Quy định mới về trích lập, sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Thông tư 103/2021/TT-BTC quy định, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu được thực hiện khi giá cơ sở cao hơn giá bán lẻ hiện hành hoặc việc tăng giá xăng dầu ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.
Bộ Tài chính công khai thông tin quỹ BOG quý I/2021 Bộ Tài chính: Quỹ bình ổn giá xăng dầu dư hơn 9.000 tỷ đồng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu dư gần 10.000 tỷ đồng
Quy định mới về trích lập, sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu
Quy định mới về trích lập, sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 103/2021/TT-BTC hướng dẫn phương thức trích lập, chi sử dụng, quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Thông tư quy định, Quỹ bình ổn giá xăng dầu được lập tại doanh nghiệp khi được Bộ Công Thương cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 95/2021/NĐ-CP. Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm trích lập, chi sử dụng, báo cáo, công khai về Quỹ bình ổn giá xăng dầu và quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu theo quy định.

Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm lựa chọn, mở tài khoản theo dõi riêng về Quỹ bình ổn giá xăng dầu tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (ngân hàng); có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tên, địa chỉ, thông tin liên lạc của ngân hàng nơi thương nhân đầu mối mở tài khoản Quỹ bình ổn giá xăng dầu đến Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá), Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) và công bố thông tin theo quy định.

Nguyên tắc hoạt động của Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định rõ nguyên tắc hoạt động của Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Theo đó, Quỹ bình ổn giá xăng dầu là Quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách Nhà nước; toàn bộ nguồn trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu để tham gia điều tiết, hỗ trợ cho mục tiêu bình ổn giá xăng dầu trong nước theo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương. Quỹ bình ổn giá xăng dầu hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, không phát sinh cơ chế quản lý tập trung và không phát sinh tổ chức bộ máy, không có cơ chế tài chính riêng.

Việc trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu chỉ thực hiện một lần đối với một thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu bán ra đầu tiên tính trên một lít, kg xăng, dầu ở nhiệt độ thực tế tiêu thụ tại thị trường nội địa trong thời gian trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu theo quy định.

Khi có thông báo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương về mức trích lập, mức chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu, thời gian thực hiện, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu chủ động thực hiện trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với sản lượng xăng, dầu ở nhiệt độ thực tế tiêu thụ tại thị trường nội địa theo quy định.

Tại kỳ điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 95/2021/NĐ-CP, trường hợp tổng số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu (số ước tính) của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu ở mức lớn hơn hoặc bằng 7.000 tỷ đồng, Bộ Công Thương xem xét, điều chỉnh giảm mức trích lập hoặc tạm dừng trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Thông tư số 103/2021/TT-BTC hướng dẫn phương thức trích lập, chi sử dụng, quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Thông tư số 103/2021/TT-BTC hướng dẫn phương thức trích lập, chi sử dụng, quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Phương thức trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Theo Thông tư quy định, Quỹ bình ổn giá xăng dầu được trích lập bằng một khoản tiền cụ thể là 300 đồng/lít đối với các loại xăng, các loại dầu diesel, dầu hỏa và 300 đồng/kg đối với các loại dầu mazut ở nhiệt độ thực tế tiêu thụ tại thị trường nội địa và được xác định là một yếu tố cấu thành giá cơ sở và giá bán của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu. Việc trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu được thực hiện đồng thời với kỳ điều hành giá cơ sở.

Mức trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu này được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với thực tế tại thời điểm điều hành giá xăng dầu. Trong đó, điều chỉnh giảm hoặc tạm dừng trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu dưới mức trên khi các yếu tố cấu thành giá cơ sở xăng, dầu kỳ công bố tăng trên 5% so với giá cơ sở xăng, dầu công bố kỳ trước liền kề hoặc việc tăng giá xăng, dầu ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.

