15 cá thể động vật hoang dã ở Quảng Bình được thả về môi trường tự nhiên Quảng Bình trồng mới gần 6.600ha rừng Phát hiện gần 1 tấn bánh các loại nhập lậu tại Quảng Bình |
Theo lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Quảng Trạch cho biết: Là đơn vị được UBND huyện giao thực hiện hỗ trợ các mô hình sản xuất nông nghiệp, thời gian qua, trung tâm đã phối hợp UBND các xã tập trung rà soát, lựa chọn những hộ phù hợp để tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật và hỗ trợ mô hình hiệu quả.
![]() |
Nuôi thử nghiệm thương phẩm con lai F1 giữa lợn rừng thuần chủng với lợn ỉ lai trên vùng gò đồi ở xã Quảng Hợp. |
Trung tâm đã triển khai thực hiện hỗ trợ 3 mô hình nông nghiệp, gồm: Dự án “Nuôi thử nghiệm thương phẩm con lai F1 giữa lợn rừng thuần chủng với lợn ỉ lai trên vùng gò đồi ở xã Quảng Hợp”; “Nuôi thử nghiệm giống vịt bầu biển thương phẩm theo hướng bán chăn thả tại xã Quảng Phương” và dự án “Nuôi sò huyết thương phẩm trên vùng nước lợ huyện Quảng Trạch”.
Theo đó, tại dự án “Nuôi thử nghiệm thương phẩm con lai F1 giữa lợn rừng thuần chủng với lợn ỉ lai trên vùng gò đồi ở xã Quảng Hợp”, Trung tâm DVNN huyện đã hỗ trợ 60 con giống, thức ăn, vắc-xin tiêm phòng, kỹ thuật chăm sóc. Dự án có mức kinh phí thực hiện gần 500 triệu đồng, trong đó ngân sách từ Sở KH-CN hỗ trợ 148 triệu đồng, phần còn lại là vốn đối ứng hộ gia đình.
Dưới sự chỉ đạo hướng dẫn kỹ của cán bộ Trung tâm DVNN huyện, sau 6 tháng nuôi, đàn lợn tăng trưởng tốt, đạt các chỉ tiêu theo yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Sau khi trừ các khoản chi phí, hộ gia đình đã thu lãi hơn 38 triệu đồng. Đồng thời, hộ chăn nuôi đã lựa chọn chuẩn giống để sinh sản thế hệ F2 và mở rộng, phát triển mô hình hiệu quả.
Tại dự án “Nuôi thử nghiệm giống vịt bầu biển thương phẩm theo hướng bán chăn thả tại xã Quảng Phương”, trung tâm đã hỗ trợ 1.800 con giống, thức ăn, vắc-xin tiêm phòng, kỹ thuật chăm sóc với mức kinh phí khoảng 490 triệu đồng, trong đó ngân sách hỗ trợ gần 149 triệu đồng.
![]() |
Nuôi thử nghiệm giống vịt bầu biển thương phẩm theo hướng bán chăn thả tại xã Quảng Phương. |
Sau 3 tháng chăn thả, dưới sự hướng dẫn chỉ đạo kỹ thuật của cán bộ Trung tâm DVNN huyện, sự phối hợp của Sở KH-CN, chính quyền địa phương, tỷ lệ sống đạt 97,6 %, trọng lượng trung bình đạt 2,6kg/con. Sau khi trừ các khoản chi phí, hộ gia đình thu về trên 35 triệu đồng. Hiện nay, theo hướng dẫn của Trung tâm DVNN huyện, hộ gia đình đang sử dụng nguồn giống tại chỗ chọn lọc những con tốt nhất làm nền, nhân rộng mô hình chăn nuôi theo hướng nuôi sinh sản trong thời gian tới.
Còn tại dự án “Nuôi sò huyết thương phẩm trên vùng nước lợ huyện Quảng Trạch”. Dự án được UBND tỉnh phê duyệt với quy mô 4.000m2, được triển khai tại 2 xã Quảng Tùng và Quảng Đông với mức vốn trên 2,3 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ gần 700 triệu đồng.
Dự án hỗ trợ 360.000 con giống, kỹ thuật tôn tạo hồ nuôi và tạo môi trường nước, kỹ thuật chăm sóc và sinh trưởng và tạo thức ăn tự nhiên, kỹ thuật thu hoạch sò và các nguyên liệu, vật tư thiết yếu để thực hiện dự án.
Ngày 15/12/2024 Trung tâm DVNN huyện đã phối hợp với Sở KH-CN, UBND xã và các đơn vị liên quan thả 180.000 con giống (được vận chuyển từ Cà Mau ra) kích thước 0,3mm, tại xã Quảng Đông và Quảng Tùng. Hiện sò huyết đạt tỷ lệ sống từ 60-80% và đang tăng trưởng tốt. Cán bộ kỹ thuật đang hướng dẫn các hộ tham gia dự án cách chăm sóc, tạo môi trường thuận lợi để sò sinh trưởng tốt trong môi trường tự nhiên.
Ngoài ra, đây là một dự án “đặc biệt”, vừa bảo tồn khôi phục lại sản phẩm sò huyết, một đặc sản nổi tiếng của địa phương có nguy cơ mai một, vừa quảng bá giới thiệu ẩm thực của vùng Quảng Trạch cho du khách trong và ngoài địa phương. Chính vì vậy, Trung tâm DVNN huyện đang nỗ lực theo dõi sát sao, kịp thời hướng dẫn người dân chăm sóc. Kỳ vọng sẽ mở ra là hướng đi mới, hỗ trợ cho nông dân, đặc biệt là các địa phương có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản.