Tác dụng của cây điều

Hạt điều có vị ngọt, bùi, tính ấm, tác dụng bổ dưỡng, làm dịu, trừ đàm...rất tốt cho người suy nhược cơ thể, đau họng, ho do phong hàn, nhiều đàm.
Một số bài thuốc sử dụng cây lược vàng Tác dụng của hữu ích của cây cỏ lào Tác dụng của cây mật nhân

Đặc điểm của cây điều

Cây điều có tên khoa học là Anacardium occidentale L, thuộc họ Xoài (Anacardiaceous), tên gọi khác là đào lộn hột.

Tác dụng của cây điều

Thân cây điều cao từ 6 đến 8m, nếu sống trong điều kiện sinh trưởng tốt cây có thể cao tới 10 m. Thường có nhiều mủ trong thân cây và cành. Tán cây thường có dạng hình dù, cành thường phát sinh theo chiều ngang nên khi còn nhỏ cành thường hay mọc sà cong xuống đất.

Lá cây thường tập trung ở đầu cành, dạng hình trứng, chiều dài từ 10 - 20 cm, chiều rộng từ 5 - 10 cn, cuống lá ngắn. Phiến lá khá dày, các đường gân nổi rõ, mặt dưới các đường gân nổi bật lên. Lá điều khi còn non thường có màu đỏ hoặc hơi xanh nhạt, về già lá chuyển sang màu xanh đậm.

Hoa điều thường nở vào buổi sáng và nở ở đầu cành, màu vàng hoặc trắng, có cả hoa đơn tính và hoa lưỡng tính, thụ phấn nhờ côn trùng hoặc gió. Hoa mọc thành từng chùm, mỗi chùm có khoảng từ vài chục đến hàng trăm hoa. Cây điều thường ra hoa vào lúc kết thúc mùa mưa chuẩn bị chuyển sang mùa khô.

Trái điều (quả giả) hay còn gọi là đào lộn hột bởi vì trái điều thật ra chỉ là một trái giả với phần cuống của quả phình to tạo thành.

Quả thật là phần hạt điều có nguyên vỏ, hạt thật chính là phần nhân ăn được bên trong. Quả thuộc loại khô, không tự mở, hình thận, dài 2 - 3 cm, nặng 5 - 9g, vỏ ngoài cứng, màu xám, mặt hõm vào, cuống quả phình to thành hình trái lê hay đào, màu đỏ, vàng hoặc trắng.

Tác dụng của cây điều

Rễ cây điều là loại rễ cọc, bộ rễ ngang phát triển mạnh để tìm kiếm chất dinh dưỡng, rễ điều có thể cắm sâu vào đất. Cây trồng nơi đất tơi xốp thì chỉ cần thời gian sau 2 - 3 tháng rễ cây điều đã có thể cắm sâu xuống 80 cm, sau thời gian 5 - 6 tháng rễ đã có thể ăn sâu vào đất tới 2m.

Cây có nguồn gốc từ vùng Đông bắc Brasil, được nhập về Châu Á và Châu Phi trong khoảng năm 1560-1565 sau khi các đế quốc thực dân Châu Âu phát hiện ra Châu Mỹ.

Tại nước ta, cây mọc hoang nhiều nơi và cây điều được coi là cây công nghiệp lâu năm cho thu hoạch trái với năng suất cao. Chủ yếu được trồng ở các vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ là chính để lấy nhân điều chế biến lương thực thực phẩm.

Thành phần hóa học: Trong quả điều chứa chất béo, Protein, Tanin, Niacia, Vitamin A B C, Sắt, Phospho, Canxi, Tro, chất xơ, đường Fructose, Carbohydrate.

Theo y học cổ truyền: Hạt điều có vị ngọt, bùi, tính ấm, tác dụng bổ dưỡng, làm dịu, trừ đàm. Rất tốt cho người suy nhược cơ thể, đau họng, ho do phong hàn, nhiều đàm.

