Philippines tiếp tục là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu của Việt Nam

Với dân số đạt gần 120 triệu người, GDP hàng năm đạt trên 400 tỷ USD, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa đa dạng, sản xuất trong nước còn hạn chế, phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, cộng thêm các điều kiện thuận lợi về khoảng cách địa lý, logistics thì Philippines luôn là thị trường có nhiều tiềm năng và cơ hội cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Gạo Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Philippines, bỏ xa Thái Lan Kim ngạch thương mại Việt Nam và Philippines chính thức vượt mức 8 tỷ USD Kim ngạch xuất khẩu sang Phillippines lần đầu vượt mức trên 6 tỷ USD
Trong năm 2025 và những năm tiếp theo, gạo vẫn sẽ là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Philippines.
Trong năm 2025 và những năm tiếp theo, gạo vẫn sẽ là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Philippines.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Philippines hàng năm ở mức từ trên 5 tỷ đến 6 tỷ USD chỉ chiếm một tỉ lệ khiêm tốn trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Philippines. Đặc biệt, các mặt hàng nhập khẩu chính của Philippines gồm các sản phẩm điện tử, điện thoại, khoáng sản, phương tiện giao thông, dụng cụ cơ khí, công nghiệp, sắt thép các loại… cũng là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Vì vậy, chúng ta vẫn còn nhiều cơ hội khai thác và gia tăng kim ngạch xuất khẩu những ngành hàng, mặt hàng này vào thị trường Philippines.

Thị trường Philippines - cơ hội và thách thức

Đánh giá về cơ hội cho xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này, Tham tán thương mại Việt Nam tại Philippines Phùng Văn Thành cho rằng, với dân số đạt gần 120 triệu người, GDP hàng năm đạt trên 400 tỷ USD, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa đa dạng, sản xuất trong nước còn hạn chế, phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, cộng thêm các điều kiện thuận lợi về khoảng cách địa lý, logistics thì Philippines luôn là thị trường có nhiều tiềm năng và cơ hội cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, sản xuất trong nước còn hạn chế và hàng năm nhập siêu lớn chính là cơ hội cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Philippines.

Theo ông Phùng Văn Thành, Philippines cũng là thị trường có nhiều thách thức và rủi ro đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Đầu tiên chính là “tiềm thức” mang tính ý thức hệ của người tiêu dùng Philippines đối với các sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam, còn nhiều “băn khoăn” chưa thật sự tin tưởng. Họ vẫn đánh giá cao và ưa chuộng các sản phẩm hàng hóa được nhập khẩu từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, châu Âu…

Thậm chí người tiêu dùng Philippines vẫn còn có những nhìn nhận, đánh giá chưa đúng, không cao về ngành sản xuất: mẫu mã, chất lượng của các sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam, cũng như tiềm năng, uy tín của doanh nghiệp Việt Nam.

Thách thức tiếp theo là hàng hoá Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm của Trung Quốc và các nước trong khu vực Asean, đặc biệt là Indonesia và Thái Lan. Thông qua cộng đồng thương nhân người Hoa lớn mạnh tại Philippines, nguồn sản phẩm hàng hóa giá rẻ được kiểm soát đảm bảo chất lượng của Trung Quốc đã xâm nhập khá sâu vào thị trường này và là nguy cơ cho các loại sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia khác trong đó có các sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam.

Ngoài ra, tại thị trường Philippines, các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam còn phải cạnh tranh với các sản phẩm, hàng hóa từ các quốc gia khác trong khối Asean cùng được hưởng những ưu đãi và có điều kiện thuận lợi như Việt Nam, đặc biệt là Indonesia và Thái Lan, hai nước cũng đã xây dựng được mối quan hệ thương mại bền chặt và có nhiều mặt hàng xuất khẩu sang Philippines.

Thách thức lớn nữa là sự “bất ổn” trong các chính sách xuất nhập khẩu và xu hướng mở cửa thị trường của Philippines. Những quy định về trình tự, thủ tục còn rườm rà mang tính “kiểm soát” liên quan tới xuất nhập khẩu hàng hóa là bước cản không hề nhỏ có thể làm nản lòng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hai phía.

Ngoài ra, việc Philippines chưa sẵn sàng “mở cửa” thị trường cho một số sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam, nhất là hoa tươi, rau, củ, quả tươi, thịt tươi sống… cũng như các quy trình, thủ tục xuất nhập khẩu phức tạp liên quan tới nhóm mặt hàng này.

Cuối cùng, một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Philippines cũng đang vấp phải các rào cản mang tính kỹ thuật như việc Philippines điều tra áp dụng thuế phòng vệ thương mại.

