Tác dụng ít người biết của cây rau tần Tác dụng hữu ích của đậu phộng Tác dụng của rau ngò rí |
Đặc điểm của rau chân vịt
Rau chân vịt có tên khoa học là Spinacia oleracea, thuộc họ dền (Amaranthaceae), tên gọi khác là rau bina, cải bó xôi, hoàng dương thảo, linh chi thảo, thạch bá chi,…
Rau chân vịt là một loại cây thân thảo, chiều cao trung bình từ 5 – 10cm, tối đa có thể lên đến 30cm. Rau chân vịt là thân nhẵn, không có lông, mặc dù dễ gãy dập nhưng khá dễ trồng và chăm sóc.
Lá cây mọc xen kẽ, có màu xanh đậm với kích cỡ như chân vịt, lá hình tam giác hoặc hình thoi, cuống thường khá nhỏ. Lá lớn mọc ở gần gốc, lá non ở gần ngọn.
Hoa rau chân vịt mọc thành chụp, có đường kính 3-4mm, có màu xanh vàng và có hạt bên trong.
Rau được cho là có nguồn gốc từ Ba Tư cổ đại (Iran hiện đại và các nước lân cận hiện nay). Sau đó được di thực vào Ấn Độ rồi đến Trung Quốc cổ đại. Rau chân vịt phát triển phổ biến ở Địa Trung Hải Ả Rập, cùng Tây Ba Nha và tiếp theo là Anh, Pháp, Hoa Kỳ ở cuối thế kỷ 12.
Cây ưa khí hậu ôn đới mát mẻ, có khả năng chịu lạnh tốt. Ở VIệt Nam, rau chân vịt được trồng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và Đà Lạt.
Thành phần hóa học: Nhiều khoáng chất như vitamin A, K, D, C, B2, B6; omega 3, magie, sắt, mangan, canxi, hàm lượng axit folic cao gấp 3 lần bông cải xanh, gấp 60 lần hàm lượng vitamin K trứng vịt.
Tác dụng của rau chân vịt
Phòng chống nguy cơ tiểu đường
Chất Acid folic được tìm thấy trong thành phần của rau chân vịt có cơ chế giống như chất chống oxy hóa. Hỗ trợ hạn chế nguy cơ tăng lượng đường huyết đồng thời tăng độ nhạy insulin, tốt với bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường.
Bổ sung chất chống oxy hóa cho cơ thể
Rau chân vịt có nhiều dinh dưỡng xanh cùng các chất chống oxy hóa bổ ích cho cơ thể. Do đó mà một số hội chứng như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, ung thư gan... được ức chế tối đa.
Điều trị hen suyễn
Theo nghiên cứu đã cho thấy, bệnh nhân hen suyễn 6 - 18 tuổi có phản ứng tích cực sau khi ăn rau chân vịt. Nguyên nhân chính nằm ở nguồn beta caroten dồi dào mà rau chân vịt bổ sung cho cơ thể.
Tốt cho bệnh huyết áp cao
Hàm lượng dồi dào kali trong rau chân vịt giúp trung hòa muối trong cơ thể. Vì vậy mà nguy cơ tăng huyết áp cũng được hạn chế tối đa. Ngoài ra, folate trong thành phần của rau có thể giúp thư giãn cơ thể. Do đó sự căng thẳng áp lực lên thành mạch được thư giãn, khí huyết lưu thông hỗ trợ ổn định huyết áp.
Cải thiện chức năng của xương
Nguồn vitamin K dồi dào trong cây có khả năng nâng cao chức năng và độ chắc khỏe ở xương. Ngoài ra, sự có mặt của một số vi chất tốt cho xương như kẽm, mangan.... Ăn rau chân vịt thường xuyên có thể hỗ trợ hạn chế nguy cơ loãng xương, bảo vệ răng.
Hỗ trợ chức năng hệ tiêu hóa
Các bệnh về đường tiêu hóa luôn được kiểm soát và cải thiện tốt nhất nhờ chứa một lượng chất xơ vừa đủ cho cơ thể.
Thực phẩm làm đẹp từ sâu bên trong
Nhờ các vitamin và khoáng chất trong rau và ăn thường xuyên hỗ trợ da sáng màu căng khỏe. Bên cạnh đó, tóc cũng được chắc khỏe từ gốc hạn chế gãy rụng.
Cải thiện thị lực
Một số nghiên cứu cho rằng hàm lượng beta caroten là nguyên nhân khiến rau chân vịt có khả năng cải thiện thị lực. Giảm nguy cơ viêm loét giác mạc hay khô mắt.
Trị bệnh thoái hóa điểm vàng
Thoái hóa điểm vàng là một bệnh lý có mức nghiêm trọng cao về mắt. VÌ vậy, khi ăn rau chân vịt chất chống oxy hóa cùng dưỡng chất sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch và chức năng mắt. Giảm tối đa các nguy cơ mắc bệnh về mắt.
Cải thiện hệ thần kinh
Một số nghiên cứu về chức năng của rau chân vịt với hệ thần kinh cho thấy rau chân vịt có thể giảm tối đa nguy cơ mắc chứng alzheimer. Những hội chứng suy nhược thần kinh khác cũng được cải thiện khi ăn rau chân vịt.
Hội chứng rối loạn khả năng đông máu
Đây là một hội chứng ất nguy hiểm với sức khỏe của con người, các vitamin K trong cây sẽ sản sinh ra chất prothrombon. Đây là chất hỗ trợ làm quá trình đông máu xảy ra nhanh hơn và kích thích chức năng gan.
Cung cấp dưỡng chất cho cơ
Nhờ đặc điểm hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, rau chân vịt có thể cung cấp năng lượng đầy đủ cho cơ.
Phòng chống viêm loét từ sâu bên trong
Theo các công bố gần đây ăn rau chân vịt có thể cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó các tình trạng viêm nhiễm khác cũng có thể được hạn chế.
Hạn chế xơ vữa động mạch
Khi ăn rau chân vịt cholesterol và chất béo trong máu sẽ được giảm khiến nguy cơ xuất hiện biến chứng giảm thiểu.
Ăn rau chân vịt tốt cho thai nhi
Thai nhi đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ rất cần được bổ sung acid folic để tránh dị tật ống thần kinh. Đồng thời vitamin và dưỡng chất cũng sẽ giúp thai phụ giảm ốm nghén hơn. Sau sinh ăn rau chân vịt cũng có thể cung cấp thêm dinh dưỡng vào sữa, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.
Giảm chứng viêm
Tinh kháng viêm tự nhiên của rau sẽ tác động và sâu bên trong khiến tình trạng viêm được hạn chế không lan rộng. Viêm khớp dạng thấp, gout đều có thể thuyên giảm khi duy trì thói quen ăn rau chân vịt.
Lưu ý trong khi sử dụng rau chân vịt
Mỗi đối tượng với lứa tuổi và tình trạng sức khỏe khác nhau sẽ được khuyến nghị lượng rau chân vịt khác nhau. Nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ để được tư vấn lượng rau thích hợp nhất mỗi lần sử dụng.
Cây tương đối an toàn và lành tính với hầu hết mọi đối tượng. Tuy nhiên, người dị ứng với rau chân vịt vẫn có thể gặp một số tác dụng phụ như khó thở, ngứa da, sưng môi, sưng môi,…
Rau chân vịt tuyệt đối không sử dụng cho người bị dị ứng và trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi.
Tác dụng của cây rau bợ |
Rau luộc hay xào mất chất dinh dưỡng nhiều hơn, hoá ra 70% dinh dưỡng mất chỉ vì cách nấu này |
Tác dụng của rau ngò rí |