Cây xương khỉ trong tự nhiên |
Tim hiểu về cây xương khỉ
Cây xương khỉ còn có những tên gọi khác là cây bìm bịp, cây mảnh cộng, lá cầm, ưu độn thảo, và tên khoa học là Clinacanthus. Trước đây, loại cây này thường mọc hoang ở nhiều nơi, nay được nhân giống rộng rãi để ăn và làm thuốc.
Được biết trên thị trường, lá cây xương khỉ được bán với nhiều giá khác nhau, đặc biệt là lá tươi khá khó kiếm. Giá lá xương khỉ tươi được bán với giá khoảng 120.000 đồng/kg, với cây khô được bán để làm thuốc chữa bệnh với giá dao động từ 110.000 - 180.000/kg (tùy loại).
Cây xương khỉ là cây thân thảo, mọc thành bụi, có thể cao từ 2-3m, lá có màu xanh đậm. Hoa có màu hồng hoặc đỏ.
Trong ẩm thực, lá xương khỉ có thể dùng để nấu canh, làm bánh hoặc ăn sống, nhúng lẩu. Trong thứ lá này có chứa nhiều khoáng chất, hàm lượng chất béo khá dồi dào, giàu chất xơ và canxi, cùng với hợp chất glycerol, glycosid, cerebroside,… rất tốt cho sức khỏe con người.
Công dụng chữa bệnh của cây xương khỉ
Cây xương khỉ là bài thuốc dân gian điều trị nhiều loại bệnh |
Cây xương khỉ đã được người ở một số vùng trên thế giới sử dụng từ rất lâu đời để làm thuốc hoặc làm thức ăn thông thường. Loại cây này có mùi thơm nhẹ, vì vậy có thể sử dụng nó với nhiều loại cá khác nhau để át vị tanh và kích thích sự thèm ăn của bạn.
Ngoài ra, cây xương khỉ có nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Nhờ những thành phần có lợi này, cây mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Trong y học hiện đại, cây xương khỉ được biết đến với nhiều công dụng hữu ích nhờ vào sự tiến bộ của khoa học, các công dụng tuyệt vời có thể kể đến như: Hỗ trợ bệnh nhân ung thư điều trị giai đoạn đầu hoặc mới phát hiện; Có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ cầm máu; Làm giảm các rối loạn về da, sẹo và vết thương....
Trong đông y, cây xương khỉ rất giàu vitamin, khoáng chất, tanin, flavonoid, glycoside và các chất dinh dưỡng khác. Những thành phần này đã mang lại cho nó các giá trị chữa bệnh hiệu quả. Một số công dụng mà cây thuốc được sử dụng để chữa bệnh và tăng cường sức khỏe như: Bồi bổ, cải thiện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Điều trị các bệnh về da như vàng da và vàng mắt, cũng như viêm họng và viêm dạ dày.
Ngoài ra, còn có thể làm giảm lượng cholesterol và lượng đường trong máu tăng cao; Giúp điều trị viêm gan, lợi mật, mát gan, tăng huyết áp, hoạt huyết; Dùng chữa thấp khớp, gãy xương, còi xương, đau nhức xương khớp và làm cho xương gãy mau lành; Làm giảm men gan và giúp phục hồi tổn thương gan do rượu và các chất độc khác gây ra; Hỗ trợ chiến đấu với ung thư, bao gồm gan, phổi, ung thư hạch,…
Một số bài thuốc dân gian từ cây xương khỉ
Cây xương khỉ phơi khô tiện lưu trữ và sử dụng |
Bài thuốc chữa đau dạ dày
Dùng 3 - 8 lá xương khỉ tươi nhai cùng vài hạt muối tinh trước bữa ăn. Mỗi ngày nhai 2 lần, kiên trì áp dụng sẽ giảm triệu chứng bệnh đau dạ dày.
Bài thuốc chữa tiểu buốt, tiểu rắt
Người bị bệnh tiểu buốt, tiểu rắt và tiểu ra máu có thể dùng lá xương khỉ tươi nhai sống. Mỗi lần nhai 9 lá, nhai 3 lần/ngày trong 1 tháng bệnh sẽ thuyên giảm.
