Rau sắng là cây quý nhất ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ |
Rau sắng là rau gì?
Rau sắng (hay còn gọi là cây mì chính, rau ngót rừng, rau ngót quế, tắc sắng, pắc van, lai cam...) có tên khoa học là Melientha suavis, thuộc bộ Đàn Hương.
Lá sắng thuộc loại lá đơn so le, nhẵn, nạc, mặt giống như da. Cuống là dài khoảng 5 mm. Phiến lá hình mác, hoặc bầu dục, hình trứng hoặc hình trứng lộn ngược.
Khác với hầu hết các loại rau khác trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam thường là những cây nhỏ, thân thảo hoặc thân bụi, cây rau sắng lại là một cây thân gỗ, thường mọc trên núi, chủ yếu là những vách đá của núi đá vôi có cao độ khoảng 100-200 m trở lên so với mặt nước biển, ở các vùng như Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh... nhưng có mật độ dày nhất là ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Trong 300 loài cây có thể làm rau ở Vườn quốc gia Xuân Sơn (Phú Thọ) thì cây rau sắng là cây quý nhất.
Hoa rau sắng cũng rất có giá trị |
Hoa rau sắng cũng rất có giá trị. Cụm hoa giống như chuỳ, phân nhánh không đầu, chủ yếu tập trung thành nhóm ở thân chính. Có cây hoa nảy ra từ cành, thậm chí cả nách lá phần đỉnh cành. Hoa rau sắng thuộc hoa đơn tính, màu xanh.
Hoa đực không cuống, đơn độc chủ yếu ở cuối cành hoặc ở nách lá bắc nhỏ. Cánh hoa cong, nhị rất ngắn đính vào gốc cánh hoa.
Hoa rau sắng rất thơm. Nếu không có hoa và quả thì rất khó định loại được rau sắng, vì lá của rau sắng rất giống với lá của một số loài khác thường được dùng làm rau ăn.
Rau sắng ra hoa từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau, kết quả vào tháng 4-8. Quả sắng chín rộ vào tháng 5, tháng 6. Một cân quả sắng chín có khoảng 185 quả, đãi ra được 236 hạt.
Vườn quốc gia Xuân Sơn (tỉnh Phú Thọ) đã từng thu được 7 tấn quả sắng chín vào năm 2005. Quả chín dùng để ăn sau khi rang hoặc luộc. Quả sắng non dùng để nấu canh.
Rau sắng có hàm lượng protit và axit amin cao hơn hẳn các loại rau khác. Trong 100 g rau sắng có khoảng 6.5-8.2g protit, 0.23g lysin, 0.19g methionin, 0.08g tryptophan, 0.25g phenylanalin, 0.45g treonin, 0.22g valin, 0.26g leucin và 0.23g isoleucin, 11.5mg vitamin C, 0.6mg caroten...
Rau sắng có tác dụng gì?
Rau sắng đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ |
Bên cạnh vai trò trong ẩm thực thì rau sắng cũng đem lại rất nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe:
Lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc: Rau sắng có vị bùi, tính mát, rễ hơi ngăm đắng, do đó có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, lợi tiểu.
Chữa nhiệt miệng: Nhờ tính mát mà rau sắng cũng có tác dụng chữa nhiệt miệng voo cùng hiệu quả. Nếu bị nhiệt miệng lâu ngày không khỏi, chỉ cần giã nát rau sắng, chắt lấy nước cốt, uống trong khoảng 2 ngày sẽ khỏi.
Chữa táo bón: Tính mát của rau sắng một lần nữa phát huy tác dụng trong việc điều trị táo bón. Uống nước cốt rau sắng hoặc ăn các món ăn từ rau sắng sẽ giúp cải thiện đường ruột, điều trị táo bón, tốt cho hệ tiêu hóa nói chung.
