Theo đó, chương trình tổ chức nhằm đánh giá tiềm năng và thị trường tiêu thụ các sản phẩm OCOP đặc sản tỉnh Quảng Ngãi và Đắk Lắk; qua đó đề xuất các giải pháp, định hướng tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới. Thông qua buổi hội thảo, thu hút các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm và tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định cho sản phẩm đặc trưng của hai tỉnh.
Toàn cảnh Hội thảo. |
Tại buổi lễ, ông Vũ Đức Côn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Đắk Lắk và ông Nguyễn Đức Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ngãi; các đồng chí lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT của 2 tỉnh; các doanh nghiệp, Hợp tác xã, Hộ kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản của 2 tỉnh Đắk Lắk và Quảng Ngãi.
Đắk Lắk có tiềm năng và lợi thế rất lớn để phát triển nông nghiệp: với 650.000 ha đất sản xuất nông nghiệp (đứng đầu cả nước), trong đó có gần 300.000 ha đất đỏ bazan màu mỡ, được đánh giá là đất sản xuất nông nghiệp tốt nhất; khí hậu ôn hòa, có gần 42.000 ha mặt nước, với nhiều loại nông sản có diện tích, sản lượng, chất lượng đứng đầu cả nước như: cà phê, hồ tiêu, ca cao, macca, trái cây,… Đây là tiềm năng, điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản theo chiều sâu, gắn với phát triển công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm, tạo nên chuỗi giá trị sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh, của vùng và quốc gia, có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế.
Ông Vũ Đức Côn phát biểu tại Hội thảo. |
Đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Ngãi đã báo cáo hiện trạng, sự chuyển mình trong ngành nông nghiệp và PTNT thời gian qua và khả năng cung ứng hàng hóa của Quảng Ngãi. Từ đó thấu hiểu rằng cần phải có các giải pháp nhằm phát huy được tiềm năng, giá trị sản phẩm, xúc tiến thương mại hóá các sản phẩm và gắn liền thương hiệu với mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp du lịch của tỉnh nhằm đáp ứng được các mục tiêu phát triển bền vững và phát huy được các chức năng “Bảo tồn, phát triển và hỗ trợ” cho các sản phẩm OCOP đặc sản tỉnh Quảng Ngãi.
Ông Vũ Đức Côn, cho hay: "Hiện nay vấn đề sức khỏe cộng đồng, an toàn thực phẩm được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm; sản phẩm nông lâm thủy gắn với bữa ăn, đồ uống hàng ngày của mỗi chúng ta. Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk luôn quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết nông dân sản xuất sản phẩm nông lâm thủy sản đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm phục vụ người tiêu dùng. UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành các Chương trình, Kế hoạch về xây dựng các mô hình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, xây dựng các mô hình liên kết chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm và đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, việc tìm kiếm đầu ra cho các sản phẩm an toàn, chất lượng đang còn gặp nhiều khó khăn, đa phần doanh nghiệp sản xuất chưa chủ động tìm được đầu ra cho sản phẩm, tìm kiếm đối tác liên kết tiêu thụ cũng như quảng bá thương hiệu sản phẩm rộng rãi đến người tiêu dùng."
Ông Nguyễn Đức Bình, PGĐ Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Ngãi phát biểu tại Hội thảo. |
Tại Hội nghị các doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk giới thiệu các sản phẩm đã được chứng nhận đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3, 4, 5 sao của tỉnh như: Cà phê, macca, ca cao, trái cây, các sản phẩm từ trái cây, trà mãng cầu, trà thảo mộc,…
Các doanh nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi cũng đã giới thiệu những sản phẩm chủ lực, đặc trưng đến các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh của tỉnh Đắk Lắk được biết như nước mắm Mười Quý, Nấm Linh Chi của HTX Đức Nhuận, hành tỏi Lý Sơn, sản phẩm quế Trà Bồng, Cá bống sông Trà, muối Sahu..,
Đây là một trong những hoạt động kết nối giao thương quan trọng góp phần trong việc xúc tiến, thương mại, quảng bá các sản phẩm nông sản chủ lực, sản phẩm OCOP của 02 tỉnh đến với người tiêu dùng của 02 tỉnh nói riêng và sẽ là cơ hội để lan tỏa đến người tiêu dùng trên cả nước.
Đại biểu tham quan các gian hàng trưng bày tại Hội thảo |
Hội thảo là dịp để các doanh nghiệp, HTX của 2 tỉnh nghiên cứu, tìm hiểu để kết nối, hỗ trợ, quảng bá, tìm kiếm đối tác và mở rộng thêm thị trường đầu ra cho sản phẩm, góp phần tạo thêm niềm tin để lựa chọn sản phẩm chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng của 2 tỉnh. Hội thảo đã chứng kiến lễ ký kết các Biên bản ghi nhớ, các Hợp đồng thương mại của các doanh nghiệp, HTX của 2 tỉnh. Đây là tiền đề để 2 bên thực hiện công tác kết nối, hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản của 2 tỉnh tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.