Tác dụng của lá bàng
Lá bàng là một vị thuốc có rất nhiều công dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh. Trong các nghiên cứu khoa học cũng cho thất lá bàng chứa nhiều tanin, flavonoid, phytosterol,... Các chất này giúp giảm viêm nhiễm và giúp vết thương mau lành. Đặc biệt, hoạt chất Tanin của lá bàng được tận dụng như thuốc sát khuẩn và chống mưng mủ cho những vết thương ngoài da.
Chính vì những thành phần có lợi này mà cách chữa viêm da cơ địa bằng lá bàng được áp dụng. Người bệnh có thể dùng lá bàng để đắp ngoài da, hoặc nấu nước tắm hàng ngày. Khi dùng lá bàng chữa bệnh cho người bị viêm da cơ địa sẽ giúp sát khuẩn vị trí da bị tổn thương, tăng cường tốc độ phục hồi của da, đẩy lùi tình trạng ngứa ngáy, bệnh nổi mề đay, nổi mụn,... Đồng thời, các triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da cũng giảm bớt sau một thời gian áp dụng.
Lá bàng nhờ có chứa những thành phần hóa học có dược tính cao mà được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc Đông Y
Bài thuốc từ lá bàng cũng có ưu điểm là an toàn, dễ thực hiện và tiết kiệm được chi phí. Do đó, người bệnh nên thực hiện phương pháp này để giúp đẩy lui nhanh chóng các triệu chứng của viêm da.
Tuy nhiên, để phát huy tối đa công dụng của lá bàng, mọi người có thể tham khảo những bài thuốc dưới đây.
Các bài thuốc dùng lá bàng chữa viêm da cơ địa
Có rất nhiều bài thuốc chữa viêm da cơ địa bằng lá bàng, trong đó chủ yếu là dùng lá bàng nấu nước tắm, sắc thuốc uống… Lá bàng dễ tìm và chế biến thành thuốc đơn giản, tuy nhiên để làm thuốc tốt nhất bệnh nhân nên chọn những lá bàng non, có nhiều nhựa để nấu thuốc có được nhiều tinh chất dược tính tốt nhất.
Bài thuốc bôi nước lá bàng
Nguyên liệu: 1 nắm lá bàng non và muối hạt.
Thực hiện: Lá bàng non đem rửa sạch rồi ngâm trong nước muối loãng. Cho lá bàng vào cối giã nát hoặc xay nhuyễn với một ít muối hạt. Lọc lấy phần nước cốt. Người bệnh lấy bông hoặc vải sạch thấm nước cốt lá bàng rồi bôi lên vị trí bị viêm da cơ địa.
Chúng ta có thể áp dùng bài thuốc này 2 lần mỗi ngày để giảm triệu chứng của bệnh. Nếu bôi trước khi đi ngủ thì có thể để qua đêm rồi rửa sạch da bằng nước ấm vào sáng ngày hôm sau.
Bài thuốc đắp lá bàng chữa viêm da cơ địa
Chuẩn bị nguyên liệu: 1 nắm lá bàng non
Cách làm: Rửa sạch lá bàng rồi để cho ráo nước. Giã hoặc xay nhuyễn lá bàng. Lấy hỗn hợp trên đắp lên vị trí da bị bệnh trong 15 phút để các tinh chất có trong lá bàng ngấm vào da. Rửa sạch da bằng nước muối loãng ấm.
Hoạt chất tanin trong lá bàng có tác dụng khắc phục các tổn thương trên da do bệnh viêm da cơ địa gây ra
Tắm nước lá bàng
Chuẩn bị: Lá bàng non và muối hạt
Cách thực hiện: Rửa sạch lá bàng để loại bỏ bụi bẩn và sâu. Cho lá bàng vào nồi đun sôi với một ít muối hạt trong khoảng 10 phút. Pha thêm nước lạnh vào cho bớt nóng rồi dùng để tắm. Dùng bã lá bàng xoa nhẹ lên vùng da bị bệnh để tăng hiệu quả điều trị viêm da cơ địa.
Việc tắm nước lá bàng sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, đồng thời giúp vệ sinh da để tránh các tác nhân làm bệnh thêm trầm trọng hơn.
Ngoài ra, với những người bị bệnh ở chân và tay thì có thể đun nước lá bàng để ngâm. Cách làm này cũng đem lại hiệu quả tương tự như tắm nước lá bàng.
Một số lưu ý khi chữa viêm da cơ địa bằng lá bàng
Để các bài thuốc nêu trên đem lại hiệu quả tốt thì mọi người phải chú ý một số vấn đề sau để quá trình điều trị đạt kết quả như mong muốn.
Người bệnh cần phải thăm khám để xác định chính xác tình trạng của bệnh. Đồng thời, tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng bài thuốc điều trị viêm da cơ địa bằng lá bàng.
Lựa chọn lá bàng non để có nhiều nhựa, đồng thời lá không bị sâu. Việc hái lá bàng cũng nên cẩn trọng vì có thể bị nọc độc hoặc lông của sâu làm da bị kích ứng.
Nếu trong quá trình sử dụng những phương pháp nêu trên mà thấy da có biểu hiện bất thường thì phải dừng ngay.
Tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thức ăn cay nóng, bia rượu. Không để da tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như hóa chất, xà phòng, bụi bẩn.
Ăn nhiều trái cây, rau xanh.
Không gãi khi ngứa vì sẽ làm da bị tổn thương nhiều hơn và bệnh dễ lan sang cùng da khác.
Nên sử dụng các loại quần áo có chất liệu cotton thoáng mát, không bó sát để hạn chế da bị cọ xát.
Ngoài các bài thuốc từ lá bàng, chúng ta cũng có thể tham khảo phương thuốc từ lá trầu không, lá tía tô, lá lốt,... Đây đều là những mẹo dân gian đem lại hiệu quả cực tốt.
Yên Thư