Thị trường tiềm năng cho nhiều mặt hàng, ngành hàng xuất khẩu

Nhận định về những mặt hàng Việt Nam có thể tiếp tục thâm nhập, mở rộng thị trường Philippines trong năm 2025, ông Phùng Văn Thành cho biết, Philippines là thị trường tiềm năng cho nhiều mặt hàng, ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam nhưng còn chưa được khai thác hiệu quả. Đóng góp vào sự tăng trưởng ấn tượng của kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Philippine năm 2024, đầu tiên phải kể đến là mặt hàng gạo với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2,6 tỷ USD. Một số mặt hàng khác có kim ngạch xuất khẩu lớn bao gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ; clanke và xi măng; cà phê; điện thoại các loại và linh kiện; phương tiện vận tải và phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; hàng dệt may; thủy sản; giầy dép các loại.

Trong năm 2025 và những năm tiếp theo, gạo vẫn sẽ là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Philippines. Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng nông sản khác cũng có nhiều tiềm năng như cà phê, hạt điều.

Ngoài ra, các mặt hàng, ngành hàng khác như thủy sản; điện thoại và linh kiện điện tử; dệt may; máy móc, thiết bị, phụ tùng; giầy dép; phương tiện vận tải; xi măng; hóa chất và sản phẩm từ hóa chất vẫn sẽ có nhiều triển vọng tại thị trường Philippines. Đặc biệt, việc Tập đoàn Vingroup chọn Philippines là một trong những thị trường trọng điểm để khai thác các sản phẩm, dịch vụ của mình và đã có những bước tiến nhất định trong việc khai phá thị trường Philippines hy vọng sẽ mở ra triển vọng mới trong quan hệ giao thương Việt Nam và Philippines.

“Từ sự kết nối của Thương vụ Việt Nam tại Philippines, một số sản phẩm mang tính đặc thù mà trước đây rất khó khăn tiếp cận thị trường Philippines thì nay cũng đã bắt đầu cho thấy các dấu hiệu tích cực như các sản phẩm liên quan tới bảo hộ lao động, y tế, dược phẩm, thuốc thú y và vaccine”, ông Thành chia sẻ.

Giải pháp vượt qua thách thức, tiếp cận người tiêu dùng Philippines

Ông Phùng Văn Thành - Tham tán thương mại Việt Nam tại Philippines
Ông Phùng Văn Thành - Tham tán thương mại Việt Nam tại Philippines.

Theo Tham tán thương mại Việt Nam tại Philippines Phùng Văn Thành, để vượt qua được những thách thức và để người tiêu dùng Philippines tin dùng sản phẩm Việt Nam, cần có những giải pháp và sự chung tay của các cơ quan, hiệp hội và doanh nghiệp. Mục tiêu trọng tâm đối với thị trường Philippines là giữ vững “vị trí số một” và đà tăng trưởng xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường Philippines vì đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tại thị trường này.

Đồng thời, tiếp tục tìm kiếm cơ hội mở rộng ngành hàng, mặt hàng xuất khẩu, gia tăng khối lượng và kim ngạch xuất khẩu của từng mặt hàng, ngành hàng vào thị trường Philippines cũng là mục tiêu quan trọng. Và cuối cùng là gia tăng xuất khẩu các mặt hàng chế biến, sản xuất, công nghiệp chế tạo, các sản phẩm công nghệ cao tiến tới hài hòa cơ cấu và tỉ trọng xuất khẩu giũa nhóm mặt hàng nông sản với nhóm mặt hàng máy móc, chế tạo, công nghệ cao.

Để đạt được những mục tiêu trên, về phía Chính phủ và các cơ quan bộ, ngành của Việt Nam cần tiếp tục xây dựng các chính sách, định hướng, tăng cường và đẩy mạnh quan hệ giao thương, mở cửa thị trường cho các sản phẩm xuất khẩu của hai nước, đặc biệt là các sản phẩm nông sản, thủy sản trong đó có hoa tươi, rau, củ, quả tươi và các loại thịt tươi sống.

Với các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp, cần tiếp tục khảo sát, tìm hiểu thông tin, nhu cầu thị trường và thị hiếu, văn hóa tiêu dùng. Đặc biệt là việc đa dạng hóa mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo dựng lòng tin, uy tín với đối tác, bạn hàng và chủ động, tích cực trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm bằng nhiều hình thức. Trong đó bao gồm trưng bày, giới thiệu và quảng bá sản phẩm, hàng hóa thông quan các hội chợ, triển lãm trong nước và tại Philippines.

Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ nhân viên marketing, nhân viên bán hàng; tăng cường giới thiệu nhận diện sản phẩm, thương hiệu thông qua các trang web hoặc tài liệu giới thiệu, quảng cáo bằng tiếng Anh.

