USD trong năm nay.
Thái Lan tiêu thụ cá tra lớn thứ hai của Việt Nam tại châu Á

Thái Lan tiêu thụ cá tra lớn thứ hai của Việt Nam tại châu Á

Thái Lan hiện là thị trường tiêu thụ cá tra lớn thứ hai của Việt Nam tại châu Á, đứng sau Trung Quốc, mở ra cơ hội lớn cho ngành thủy sản trong thời gian tới.
TS. Cấn Văn Lực: Hành lang pháp lý vững chắc là nền tảng thúc đẩy kinh tế số phát triển bền vững

TS. Cấn Văn Lực: Hành lang pháp lý vững chắc là nền tảng thúc đẩy kinh tế số phát triển bền vững

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để bắt kịp làn sóng tiền kỹ thuật số trên thế giới. Nếu xây dựng được một khung pháp lý phù hợp, chúng ta không chỉ kiểm soát được rủi ro mà còn tạo điều kiện để nền kinh tế số phát triển mạnh mẽ, bắt kịp xu hướng toàn cầu.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động