Bài thuốc sử dụng cây điều

Tác dụng của cây điều

Chữa kiết lỵ

Lấy nhân hạt điều, măng cụt, hạt cau già và rau má, mỗi loại 30g. Tất cả đem sắc đặc với 650ml còn 200ml, chia 2 lần, dùng trong ngày. Duy trì 3-5 ngày. (theo Lương y Nam Vũ-SKĐS).

Trị mất ngủ

Dùng 20 - 30g lá điều phơi khô thái nhỏ và sắc với 400ml, đun đến khi còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày. Duy trì từ 7-10 ngày.(theo Lương y Nam Vũ-SKĐS).

Chữa đau nhức xương khớp do thay đổi thời tiết

Lấy rượu điều để xoa bóp vào chỗ đau ngày 2 lần sáng và tối. Duy trì xoa bóp 10 ngày liên tục. (theo Lương y Nam Vũ-SKĐS).

Trị cảm tả

Sử dụng 20g vỏ cây điều phơi khô, thái mỏng đun với 450ml nước cho đến khi còn 150ml nước, thuốc uống chia làm 3 lần. Dùng liên tục 3 ngày. (theo Lương y Nam Vũ-SKĐS).

Chữa viêm họng

Súc miệng bằng dung dịch rượu điều (pha theo tỷ lệ 1 phần rượu, 3 phần nước), dùng 3 – 4 lần trong ngày. Duy trì liên tục từ 5-7 ngày. (theo Lương y Nam Vũ-SKĐS).

Tác dụng của cây điều

Trị chai chân, nứt nẻ chân, vết loét

Dùng dầu làm từ vỏ điều bôi xoa vào nơi chai chân nứt nẻ, làm mỗi ngày từ 3 – 4 lần. Liên tục trong 10-15 ngày. (theo Lương y Nam Vũ-SKĐS).

Chữa đau nhứ

Có thể lấy rượu Điều (nước quả giả lên men) để xoa bóp vào vùng đau nhức sẽ thấy hiệu quả.

Trị tiêu chảy, viêm họng

Vỏ điều phơi khô, thái mỏng sắc lấy nước uống.

Lưu ý khi sử dụng cây điều

Ăn nhiều quả điều (cuống quả) có thể bị tưa lưỡi. Số lượng hạt khoảng 16 – 18 hạt trong ngày là phù hợp để tránh sỏi thận và tăng cân.

Vỏ quả điều có độc nhưng chất độc này bị phân hủy bởi nhiệt. Vì vậy, hạt điều được rang hoặc nướng chín trước khi sử dụng. Dùng nhân hạt điều ở dạng thô có thể dẫn đến triệu chứng rối loạn tâm thần. Hơn nữa, không nên ăn nhân hạt chưa chín hoàn toàn vì chất nhựa trong nó có thể gây lở miệng.

Người bị dị ứng không nên sử dụng.

Ngoài ra, người bị bệnh tiểu đường hay có ý định phẫu thuật trong 2 tuần cũng không nên dùng hạt điều với số lượng lớn vì có thể làm tăng lượng đường trong máu.

Nên hỏi ý kiến bác sĩ khi có ý định dùng các bộ phận cây điều làm thuốc chữa bệnh.

Tác dụng của cây mật nhân Tác dụng của cây mật nhân
Tác dụng hữu ích của giảo cổ lam Tác dụng hữu ích của giảo cổ lam
Tác dụng của nước sấu đối với sức khoẻ Tác dụng của nước sấu đối với sức khoẻ
Việt Lâm

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cà tím - Thực phẩm vàng cho tim mạch và trí não

Cà tím - Thực phẩm vàng cho tim mạch và trí não

Cà tím có chế biến được nhiều món ăn ngon dinh dưỡng trong bửa cơm gia đình, ngoài là loại thực phẩm quen thuộc, cà tím còn có nhiều tác dụng cho sức khỏe.
Những công dụng tuyệt vời của nấm lim xanh đối với sức khỏe

Những công dụng tuyệt vời của nấm lim xanh đối với sức khỏe

Nấm lim xanh là một loại thảo dược được sử dụng phổ biến trong các phương thuốc Đông y cách đây hơn 2.000 năm và là một loại nấm quý.
Bán chi liên - Dược liệu quý trong điều trị ung thư