Theo Bộ Tài chính, trường hợp cần thiết, điều chỉnh tăng mức trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu cao hơn mức quy định khi các yếu tố cấu thành giá cơ sở xăng, dầu kỳ công bố giảm trên 5% so với giá cơ sở xăng, dầu công bố kỳ trước liền kề hoặc căn cứ trên số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu, tình hình thực tế tại thời điểm công bố giá cơ sở xăng dầu.

Bộ Công Thương căn cứ số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu, tình hình thực tế tại thời điểm điều hành giá xăng dầu, diễn biến giá cơ sở xăng dầu và ý kiến của Bộ Tài chính để quyết định điều chỉnh tăng hoặc giảm mức trích lập cho phù hợp. Trường hợp Bộ Công Thương, Bộ Tài chính có ý kiến khác nhau thì Bộ Công Thương quyết định để áp dụng.

Tổng mức trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu trong kỳ của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu được xác định bằng mức trích lập Quỹ bình ổn giá xăng, dầu quy định tại thông báo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương nhân (x) với sản lượng xăng, dầu ở nhiệt độ thực tế đã tiêu thụ tại thị trường nội địa trong kỳ của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Phương thức chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Thông tư số 103/2021/TT-BTC quy định, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu được thực hiện khi giá cơ sở cao hơn giá bán lẻ hiện hành hoặc việc tăng giá xăng dầu ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu chỉ được chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu theo thông báo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương. Việc chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu được thực hiện đồng thời với kỳ điều hành giá xăng dầu.

Mức chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với thực tế và số dư Quỹ bình ổn giá tại thời điểm điều hành giá xăng dầu. Trong đó, không chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu trong trường hợp các yếu tố cấu thành giá cơ sở xăng, dầu kỳ công bố tăng dưới 7% so với giá cơ sở xăng, dầu công bố kỳ trước liền kề, trừ trường hợp mức tăng giá xăng dầu ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.

Trường hợp các yếu tố cấu thành giá cơ sở xăng, dầu kỳ công bố tăng trên 10% so với giá cơ sở công bố kỳ trước liền kề hoặc việc tăng giá xăng, dầu ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo.

Tổng mức chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu trong kỳ của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu được xác định bằng mức chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu quy định tại thông báo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương nhân (x) với sản lượng xăng, dầu ở nhiệt độ thực tế đã tiêu thụ tại thị trường nội địa trong kỳ của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Quy định mới về trích lập, sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Kiểm tra, giám sát thực hiện trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Thông tư số 103/2021/TT-BTC cũng quy định cụ thể về kiểm tra, giám sát thực hiện trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Theo đó, phương thức kiểm tra, giám sát được thực hiện thông qua các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu; hoặc qua làm việc, trao đổi trực tiếp với đơn vị. Trường hợp cần xác minh làm rõ số liệu, Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá), Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) yêu cầu thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu báo cáo bổ sung.

Trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu quản lý nhà nước hoặc theo kế hoạch nắm bắt thông tin hàng năm, Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá) phối hợp với Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) tổ chức làm việc, trao đổi, kiểm tra trực tiếp tại đơn vị.

Kết quả kiểm tra, giám sát được thông báo để thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu cập nhật, điều chỉnh số liệu kịp thời. Những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu được nghiên cứu xem xét, xử lý để tạo thuận lợi cho thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện; Trường hợp phát hiện hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy thì xem xét, xử lý theo quy định tại Nghị định số 95/2021/NĐ-CP.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 2/1/2022.

