Đưa thương hiệu chè Việt Nam ra thế giới thông qua du lịch Trứng cá muối Mexico món đắt đỏ đứng trước nguy cơ biến mất Fi Vietnam 2022 cập nhật xu hướng mới trong ngành thực phẩm và đồ uống |
Ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. |
Trong đại dịch vẫn tăng trưởng khả quan
Bất chấp đại dịch Covid -19, lĩnh vực sản xuất và chế biến thực phẩm của Việt Nam vẫn tăng trưởng 2,9% trong năm 2021 so với 2020.
Chúng ta đang dần dần học cách sống chung với Covid nên cách thức mua sắm và tiêu dùng các sản phẩm F&B cũng đã thay đổi, nhiều thói quen mới được hình thành vì đại dịch vẫn tiếp diễn. Informa Markets, Ban tổ chức triển lãm Fi Vietnam đã có những đánh giá về năm xu hướng thực phẩm hàng đầu như dưới đây cũng như cơ hội mang lại cho sự đổi mới đối với ngành nguyên liệu.
Ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển. |
Trước đại dịch, xu hướng “sức khỏe” đã phát triển, tuy nhiên đại dịch đã đẩy cao nhận thức về vấn đề này. Hành vi tiêu dùng này đã được khẳng định trong một cuộc khảo sát người tiêu dùng sau đại dịch do Nielsen Việt Nam thực hiện, cho thấy nhu cầu về các sản phẩm tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch đang thực sự tăng mạnh.
Sở thích của người tiêu dùng đối với các nguyên liệu chức năng đang mở ra cơ hội mới cho các nhà sản xuất để phát triển các sản phẩm F&B mới sáng tạo, với các chiến dịch thông điệp về lợi ích sức khỏe, đặc biệt là tăng cường khả năng miễn dịch.
Những xu hướng thực phẩm mới
Chế độ ăn chay, thuần chay và ăn kiêng linh hoạt đang gia tăng. Tình trạng hết hàng tiếp tục xảy ra do các vấn đề về chuỗi cung ứng trong thời kỳ Covid-19, kết hợp với mong muốn cải thiện sức khỏe của người tiêu dùng, đã khiến nhiều người thử nghiệm các lựa chọn thay thế, bao gồm các sản phẩm có nguồn gốc thực vật.
Người tiêu dùng cũng đang tìm kiếm nhiều loại thức ăn ngon và nhiều loại protein thực vật khác nhau, bao gồm đậu gà, đậu fava và đậu lupin. Công nghệ kỹ thuật mới sẽ giúp bắt chước hương vị, cấu trúc và kết cấu của sản phẩm thịt truyền thống.
Một trong những mối quan tâm của người tiêu dùng là thông tin rõ ràng từ các nhà sản xuất F&B. Gần 2/3 số người tiêu dùng được khảo sát trên toàn cầu đồng ý mạnh mẽ rằng họ thích một nhãn hàng thể hiện sự tác động lên môi trường hơn các nhãn hàng khác.
Các thương hiệu có thông tin rõ ràng về các tính năng của sản phẩm như không chứa gluten và keto, và sử dụng phương tiện truyền thông để chia sẻ câu chuyện về công ty hoặc thực phẩm của họ có thể thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
Nhiều doanh nghiệp thực phẩm hướng dẫn sử dụng nguyên liệu phụ gia cho người tiêu dùng. |
Covid-19 đã tạo ra những căng thẳng chưa từng có đối với chuỗi cung ứng thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm, với sự tắc nghẽn về nhân lực sản xuất, quy trình, vận chuyển cũng như sự thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng. Do đó, các chuỗi cung ứng ngắn hơn đang được quan tâm, tăng cơ hội sử dụng các nguyên liệu địa phương nhằm thúc đẩy khả năng chống chịu với những cú sốc cung và cầu.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng ngày nay đang tìm kiếm những món ăn nhẹ không những có nhiều công dụng mà còn giúp họ có thêm nhiều thời gian, giảm bớt căng thẳng và mang lại cảm giác thoải mái. Để đáp ứng nhu cầu, các nhà sản xuất đã tung ra các sản phẩm với nhiều phụ gia chức năng, tạo ra nguồn dinh dưỡng cho người tiêu dùng.
Covid-19 không chỉ tạo ra những xu hướng và thách thức mới đối với ngành F&B mà còn tạo ra những cơ hội đổi mới. Thông qua việc người tiêu dùng ngày càng tập trung vào việc ăn uống lành mạnh, các sản phẩm đổi mới đặc biệt là giảm muối, đường và chất béo là một trong những cơ hội dễ nhìn thấy nhất.
Áp lực định dạng lại các sản phẩm, đặc biệt là đối với bánh mì, món tráng miệng, và các bữa ăn sẵn, là các thực phẩm có liều lượng cao đối lượng đường, muối và chất béo bão hòa & chuyển hóa. Cải cách là một trong những thách thức khó khăn những đó cũng là cơ hội để ngành thực phẩm và đố uống Việt Nam bứt phá mạnh mẽ trong giai đoạn tới./.