Thương vụ Việt Nam tại Philippines sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu thông tin, tổ chức các đoàn khảo sát nhu cầu thị trường, thị hiếu và văn hóa tiêu dùng, tổ chức các sự kiện giao thương, các đoàn giao thương xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp hai nước.

Bên cạnh đó, Thương vụ Việt Nam tại Philippines cũng luôn bám sát địa bàn, theo dõi sát sao tình hình, diễn biến thị trường, các quy định và những thay đổi, động thái chính sách mới của nước sở tại có thể ảnh hưởng tới cộng đồng doanh nghiệp trong nước để kịp thời thông tin cho cộng đồng doanh nghiệp, cơ quan chức năng trong nước để có những thay đổi, điều chỉnh hoặc đối sách mới tương xứng và phù hợp.

Vượt Philippines, Việt Nam thành nước đứng đầu về xuất chuối sang Trung Quốc Vượt Philippines, Việt Nam thành nước đứng đầu về xuất chuối sang Trung Quốc
Philippines giảm thuế nhập khẩu gạo: Gia tăng cơ hội cho gạo Việt Nam Philippines giảm thuế nhập khẩu gạo: Gia tăng cơ hội cho gạo Việt Nam
6 tháng đầu năm, Philippines chi 1,2 tỷ USD mua gạo Việt Nam 6 tháng đầu năm, Philippines chi 1,2 tỷ USD mua gạo Việt Nam
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chỉ số sản xuất công nghiệp xác lập kỷ lục 5 năm

Chỉ số sản xuất công nghiệp xác lập kỷ lục 5 năm

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý I/2025 ước tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự kiến đàm phán với Bộ trưởng Tài chính Mỹ trong 45 phút

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự kiến đàm phán với Bộ trưởng Tài chính Mỹ trong 45 phút

Cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng Bessent dự kiến kéo dài 45 phút, diễn ra tại trụ sở Bộ Tài chính Mỹ ở Washington vào lúc 20h GMT - tương ứng với 3h sáng ngày 10/4 theo giờ Việt Nam, theo Reuters.
Trước giờ G thuế đối ứng, Tổng thống Trump nói gì?

Trước giờ G thuế đối ứng, Tổng thống Trump nói gì?

Bản tin mới nhất của Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ vẫn thông báo chính sách thuế mới sẽ chính thức có hiệu lực từ 0h01 ngày 9/4 theo giờ miền Đông (tức 11h01 giờ Việt Nam), theo Reuters.
Sản lượng thủy sản quý I/2025 tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước

Sản lượng thủy sản quý I/2025 tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước

Theo Tổng cục Thống kê, tính chung quý I/2025, sản lượng thủy sản ước đạt 1.993,4 nghìn tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước.
Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ ủng hộ việc xóa bỏ tất cả các rào cản thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ ủng hộ việc xóa bỏ tất cả các rào cản thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) Hà Nội, ủng hộ việc xóa bỏ tất cả các rào cản thương mại giữa hai quốc gia và tin rằng, bằng cách mở cửa thị trường cho nhiều hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ, Việt Nam có thể giúp điều chỉnh cán cân thương mại có lợi cho cả hai bên.
Nâng kịch bản tăng trưởng cho 3 quý cuối năm

Nâng kịch bản tăng trưởng cho 3 quý cuối năm

Tăng trưởng quý I/2025 đạt 6,93%, Bộ Tài chính đã xây dựng kịch bản tăng trưởng cao hơn cho 3 quý cuối năm, cụ thể: quý II đạt khoảng 8,3%; quý III, quý IV lần lượt là 8,3% và 8,4%...
Chỉ số CPI giảm, lạm phát quý I/2025 tăng 3,01%

Chỉ số CPI giảm, lạm phát quý I/2025 tăng 3,01%

Giá xăng dầu, giá gạo trong tháng 3 giảm theo giá thế giới đã kéo CPI bình quân quý I/2025 xuống còn 3,22%, thấp hơn mức tăng bình quân của 2 tháng đầu năm. Bình quân quý I/2025, lạm phát cơ bản tăng 3,01% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất siêu sang Mỹ: Việt Nam xứng đáng được đối xử công bằng

Xuất siêu sang Mỹ: Việt Nam xứng đáng được đối xử công bằng

Trong thế giới hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau ngày nay, các con số thống kê – nếu không được đặt đúng trong bối cảnh, hoàn cảnh – đôi khi có thể dẫn đến những ngộ nhận tai hại.
Không thay đổi mục tiêu tăng trưởng: Linh hoạt chính sách ứng phó thuế quan đối ứng

Không thay đổi mục tiêu tăng trưởng: Linh hoạt chính sách ứng phó thuế quan đối ứng

Cùng với việc chủ động và linh hoạt trong việc thực thi chính sách, để giảm thiểu tác động do chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ đối với kinh tế nước ta, Chính phủ cần tiếp tục thực thi các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: VASEP kiến nghị “khẩn” với Thủ tướng

Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: VASEP kiến nghị “khẩn” với Thủ tướng

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đề nghị Chính phủ đàm phán với Mỹ điều chỉnh thuế đối ứng cho thủy sản, đồng thời muốn Việt Nam giảm thuế nhập hàng Mỹ xuống 0% thay vì 3-10% như hiện nay.
Phấn đấu đến 2030-2045, Việt Nam phát triển được công nghiệp đường sắt

Phấn đấu đến 2030-2045, Việt Nam phát triển được công nghiệp đường sắt

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 157/TB-VPCP ngày 5/4/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt.
Có thật Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?