Minh Kiệt

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nhiều cơ hội cho Việt Nam chiếm lĩnh thị trường mây, tre đan

Nhiều cơ hội cho Việt Nam chiếm lĩnh thị trường mây, tre đan

Trong tháng 3/2024, nhóm mặt hàng mây, tre, cói, thảm lập kỷ lục cao nhất trong 2 năm qua, đạt 85 triệu USD, tăng 79,9% so với tháng 2/2024 và tăng 35,4% so với cùng kỳ năm 2023, theo các chuyên gia, ngành mây, tre đan của Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển.
Tháo gỡ vướng mắc trong xuất khẩu tinh dầu quế

Tháo gỡ vướng mắc trong xuất khẩu tinh dầu quế

Trước phản ánh của doanh nghiệp gặp khó khăn do vướng các quy định về xuất nhập khẩu dược liệu của Bộ Y tế, Tổng cục Hải quan đã có văn bản tháo gỡ vướng mắc, đồng thời kiến nghị Bộ Y tế làm rõ chính sách quản lý đối với mặt hàng tinh dầu xuất khẩu có tính lưỡng dụng.
Còn nhiều tiềm năng cho cá tra Việt “bay” sang xứ sở chùa vàng

Còn nhiều tiềm năng cho cá tra Việt “bay” sang xứ sở chùa vàng

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam. Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam xuất khẩu gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái.
Vì lý do này, siêu thị AEON Hong Kong "mê" chuối tươi Việt Nam hơn chuối Philippines

Vì lý do này, siêu thị AEON Hong Kong "mê" chuối tươi Việt Nam hơn chuối Philippines

Từ năm 2023 đến nay, 100% sản phẩm chuối tươi Việt Nam vào chuỗi cửa hàng gồm 91 điểm bán ở Hong Kong (Trung Quốc).
Tăng cường xúc tiến cho nông sản Việt Nam tại Ấn Độ

Tăng cường xúc tiến cho nông sản Việt Nam tại Ấn Độ

Nhiều lĩnh vực Ấn Độ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu nhưng chưa được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư do khoảng cách địa lý, thiếu thông tin về môi trường, chính sách khuyến khích đầu tư cũng như chưa thể hiện được tiềm năng của thị trường.
Sẽ thanh kiểm tra hoạt động kinh doanh vàng ngay trong tháng 4

Sẽ thanh kiểm tra hoạt động kinh doanh vàng ngay trong tháng 4

Nhằm triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai ngay hàng loạt giải pháp để ổn định thị trường vàng.
Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Chile tăng đột biến

Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Chile tăng đột biến

Việt Nam với lợi thế về thuế nhập khẩu theo cam kết trong hiệp định CPTPP sẽ là thế mạnh để cho các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại thị trường Chile.
Huyện Thạch Thất đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với quảng bá du lịch, văn hóa địa phương

Huyện Thạch Thất đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với quảng bá du lịch, văn hóa địa phương

Mới đây, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) đã phối hợp với UBND huyện Thạch Thất khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa địa phương. Với quy mô hơn 100 gian hàng, hội chợ đã thu hút gần 100 đơn vị, doanh nghiệp đến từ hơn 20 tỉnh, thành phố trong cả nước và các làng nghề truyền thống trên địa bàn TP Hà Nội và huyện Thạch Thất tham gia.
Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm Hợp tác xã

Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm Hợp tác xã

“Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm là vấn đề được đề cập nhiều trong thời gian qua không chỉ ở Việt Nam mà còn trên phạm vi toàn cầu”, đó là khẳng định của bà Cao Xuân Thu Vân, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia năm 2024.
Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam

Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam

Trong quý I/2024, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu điều lớn nhất của Việt Nam, đạt 39.142 tấn, trị giá hơn 208 triệu USD, tăng về lượng và kim ngạch.
Phát triển hệ sinh thái xanh cho vựa nông sản Vĩnh Long

Phát triển hệ sinh thái xanh cho vựa nông sản Vĩnh Long

Vừa qua, dự và phát biểu tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư nông nghiệp, thương mại, du lịch tỉnh Vĩnh Long, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ “Kiên quyết không chấp nhận mô hình “tăng trưởng trước, dọn dẹp sau”; không tăng trưởng bằng mọi giá; chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh”; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển hệ sinh thái xanh, kinh tế tuần hoàn, carbon thấp, chuyển đổi năng lượng...”.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản bị phạt tới 2 tỷ đồng

