Bệnh nhân tiểu đường nên "né" những loại trái cây nào? Lợi ích của cà chua đối với người bệnh tiểu đường Người tiểu đường có ăn được sầu riêng? |
Bệnh tiểu đường
Tiểu đường là căn bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa Glucose, vậy vì người bệnh cần phải xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm kiểm soát lượng đường đưa vào cơ thể qua thực phẩm.
Nho là một trong những loại trái cây có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, với bệnh nhân tiểu đường ăn nho được không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm?
Được biết, nho là một trong những loại trái cây chứa nhiều hợp chất có khả năng chống oxy hóa cao như axit ellagic, lutein, quercetin, resveratrol, ... có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh ung thư và tim mạch. Ngoài ra, nho còn cung cấp lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như kali, vitamin B6, C, K, ...
Nho có vị ngọt thanh dễ chịu do lượng đường glucose tạo nên, cụ thể là có khoảng 0.22g glucose trong 1 quả nho kích cỡ vừa. Ngoài ra, trong nho còn có đường saccharose và đường fructose. Tiêu thụ khoảng 100g nho tương đương với 3,7g - 7,2g đường.
Theo các chuyên gia sức khỏe, nho có lượng đường huyết thấp, chỉ số đường huyết ở mức trung bình. Bên cạnh đó, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y khoa Anh Quốc vào năm 2013 cho biết người tiểu đường type 2 có thể ăn nho. Chất resveratrol có trong nho giúp tăng độ nhạy của insulin nhờ vậy giúp giảm sự phát triển của bệnh tiểu đường.
Lợi ích của nho đối với người bệnh tiểu đường
Quả nho được xem là loại trái cây an toàn và tốt cho người tiểu đường khi sử dụng với lượng vừa phải. Dưới đây là một số lợi ích mà nho mang lại như:
Tốt cho mắt
Người bệnh tiểu đường có nhiều khả năng gặp các biến chứng về mắt. Ăn nho thường xuyên tốt cho thị lực. Theo nghiên cứu năm 2023 của Đại học Quốc gia Singapore, 34 người lớn tuổi ăn 46 g nho mỗi ngày trong 16 tuần cải thiện sức khỏe mắt. Điều này có thể do ăn nhiều nho làm gia tăng tổng khả năng chống oxy hóa trong huyết tương, tăng mật độ quang học sắc tố của điểm vàng, giúp kiểm soát suy giảm thị lực.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Trong nho chứa các thành phần như: Polyphenol giúp làm giảm lượng cholesterol xấu có khả năng gây ảnh hưởng đến tim mạch, saponin có tác dụng ngăn cản sự hấp thu của cơ thể khiến các cholesterol xấu không thể phát triển. Mặt khác, nho còn chứa lượng kali giúp duy trì huyết áp ở mức ổn định, giảm nguy cơ đột quỵ. Vì vậy mà ăn nho giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa các biến chứng tim mạch ở người bệnh tiểu đường.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Phân tích tổng hợp năm 2013 của Đại học Cambridge, Anh và một số đơn vị, dựa trên ba nghiên cứu, hơn 187.000 người tham gia, cho thấy ăn các loại quả như nho, táo, việt quất giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Nên ăn nho nguyên quả và tránh nước ép vì tiêu thụ nhiều đồ uống này khiến khả năng mắc bệnh tiểu đường tăng lên.
Theo đánh giá năm 2021 của Đại học Khoa học Y tế Tehran, Iran, cùng một số đơn vị, dựa vào 29 nghiên cứu, trên gần 1.300 người tham gia, ăn nho và các sản phẩm bổ sung từ nho làm giảm tình trạng kháng insulin. Điều này có lợi cho người bị tiểu đường, vì kháng insulin thường gặp ở người bệnh này.
Ổn định lượng đường Glucose
Vỏ nho có chứa chất resveratrol, một hoạt chất có tác động đến cơ chế chuyển hóa trong cơ thể, cải thiện độ nhạy của insulin, loại bỏ gốc tự nhiên và chống viêm. Chính vì vậy, liệt kê nho vào chế độ ăn của người tiểu đường giúp hỗ trợ độ nhạy insulin từ đó giúp kiểm soát được lượng glucose trong máu.
Kiểm soát biến chứng
Theo đánh giá năm 2014 của Đại học Allahabad, Ấn Độ, dựa trên 71 nghiên cứu, các polyphenol trong nho đỏ như quercetin, myricetin, resveratrol là chất chống oxy hóa có thể ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường. Chúng cũng hỗ trợ ngăn biến chứng liên quan như bệnh thần kinh, bệnh võng mạc tiểu đường.
Bệnh thần kinh tiểu đường là tổn thương dây thần kinh ở các chi do biến chứng tiểu đường gây ra. Đường huyết cao liên tục có thể làm tổn thương mắt dẫn đến bệnh võng mạc tiểu đường.
Lưu ý khi sử dụng nho cho người bệnh tiểu đường
Người tiểu đường có thể ăn nho nhưng lượng nho nạp vào cơ thể phải trong phạm vi cho phép vì trong 1 quả nho kích cỡ vừa có chứa 0.22g đường glucose. Nếu tiêu thụ khoảng 100g nho, lượng đường tương đương là 3.7g - 7.3g. Chính vì vậy, nếu ăn nhiều nó vẫn sẽ dẫn đến ảnh hưởng lượng đường huyết trong cơ thể người bệnh.
Cụ thể hơn, bạn có thể ăn tối đa là khoảng 10 quả nho trong một ngày và không nên ăn liên tục nhiều ngày. Tuy nhiên, nếu sử dụng như vậy bạn phải điều chỉnh lại lượng carbohydrate có trong thực phẩm khác để đảm bảo lượng carb nạp vào cơ thể.
Ngoài ra, nếu lựa chọn nho đóng hộp, cần chọn loại không thêm đường và đồng thời đọc kỹ thông tin sản phẩm trên nhãn để nắm rõ các loại đường tiêu thụ.
Nho khô có chứa hàm lượng đường cao do đã được cô đặc và loại bỏ nước. Do đó, bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế ăn nho khô để tránh gây ảnh hưởng sức khỏe. Mỗi lần ăn chỉ được tiêu thụ khoảng 2 muỗng cà phê nho khô và nên ăn cách nhau vài ngày.
Bạn cũng có thể uống nước ép nho nhưng phải đảm bảo không cho thêm đường và chỉ nên uống với một lượng vừa phải.
Lựa chọn trái cây phù hợp cho người bệnh tiểu đường |
Vì sao hạt hướng dương được coi là "siêu thực phẩm" cho người mắc tiểu đường? |
Những trái cây tốt cho người tiểu đường |