Nuôi gà ác cho nghe nhạc ở Nghệ An, liều mà thu 10 triệu mỗi ngày Loài đặc sản không thể nuôi, mỗi năm chỉ xuất hiện 2 lần giá đắt vẫn lùng mua |
Chăn nuôi gà H’Mông tại trang trại của gia đình ông Lê Đình Bình, xã Đông Yên (huyện Quốc Oai). |
Giảm chi phí sản xuất, gia tăng lợi nhuận
Gà H’Mông hay còn gọi là gà Mông, gà Mèo, gà xương đen... là giống gà bản địa có nguồn gốc ở khu vực miền núi phía Bắc, được đồng bào dân tộc H’Mông nuôi thả theo hướng quảng canh. Phát hiện giống gà quý, những năm gần đây, nhiều nông dân xã Đông Yên, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã đưa “xuống núi” để chăn nuôi thương phẩm, xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)... mang lại giá trị kinh tế cao.
Bắt đầu tham gia mô hình từ tháng 7/2022 với quy mô 2.000 gà H’Mông (chia làm 2 lứa, mỗi lứa 1.000 con), ông Lê Đình Thành, thôn Việt Yên, xã Đông Yên (Quốc Oai) phấn khởi chia sẻ: Trước khi tham Dự án, gia đình ông đã nuôi gà H’Mông, tuy nhiên phương pháp nuôi hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm, nền chuồng rải trấu nên khi gà hoạt động rất bụi, dẫn tới gà hay mắc các bệnh về hô hấp, tốn kém rất nhiều chi phí mua thuốc, gà nuôi chậm lớn; phân, chất thải xử lý không được triệt để nên mùi hôi nồng nặc.
Chăn nuôi gà theo hướng hữu cơ sẽ giúp nâng sức cạnh tranh và giá bán của sản phẩm. |
Tuy nhiên, khi tham gia mô hình, ông được cán bộ kỹ thuật của Bio-TCORTS, Trạm Khuyến nông Quốc Oai hướng dẫn phương pháp sử dụng đệm lót sinh học bằng mùn cưa trộn với men vi sinh (hàng ngày kiểm tra đệm lót đảm bảo độ ẩm 30%). Kết quả, nền chuồng khô ráo; không còn tình trạng bụi bặm; phân, nước tiểu của gà được phân hủy nên không còn mùi hôi. Bên cạnh đó, thời gian sử dụng của đệm lót sinh học dài nên giúp giảm được số lần cũng như công lao động thay thế.
Thức ăn cho gà cũng có sự khác biệt khi được phối trộn, bổ sung thêm chế phẩm sinh học, ủ trong trong 24h rồi mới cho gà ăn. Tuần đầu cho gà ăn tự do 6 - 8 lần/ngày; từ tuần thứ 2 cho ăn 4 - 5 lần/ngày; mỗi lẫn cho ăn chỉ đổ 1 lượng thức ăn vừa để gà ăn hết trong khoảng 2h; chỉ đổ thức ăn mới khi đã ăn hết thức ăn cũ ít nhất 30 phút.
Ông Lê Đình Thành, thôn Việt Yên, xã Đông Yên (Quốc Oai, Hà Nội) phấn khởi vì đàn gà của gia đình nuôi theo hướng hữu cơ sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, tiết kiệm chi phí. |
Nước uống phải được xử lý kỹ lưỡng qua hệ thống lọc, đảm bảo luôn có nước sạch, mát để gà uống tự do...
Theo ông Thành, khi nuôi gà theo hướng hữu cơ, đã giúp giảm được chi phí thức ăn, thuốc phòng trị bệnh, thất thoát đầu con, giảm mùi hôi thối, gà sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, thịt gà chắc, thơm ngon hơn so với cách nuôi thông trước đây.
Thu lãi trăm triệu mỗi năm
Là một trong những người đi tiên phong nuôi gà H'Mông ông Lê Đình Bình cùng người dân ở xã Đông Yên, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã phát triển chăn nuôi gà đặc sản này theo chuỗi giá trị theo hướng sản xuất hiệu quả, bền vững. Hiện nay, trang trại chăn nuôi của ông Lê Đình Bình có 2.000 con gà. Tính cả xã, có 26 hộ chăn nuôi giống gà này với hàng vạn con.