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản bị phạt tới 2 tỷ đồng

Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện trong lĩnh vực thủy sản là 1 tỷ đồng.
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương “gỡ khó” cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương “gỡ khó” cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành có liên quan khẩn trương rà soát, hoàn thiện các quy định, sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong xuất khẩu dược liệu.
Xuất khẩu mực, bạch tuộc dự kiến giảm 2% trong quý I/2024

Xuất khẩu mực, bạch tuộc dự kiến giảm 2% trong quý I/2024

Xuất khẩu mực, bạch tuộc trong quý I/2024 dự kiến đạt khoảng 136 triệu USD, giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam có thể kiếm bộn tiền từ bán tín chỉ carbon

Việt Nam có thể kiếm bộn tiền từ bán tín chỉ carbon

Việt Nam bán được 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng, thu về 1.200 tỷ đồng, chuyện “tiền tươi thóc thật” đã trở thành dấu mốc quan trọng, giúp Việt Nam chuyển từ kinh tế “nâu’’ sang ‘’xanh”, đồng thời có thể giúp Việt Nam kiếm bộn tiền từ bán tín chỉ carbon.
Các quốc gia đa dạng nguồn cung gạo: Rào cản mới của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt

Các quốc gia đa dạng nguồn cung gạo: Rào cản mới của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt

Việt Nam xuất khẩu hơn 2,1 triệu tấn gạo trong 3 tháng, trị giá gần 1,4 tỷ USD. Tuy nhiên, các quốc gia nhập khẩu gạo từ Việt Nam đã lên kế hoạch đa dạng hóa nguồn cung, đây là rào càn lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
Bước sang quý I/2024, ngành tôm Việt Nam đã có sự chuyển biến rõ rệt

Bước sang quý I/2024, ngành tôm Việt Nam đã có sự chuyển biến rõ rệt

Xác định được điểm yếu của ngành tôm trong năm 2023, bước sang quý I/2024, ngành tôm Việt Nam đã có sự chuyển biến rõ rệt. Điều này được chứng minh bởi sự "tăng nhiệt" của tiêu thụ tôm tại các thị trường lớn trong 3 tháng đầu năm 2024.
Hải quan Việt Nam tích cực hợp tác, hội nhập trong khu vực ASEAN

Hải quan Việt Nam tích cực hợp tác, hội nhập trong khu vực ASEAN

Là một thành viên tích cực của khu vực, Hải quan Việt Nam đã chủ động thực hiện các chương trình sáng kiến hợp tác hải quan ASEAN, tạo nền tảng cho hợp tác, hội nhập về hải quan trong khu vực. Thông qua đó giúp tạo thuận lợi thương mại, hàng hoá tự do lưu thông và thực hiện các mục tiêu hội nhập kinh tế sâu rộng của ASEAN.
Ngành nông nghiệp tự tin "cán đích" mục tiêu xuất khẩu 54-55 tỷ USD

Ngành nông nghiệp tự tin "cán đích" mục tiêu xuất khẩu 54-55 tỷ USD

Với những kết quả đầy khả quan trong quý I/2024, ngành Nông nghiệp tự tin "cán đích" mục tiêu xuất khẩu 54-55 tỷ USD.
Indonesia tiếp tục mở thầu 300.000 tấn gạo, cơ hội cho gạo Việt bứt phá

Indonesia tiếp tục mở thầu 300.000 tấn gạo, cơ hội cho gạo Việt bứt phá

Hiện nay trên thị trường xuất khẩu, giá gạo Việt Nam đang tăng, nếu đợt mở thầu 300.000 tấn gạo lần này doanh nghiệp Việt Nam thắng thầu với số lượng lớn thì chắc chắn giá gạo trong nước sẽ tăng lên.
EU dự tính chi gần 48 tỷ USD nhập khẩu cà phê, cơ hội “vàng” cho Việt Nam