Chữa tưa lưỡi ở trẻ em: Trẻ nhỏ thường có hiện tượng bị tưa lưỡi gây đau đớn và khó chịu, dẫn đến chán ăn hoặc bỏ ăn. Rau sắng có tác dụng chữa tưa lưỡi ở trẻ em rất hiệu quả. Chỉ cần giã rau sắng chắt lấy nước cốt, hòa với mật ong, sau đó dùng bông hoặc miếng gạc chấm vào hỗn hợp này, chà lên lưỡi, lợi và vòm họng của trẻ, sau vài lần sẽ khỏi.
Tốt cho phụ nữ sau sinh: Rau sắng và rễ cây rau sắng có tác dụng làm co bóp tử cung. Do đó, nó rất tốt cho phụ nữ sau sinh hoặc phụ nữ vừa bị sảy thai.
Chữa sót rau thai: Giã nát khoảng 40 g rau sắng rồi thêm vào một ít nước đun sôi để nguội, chắt lấy khoảng 100 ml nước, uống vài lần trong ngày sẽ rất tốt cho phụ nữ sau sinh, nhằm chữa sót rau thai.
Giảm cân: Do có chứa nhiều chất xơ, axit amin, vitamin và một số hợp chất khác như lysin, protit, methionin, caroten..., rau sắng cũng có hiệu quả trong việc hỗ trợ giảm cân, nhất là đối với phụ nữ.
Cách chế biến rau sắng
Rau sắng xào thịt bò |
Rau sắng rất dễ chế biến và không khó ăn. Bạn chỉ cần chọn những phần lá non, gần ngọn, có thể ăn cả phần hoa, sau đó đem rửa sạch rồi nấu. Dưới đây là gợi ý một số món ăn ngon với rau sắng:
Rau sắng nấu thịt băm: Rửa sạch rau sắng, xào thịt sơ qua với gia vị, sau đó cho nước vào đun sôi rồi thả rau sắng vào, nêm nếm vừa miệng là ăn được.
Rau sắng xào thịt bò: Rửa sạch rau sắng, thịt bò ướp gia vị trước khoảng 30 phút cho ngấm, phi thơm tỏi rồi cho thịt bò vào đảo qua rồi trút ra bát để riêng. Sau đó phi thêm tỏi, xào phần rau sắng riêng, nêm nếm vừa miệng rooif cho thịt bò đã xào trước vào đảo cùng thêm 2-3 phút là được.
Rau sắng nấu canh cua: Rửa sạch rau sắng, sơ chế cua để lấy phần gạch và phần nước riêng. Đun sôi nước, chờ gạch cua nổi lên thì thả rau sắng vào, nêm nếm vừa miệng rồi thưởng thức.
Rau sắng nấu canh tôm: Rửa sạch rau sắng, tôm khô ngâm nước cho nở rồi đem giã nát, đun sôi nước với tôm, cho rau sắng vào nấu, nêm nếm vừa miệng là được.
Lưu ý khi ăn rau sắng
Cây rau sắng tuy là loại rau lành tính và chứa một số công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi bạn ăn rau sắng bạn cũng cần lưu ý một số điều sau đây:
Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai không nên ăn rau sắng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Những người bị huyết áp thấp cũng không nên ăn bởi có thể khiến huyết áp càng thêm thấp.
Người có đường ruột kém, yếu bụng, dễ bị tiêu chảy cũng cần hạn chế ăn cây rau sắng.
Khác với loại rau ngót được trồng, rau sắng có hương vị đặc trưng của loại rau rừng. Không chỉ ngon, mát, rau sắng lại còn giàu dinh dưỡng và mang đến khá nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Thanh Hóa: Nhân giống thành công 7.600 cây rau Sắng quý |
Loại rau có giá đến 200.000 đồng/kg nhưng vẫn luôn cháy hàng |
Cây rau rừng đặc biệt được thi sỹ Tản Đà ngợi ca bất ngờ lại là thực phẩm đại bổ |