Các gian hàng tiêu chuẩn được tổ chức tại Quảng trường Lam Sơn tháng 11-2023.. |
Theo đó, UBND tỉnh giao Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng NTM tỉnh chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm tiềm năng OCOP trên địa bàn tỉnh triển khai tổ chức 100 gian hàng tiêu chuẩn, tổng diện tích các gian hàng khoảng 2.160m2 tại Quảng trường Lam Sơn, phường Điện Biên (TP Thanh Hoá).
Các sản phẩm tham gia trưng bày, quảng bá dịp này phải có phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo các quy định về an toàn thực phẩm, an toàn về dịch bệnh và được dán tem truy xuất nguồn gốc.
Các gian hàng và đối tượng tham gia trưng bày, quảng bá sản phẩm phải tuân thủ các yêu cầu về phòng chống dịch bệnh; đảm bảo an toàn, an ninh - trật tự, phòng chống cháy nổ trong và ngoài khu vực tổ chức sự kiện; các gian hàng trưng bày, giới thiệu, mua bán phải đảm bảo vệ sinh chung.
Thông qua đợt trưng bày, giới thiệu sản phẩm không chỉ tăng cơ hội kết nối, tiêu thụ cho các sản phẩm đặc trưng, lợi thế của tỉnh mà còn góp phần góp phần thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Nhà nước về hợp tác liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP và đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Đợt quảng bá, giới thiệu nông sản, sản phẩm OCOP và sản phẩm tiềm năng OCOP tỉnh Thanh Hoá dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 dự kiến diễn ra trong 5 ngày, từ 01/02/2024 - 05/02/2024 (Từ ngày 22/12 - 26/12 năm Quý Mão 2023).
Sản phẩm OCOP của huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa. |
Sau 5 năm triển khai Chương trình OCOP, với sự nỗ lực của các địa phương, các chủ thể, đến thời điểm này, tỉnh Thanh Hóa có 445 sản phẩm OCOP. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao, còn lại là sản phẩm 3 sao. Riêng năm 2023, tỉnh Thanh Hóa có thêm 153 sản phẩm OCOP. Với kết quả này, tỉnh Thanh Hóa chỉ xếp sau thành phố Hà Nội và vươn lên đứng thứ 2 cả nước về số lượng sản phẩm OCOP.
Để Chương trình OCOP đạt hiệu quả cao, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích các chủ thể tham gia. Theo đó, Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ban hành chính sách hỗ trợ cho các sản phẩm sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP thì sẽ được hỗ trợ kinh phí là 75 triệu đồng. Đây là số kinh phí để giúp các chủ thể hoàn thiện các công tác như: Nhãn mác, bao bì, tem, video quảng cáo…
Bên cạnh đó, trong năm 5 qua, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tập huấn cho khoảng gần 10 nghìn lượt lãnh đạo, chuyên viên các sở, ngành, đoàn thể các cấp, doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể sản xuất; hỗ trợ các chủ thể đưa sản phẩm OCOP tham gia các sự kiện tổ xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh.
Có thể thấy, hiệu quả từ Chương trình OCOP không chỉ góp phần giúp các nghề, làng nghề truyền thống có sản phẩm phong phú trên thị trường; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động mà còn góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đóng góp quan trọng vào xây dựng nông thôn mới. Với sự nỗ lực rất lớn của các chủ thể, chính quyền địa phương và sự hỗ trợ tích cực của cơ quan chức năng, đến nay, Thanh Hóa vươn lên đứng thứ 2 cả nước về số lượng sản phẩm OCOP.
Đắk Lắk và Quảng Ngãi: Xúc tiến thương mại và kết nối giao thương một số sản phẩm OCOP |
Mường La xây dựng sản phẩm OCOP |
Bắc Giang: Ban hành Nghị quyết về phát triển sản phẩm OCOP giai đoạn 2024 - 2025 |