EU dự tính chi gần 48 tỷ USD nhập khẩu cà phê, cơ hội “vàng” cho Việt Nam

Quy mô thị trường cà phê châu Âu dự tính đạt 47,88 tỷ USD vào năm 2024 và dự báo sẽ đạt 58,14 tỷ USD vào năm 2029, đây là cơ hội lớn cho cà phê Việt Nam gia tăng thị phần ở thị trường này.
Đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực Quản lý thị trường giữa Việt Nam - Lào

Đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực Quản lý thị trường giữa Việt Nam - Lào

Việc triển khai Biên bản ghi nhớ sẽ giúp hai nước Việt Nam - Lào tăng cường và hỗ trợ lẫn nhau phòng chống hàng giả nhất là tại khu vực biên giới, đồng thời giúp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực Quản lý thị trường giữa hai nước.
Tăng thuế giúp kiểm soát tiêu dùng đồ uống có đường hiệu quả nhất

Tăng thuế giúp kiểm soát tiêu dùng đồ uống có đường hiệu quả nhất

Nhằm hạn chế sử dụng đồ uống có đường và tác hại của nó đối với sức khỏe con người, các chuyên gia cho rằng tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để tăng giá bán đồ uống có đường là biện pháp hữu hiệu giúp giảm tiêu thụ loại đồ uống này.
Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm hướng tới mục tiêu "tỷ đô"

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm hướng tới mục tiêu "tỷ đô"

Việt Nam nằm trong nhóm xuất khẩu lớn sản phẩm mây, tre, cói, thảm. Các chuyên gia nhận định, khả năng chiếm lĩnh 10 - 15% thị phần thế giới là hoàn toàn khả thi. Thị trường tre toàn cầu dự kiến đạt 82,9 tỷ USD vào năm 2028, mây, tre có thể mang về hàng tỷ USD cho Việt Nam.
Những thách thức của xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2024

Những thách thức của xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2024

Thời gian tới, doanh nghiệp thủy sản sẽ đối mặt với nhiều khó khăn như chi phí đầu vào, phí vận chuyển liên tục tăng do căng thẳng Biển Đỏ, chưa gỡ được thẻ vàng IUU, thuế chống trợ cấp; tình trạng dư cung, tồn kho nhiều, giá mua thấp, áp lực cạnh tranh lớn…
Khả quan mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 6% trong năm 2024

Khả quan mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 6% trong năm 2024

Tạm gác lại kết quả xuất khẩu hàng hóa quý I/2024 với tín hiệu khởi sắc, các ngành hàng tiếp tục dồn sức cho đơn hàng quý II, chắt chiu từng cơ hội để tiến đến mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 6% trong năm 2024.
Xác lập kỷ lục mới, xuất khẩu rau quả trước cơ hội bứt phá

Xác lập kỷ lục mới, xuất khẩu rau quả trước cơ hội bứt phá

Ngành rau quả đã xác lập kỷ lục mới khi lần đầu tiên có kim ngạch vượt 1 tỷ USD ngay trong quý I/2024. Nhiều tiền đề còn cho thấy, xuất khẩu rau quả còn tiếp tục bứt phá và sẽ phá vỡ kỷ lục năm 2023.
Giá trị của rừng phải cao gấp 10, gấp 100 lần nữa mới xứng đáng với 2 chữ “rừng vàng”

Giá trị của rừng phải cao gấp 10, gấp 100 lần nữa mới xứng đáng với 2 chữ “rừng vàng”

Với những tiềm năng đang có, giá trị của rừng phải cao gấp 10, gấp 100 lần nữa mới xứng đáng với hai chữ “rừng vàng”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.
Bất ổn khôn lường khi giá cà phê tăng phi mã

Bất ổn khôn lường khi giá cà phê tăng phi mã

Tác động từ thị trường thế giới đã kéo giá cà phê nội địa lên mức trên 103.000 đồng/kg. Theo Vicofa xu hướng giá cà phê sắp tới rất khó dự đoán.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động