Nước rau muống luộc vắt chanh hay dầm sấu sẽ tốt hơn? Sự thật "công nghệ" vắt chanh vào nước rau muống để nhận biết hóa chất “Nắng quá, thèm ghẹ nấu rau muống...” |
Rau muống là loại giống cây thân thảo, mọc bò trên mặt nước hoặc trên đất bùn. Rau muống có thân dài, rỗng. Với giống rau muống mọc bò dưới nước, tại mỗi khớp sẽ có rễ ngắn bám xung quanh thân cây. Giá trị dinh dưỡng có trong rau muống gồm có vitamin A, B, C, canxi, phospho, các chất dinh dưỡng và đặc biệt là hàm lượng chất sắt dồi dào, phù hợp với những người có thể trạng thiếu sắt muốn bổ sung thêm sắt.
Thông thường, nước luộc rau có màu xanh nhạt do các hợp chất màu xanh trong rau củ hòa vào nước dưới tác dụng của nhiệt độ cao. Nước luộc rau được nhiều gia đình sử dụng trong bữa cơm thay cho các món canh.
Thường nước luộc rau để lâu mới có màu xanh đậm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nước luộc rau mới bắc ra khỏi bếp đã nhanh chóng chuyển từ màu nhạt sang sẫm. Nước luộc rau chuyển màu xanh đậm có ăn được không là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra trong sự lo lắng, e ngại. Liệu có phải là do rau muống vẫn còn tồn dư hóa chất và thuốc trừ sâu hay không?
Rau muống là loại cây thân thảo mọc tròn bò trên mặt nước hoặc là trên đất bùn. Nguồn: Vinmec.com |
Nước luộc rau muống chuyển màu xanh đậm có ăn được không?
Nhiều người đoán rằng, sự đổi màu kể trên là do rau tồn dư nhiều thuốc trừ sâu hay các loại hoá chất độc hại. Vì thế, họ không dám sử dụng nước luộc có màu xanh quá đậm.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, nước luộc rau muống màu xanh đậm là chuyện bình thường, do có nhiều chất kiềm và hàm lượng canxi cao.
“Đôi khi trong nước có dư lượng canxi, maggie, cộng với tính kiềm nên nước sẽ bị chuyển sang màu xanh như vậy. Nước luộc rau như thế là bình thường, không ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng cũng như sức khỏe. Ngoài ra, nước rau xanh đậm hay nhạt không liên quan gì đến thuốc trừ sâu cả. Nếu nước luộc tồn dư thuốc trừ sâu thì sẽ có mùi rất hắc của chất hóa học, ngửi là biết ngay”, PGS Thịnh nói.
Theo ông, nếu muốn nước rau muống xanh đẹp mắt, nên cho 1 thìa nhỏ muối ăn vào. Việc cho sấu hoặc nước chanh, quất vào nước luộc khiến nước nhạt màu hơn, đó là do axit tác động làm mất diệp lục, không có gì lạ.
Rau muống nhiễm chì khi luộc sẽ có màu hơi đục, dù cho thêm chanh và sấu thì nước vẫn không thay đổi màu sắc.
Nước rau muống chuyển màu xanh đậm là do có môi trường kiềm trong nước cao, không phải tàn dư của thuốc trừ sâu. Nguồn: VietQ |
Cách nhận biết rau muống an toàn và nhiễm hóa chất?
Phân biệt sau khi chế biến
Nếu thấy nước rau muống sau khi luộc có màu xanh sẫm hoặc nâu đen, người dùng đừng vội lo lắng quá. Bởi hiện tượng này cũng chưa hẳn là do nhiễm thuốc trừ sâu hay hóa chất. Bạn cần làm một phép thử như sau:
Nếu vắt chanh hoặc dầm sấu vào mà nước luộc rau từ màu xanh sẫm hoặc nâu đen chuyển màu nhạt đi, sang màu hanh vàng hoặc hơi ngả đỏ nhẹ là rau an toàn, sử dụng bình thường.
Nếu vắt chanh hoặc thêm chất chua vào nhưng nước luộc rau vẫn không đổi màu thì có khả năng rau đã bị nhiễm dư lượng nitrat cao ( phân bón lá) hoặc nhiểm chì. Thêm vào đó, nước rau có mùi lạ, nổi váng trên bề mặt. Khi gặp trường hợp này, để đảm bảo sức khỏe, người dùng không nên sử dụng.
Nước luộc rau muống đổi màu khi cho thêm chất chua. Nguồn: Vesinhantoanthucpham.vn |
Nhận biết thông qua hình dáng bên ngoài
Nếu bị phun quá nhiều hóa chất, rau muống thường sẽ có thân to hơn bình thường, lá đen, giòn. Loại rau này rất dễ dập nát. Khi bẻ thân rau thường không có hoặc rất ít nhựa chảy ra.
Buổi sáng, khi mua rau, bạn có thể thấy nó còn rất xanh tươi, ngon mắt nhưng để đến tối đã bị úa vàng. Thậm chí, chúng còn có thể bị thối nát và không thể ăn được nữa.
Nhận biết thông qua màu sắc
Khi mua bất kể loại rau gì chúng ta đều muốn chọn bó rau xanh non mơn mởn. Khi chọn mua rau muống chị em nhớ không nên chọn rau có lá màu xanh đậm. Những mớ rau có lá màu xanh đậm rất có thể là do hấp thụ quá nhiều kim loại nặng, trong đó có chì.
Nếu rau muống nhiễm chì chúng thường có thân hình to hơn bình thường và khi rửa nổi nhiều bong bóng.