Có thật Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?

Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo.
Thuế 46% của Mỹ chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam

Thuế 46% của Mỹ chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam

Trước việc Hoa Kỳ áp mức thuế suất 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Đoàn công tác Việt Nam sẽ sang Mỹ đàm phán vào tuần sau

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Đoàn công tác Việt Nam sẽ sang Mỹ đàm phán vào tuần sau

Chiều 4/4, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ quý 1/2025, cung cấp nhiều thông tin về việc chuẩn bị đàm phán với Mỹ khi nước này áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam.
Hàng Việt gặp 'sóng lớn' và chiến lược vượt khó

Hàng Việt gặp 'sóng lớn' và chiến lược vượt khó

Thuế nhập khẩu hàng Việt vào Mỹ lên tới 46% có thể đẩy xuất khẩu vào thế khó. Không chỉ là thuế, đây là bài toán chiến lược, Việt Nam sẽ ứng phó ra sao?
Tăng trưởng GRDP quý I/2025 của Hà Nội cao nhất 5 năm

Tăng trưởng GRDP quý I/2025 của Hà Nội cao nhất 5 năm

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Hà Nội quý I/2025 tăng 7,35%, mức cao nhất trong 5 năm gần đây, cùng với đó là kết quả tích cực từ thu ngân sách, đầu tư, du lịch và xuất nhập khẩu.
Bộ Tài chính đang tích cực tìm hiểu nguyên nhân Mỹ đưa ra mức thuế 46%

Bộ Tài chính đang tích cực tìm hiểu nguyên nhân Mỹ đưa ra mức thuế 46%

"Mặt bằng thuế quan của Việt Nam đang thấp hơn rất nhiều so với mức 90% cũng như mức 46% phía Mỹ đưa ra. Cần làm rõ ngoài yếu tố thuế thì yếu tố gì, lý do gì để Mỹ đưa ra thuế đối ứng 46%, từ đó tìm ra giải pháp phù hợp", đại diện Bộ Tài chính cho biết.
Vĩnh Phúc phấn đấu GRDP tăng 10-11% năm 2025

Vĩnh Phúc phấn đấu GRDP tăng 10-11% năm 2025

Tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng kịch bản tăng trưởng theo hướng rất tích cực, phấn đấu GRDP tăng 10-11% năm 2025 (cao hơn 2% so với mục tiêu Chính phủ giao là 9%).
Cà phê là mặt hàng Mỹ cần nên xuất khẩu không đáng lo

Cà phê là mặt hàng Mỹ cần nên xuất khẩu không đáng lo

Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Intimex cho hay, với thị trường Mỹ, xuất khẩu cà phê tiêu không đáng lo ngại vì cà phê là mặt hàng thị trường Mỹ cần, nên sử dụng công cụ thuế ảnh hưởng cho người tiêu dùng Mỹ.
Tổng thống Trump đánh thuế đối ứng dựa trên công thức nào?

Tổng thống Trump đánh thuế đối ứng dựa trên công thức nào?

Vài giờ sau thông báo của Tổng thống Mỹ áp thuế nhập khẩu đối ứng, website của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cũng đăng tải công thức tính.
Việt Nam có bao nhiêu thời gian để đàm phán sau khi Mỹ áp thuế 46%?

Việt Nam có bao nhiêu thời gian để đàm phán sau khi Mỹ áp thuế 46%?

Theo các chuyên gia, Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa xuất khẩu sẽ thách thức các nhà sản xuất lẫn các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam. Đặc biệt, mức thuế đối với các đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam lại thấp hơn chúng ta.
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá với thép mạ Trung Quốc và Hàn Quốc

Việt Nam áp thuế chống bán phá giá với thép mạ Trung Quốc và Hàn Quốc

Mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cao nhất là 37,13% đối với hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc và 15,67% đối với hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc.
Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hoá nào bị ảnh hưởng?

Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hoá nào bị ảnh hưởng?

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam có thể ảnh hưởng đến hàng loạt ngành nghề mũi nhọn như đồ gỗ nội thất, dệt may, linh kiện điện tử hay thủy sản.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động