Bán chi liên - Dược liệu quý trong điều trị ung thư

Bán chi liên như một vị thuốc quý với nhiều công dụng trong việc điều trị các bệnh khác nhau, đặc biệt là các bệnh liên quan đến ung thư.
Tự chữa cảm lạnh tại nhà với các loại gia vị dễ tìm

Tự chữa cảm lạnh tại nhà với các loại gia vị dễ tìm

Cảm lạnh là bệnh viêm đường hô hấp trên phổ biến. Dưới đây là những bí quyết xua tan cảm lạnh chỉ với những nguyên liệu quen thuộc.
Khổ qua rừng - Dược liệu đắng miệng, mát lòng, khỏe người

Khổ qua rừng - Dược liệu đắng miệng, mát lòng, khỏe người

Trong y học cổ truyền, khổ qua rừng có tính hàn, vị rất đắng, có các công dụng như giải độc, thanh nhiệt, trừ đờm, giảm các cơn ho, điều trị bệnh ngoài da…
Củ ráy - Giải pháp tự nhiên cho các bệnh về da và khớp

Củ ráy - Giải pháp tự nhiên cho các bệnh về da và khớp

Cây ráy được coi như một loại dược liệu cổ truyền, đã được sử dụng rất lâu trong dân gian bởi các tác dụng quý báu, đặc biệt là phần củ.
Cây địa hoàng - Vị thuốc thông dụng trong y học cổ truyền

Cây địa hoàng - Vị thuốc thông dụng trong y học cổ truyền

Địa hoàng tươi khi nếm có vị ngọt, đắng, tính hàn; có công dụng thanh nhiệt, làm mát máu. Dược liệu này được sử dụng trong nhiều bài thuốc
Ngải cau - Món quà từ thiên nhiên cho sức khỏe phái mạnh

Ngải cau - Món quà từ thiên nhiên cho sức khỏe phái mạnh

Theo y dược cổ truyền, cây ngải cau có vị cay tính ấm có tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương... Thường được sử dụng cho nam giới.
Tác dụng bất ngờ từ vỏ sầu riêng

Tác dụng bất ngờ từ vỏ sầu riêng

Vỏ sầu riêng là thường được người sử dụng bỏ đi khi đã lấy múi. Tuy nhiên theo y học cổ truyền, vỏ sầu riêng có thể được sử dụng trong các bài thuốc dân gian để hỗ trợ điều trị các vấn đề như: Đầy bụng, khó tiêu, cảm sốt….
Tác dụng bất ngờ từ uống nước ép khoai lang sống

Tác dụng bất ngờ từ uống nước ép khoai lang sống

Khoai lang là một loại thực phẩm được sử dụng nhiều trong cuộc sống. Khoai lang được chế biến theo nhiều cách khác nhau, trong đó phải kể đến việc chế biến khoai lang sống thành nước ép – một loại nước uống rất tốt cho sức khỏe.
Bài thuốc từ các loại hoa có trong vườn nhà

Bài thuốc từ các loại hoa có trong vườn nhà

Trong vườn nhà, đặc biệt là ở các vùng nông thôn luôn có một số loài hoa, nếu chúng ta không biết thì chỉ coi đó là hoa bình thường. Nhưng sự thật đằng sau lại thật bất ngờ, bởi những loài hoa đó có thể làm thuốc, ví dụ như: Hoa cau, hoa bưởi, hoa chuối.
Tác dụng bất ngờ từ mật gà

Tác dụng bất ngờ từ mật gà

Gà là một loại thực phẩm được sử dụng nhiều, tuy nhiên ít ai biết đến một bộ phận khác của gà là mật gà cũng có tác dụng đối với sức khỏe.
Thanh lọc, giải độc cơ thể bằng loài cây quen thuộc

Thanh lọc, giải độc cơ thể bằng loài cây quen thuộc

Sả là một loại dược liệu được sử dụng nhiều trong cuộc sống thường ngày, bởi những tác dụng bất ngờ mà loại cây này mang lại.
Rau tiến vua giúp hỗ trợ tim mạch, tăng cường trí nhớ

Rau tiến vua giúp hỗ trợ tim mạch, tăng cường trí nhớ

Rau tiến vua là một loại rau có nguồn gốc từ Trung Quốc, từ xa xưa đây được coi một loại rau quý dùng để tiến vua.
Rau sam tốt cho tim mạch

Rau sam tốt cho tim mạch

Rau sam là một loại rau mọc hoang dại ở nhiều nơi trên đất nước ta, đây là loại rau được thế giới ví như "thần dược". Bởi có thể dùng làm thuốc, phòng chống một số bệnh như: Tốt cho tim mạch, bệnh tiểu đường, đường tiểu hóa…
Chè (trà) khô hỗ trợ giảm cân và chống lão hóa

Chè (trà) khô hỗ trợ giảm cân và chống lão hóa

Chè khô là một loại nước uống quen thuộc được người dân trên thế giới thường xuyên sử dụng, trong đó có Việt Nam. Uống chè không chỉ giúp giải khát mà còn có tác dụng phòng chống một số bệnh như: Hỗ trợ giảm cân, giảm thiểu các bệnh về tim mạch…
Ngao giúp chống phù nề

Ngao giúp chống phù nề

Các nghiên cứu đã chứng minh, ngao khi được sử dụng đúng cách giúp phòng chống một số bệnh như: Phòng chống bệnh thiếu máu do thiếu sắt, chống bệnh phù nề…
Cá mòi biển giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Cá mòi biển giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Cá mòi biển là một loại thực phẩm được sử dụng thường xuyên trong thực đơn ăn uống hàng ngày của các bà nội trợ. Đây là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, giúp phòng chống một số bệnh như: Phòng ngừa bệnh tim, duy trì sức khỏe xương, thúc đẩy chức năng não…
Tác dụng bất ngờ của cá trích với bà bầu

Tác dụng bất ngờ của cá trích với bà bầu

Theo các nghiên cứu, cá trích là một loại hải sản ngoài tác dụng về dinh dưỡng, còn giúp phòng chống một số bệnh như: Nâng cao hệ miễn dịch, chống lão hóa, phòng ngừa các bệnh về tim mạch…
Sò điệp rất tốt cho não và hệ thần kinh

Sò điệp rất tốt cho não và hệ thần kinh

Sò điệp là một loại động vật có vỏ, được sử dụng phổ biến trên thế giới. Đây là một trong những loại nguyên liệu thực phẩm để chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng cho sức khỏe.
Tác dùng bất ngờ đến từ đậu phụ không phải ai cũng biết

Tác dùng bất ngờ đến từ đậu phụ không phải ai cũng biết

Theo các nghiên cứu, đậu phụ là một loại thực phẩm có rất nhiều tác dụng, giúp phòng chống một số bệnh như: Giảm nguy cơ ung thư dạ dày, giảm nguy cơ ung thư vú, các bệnh tim mạch…
Táo ta giúp tăng cường sức đề kháng

Táo ta giúp tăng cường sức đề kháng

Táo ta là một loại hoa quả rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, táo ta không chỉ là hoa quả giúp cung cấp vitamin cần thiết cho cơ thể, mà còn giúp phòng chống một số bệnh như: Tăng cường sức đề kháng, chữa trĩ, cảm lạnh…
Rau bina giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

Rau bina giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng, rau bina là loại rau không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, mà còn giúp phòng chống một số bệnh như: Kiểm soát bệnh tiểu đường, giúp ngăn ngừa bệnh ung thư, phòng ngừa bệnh hen suyễn…
Cá cơm giúp sản sinh hồng cầu

Cá cơm giúp sản sinh hồng cầu

Cá cơm là loại thực phẩm có nguồn gốc từ biển và đại dương, sử dụng cá cơm đúng cách sẽ giúp phòng chống một số bệnh như: Cải thiện chức năng gan, tốt cho xương, giúp sản sinh hồng cầu…
Tỏi đen giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa ung thư

Tỏi đen giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa ung thư

Tỏi đen được coi như một vị thuốc "thần dược" trong dân gian. Theo như đông y tỏi đen giúp phòng chống một số bệnh như: Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ tế bào gan…
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động