Từ năm 2016, ông Bình cùng một số hộ chăn nuôi trong xã đứng ra thành lập Hợp tác xã Chăn nuôi Yên Hòa Phú nhằm liên kết các hộ chăn nuôi để hỗ trợ nhau giống, vốn, kỹ thuật, thị trường, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Ban đầu, chỉ có 5 hộ tham gia nhưng đến nay, hợp tác xã đã có 67 thành viên do ông Bình làm Giám đốc.
Các thành viên HTX được chia thành hai chuỗi bao gồm: Chuỗi nuôi gà thương phẩm và chuỗi nuôi gà đẻ trứng. Với quy mô hơn 30 vạn con gà H’Mông, 20 vạn con gà Mía lai Ri, 50 vạn con gà đẻ trứng... Nhờ các chuỗi liên kết, mỗi tháng, hợp tác xã đưa ra thị trường 5 tấn gà H’Mông, 3 tấn gà Mía lai Ri mang nhãn hiệu “Gà đồi Đông Yên”. Sản phẩm được gắn tem truy xuất nguồn gốc khi tiêu thụ trên thị trường. Năm 2019, HTX Chăn nuôi Yên Hòa Phú được TP. Hà Nội lựa chọn là tham gia Dự án Chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn TP. Hà Nội.
Theo ông Lê Đình Quý, Phó Giám đốc HTX Yên Hòa Phú, với 1.000 gà khi nuôi theo hướng hữu cơ, các hộ chăn nuôi tiết kiệm được 3 - 4 triệu đồng chi phí mua thuốc phòng trị bệnh. |
Hiện, chuỗi sản xuất và cung cấp gà thương phẩm và trứng gà đồi Đông Yên đều được gắn tem truy xuất nguồn gốc. Với lợi ích kinh tế mang lại cho người dân địa phương, chính quyền xã Đông Yên cũng đã đăng ký với huyện Quốc Oai xây dựng sản phẩm gà đồi Đông Yên trở thành sản phẩm OCOP, trong đó có giống gà H'Mông. Đến nay, mỗi năm các hộ chăn nuôi gà Mông ở xã Đông Yên xuất ra thị trường khoảng 6 vạn gà thương phẩm, thu nhập bình quân của mỗi hộ chăn nuôi khoảng 100 triệu đồng/năm.
Ông Lê Đình Quý, Phó Giám đốc HTX Yên Hòa Phú cho biết: Đàn gà của cả 3 hộ tham gia dự án đều cho những kết quả rất khả quan, cụ thể: Gà nuôi sau 120 có thể xuất bán, trung bình đạt trọng lượng 1,5 - 1,7kg/con, có con đạt trọng lượng cao hơn (hình thức nuôi cũ đạt 1,4 - 1,6kg/con).
Về hiệu quả kinh tế, với 1.000 gà nuôi, sẽ giảm được khoảng 3 - 4 triệu đồng chi phí mua thuốc phòng, trị bệnh so với cách nuôi trước đây. Căn cứ theo giá bán gà tại thời điểm xuất bán, lợi nhuận của các hộ tham gia mô hình thu được cao hơn cách nuôi trước đây từ 7 - 10%. Bên cạnh đó, đã có đơn vị bao tiêu số lượng gà cho các hộ tham gia mô hình.
Theo ông Quý, chăn nuôi gà theo hướng hữu cơ sẽ giảm được chi phí sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng, từ đó, nâng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Trên cơ sở thành công của 3 hộ đầu tiên, thời gian tới HTX sẽ khuyến khích các hộ khác tiếp tục nhân rộng mô hình để từng bước xây dựng vững chắc thương hiệu sản phẩm gà H’Mông của HTX, hướng tới mục tiêu lớn hơn là đạt sản phẩm OCOP 5 sao.
Sản phẩm gà H’Mông đạt chuẩn OCOP là tấm thẻ bài để người tiêu dùng yên tâm. Bởi vậy, ngay cả những nhà hàng đặc sản cũng tin dùng. Người nuôi gà H’Mông hữu cơ ở Hà Nội càng yên tâm mở rộng quy mô khi yên tâm về thị trường tiêu thụ./.