Bài thuốc chữa phong thấp
30g cây xương khỉ mang sắc cùng 20g cây gối hạc, 20g tầm gửi dâu, 20g cây cổ trâu. Dùng 1,5 lít nước đến khi còn 800ml thì dừng, để nguội bớt và uống 2 – 3 lần/ngày.
Bài thuốc trị bệnh cột sống
Dùng 80 gam lá xương khỉ tươi, 50 gam ô dược tươi, 50 gam rễ khổ sâm. Sau đó, giã nát hỗn hợp trên, trộn với giấm, xào nóng rồi đắp vào chỗ đau. Băng chặt vết đau lại mỗi tối trước khi chuẩn bị đi ngủ, sáng hôm sau thì mở ra. Trong 5 đến 10 ngày, bạn thực hiện lặp lại liên tục.
Hoặc bạn có thể dùng 1 củ gừng tươi (giã nhỏ), 2 lít nước đun sôi, 30 gam xương khỉ khô, 20 gam sâm đại hành, 30 gam ngải cứu khô, tất cả đem sắc trực tiếp cho đến khi còn 1 lít nước thì đem đi vớt bã, cho thêm 1 củ gừng tươi đã giã nát. Bạn trộn đều hỗn hợp rồi đắp lên vùng bị đau do thoái hóa cột sống đến khi nguội.
Cây xương khỉ có nhiều công dụng khác nhau |
Bài thuốc trị bong gân, gãy xương
Dùng 80g cây bìm bịp, 50g ngải cứu và 50g sâm đại hành nấu cùng giấm đắp lên chỗ bị đau từ đêm đi ngủ đến sáng. Áp dụng bài thuốc này ít nhất 10 ngày để cảm nhận được hiệu quả.
Bài thuốc chữa bệnh trĩ
Giã nát 7 – 10g lá xương khỉ tươi rồi đắp lên hậu môn 2 lần/ngày. Duy trì ít nhất 10 ngày sẽ thấy triệu chứng bệnh giảm.
Bài thuốc chữa bệnh về gan
Xương khỉ được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh gan ngoài các liệu pháp điều trị ung thư. Do đó, những người mắc bệnh về gan, nhiễm độc gan, vàng da, men gan quá cao,… đều có thể sử dụng
Bài thuốc 1: Lấy râu ngô 20g, xương khỉ khô 30g, sâm ngôi đại hành (dùng 15g) làm thuốc sơ cứu. Ngoài ra, còn thêm vào 12g lá vọng cách, 12g cây quao và 10g trần bì. Dùng 1,5 lít nước rửa sạch, sắc các thứ cho đến khi cạn. Lặp lại quy trình vào lần sau khi bạn uống.
Bài thuốc 2: Thay nước lọc, dùng toàn cây xương khỉ để làm bài thuốc này hoặc phối hợp với các vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
Những lưu ý khi sử dụng cây xương khỉ
Cây xương khỉ là loại thảo dược dễ kiếm |
Cây xương khỉ là loại thảo dược phổ biến, dễ kiếm và dùng để chữa nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng cây thảo dược này cần phải lưu ý những điều sau:
Không uống cây xương khỉ làm thuốc chung với việc sử dụng các loại thuốc tây y. Sự kết hợp này sẽ làm phải tác dụng của thuốc hoặc gây tác dụng phụ.
Mỗi đơn thuốc chữa các loại bệnh khác nhau cần sử dụng đúng liều lượng.
Khi uống cây xương khỉ hoặc dùng thuốc nam thì không dùng các loại chất kích thích: bia, rượu, thuốc lá,...
Trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc nam nên hạn chế hoặc kiêng hẳn các loại thịt đỏ, hải sản và sữa bò.
Tốt nhất, việc sử dụng cây xương khỉ để chữa bất cứ loại bệnh nào cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đông y hoặc những người có chuyên môn.
Cách trồng và chăm sóc cây xương khỉ
Cây xương khỉ rất dễ trồng và dễ sống, được nhân giống bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành |
Cây xương khỉ rất dễ trồng và dễ sống, được nhân giống bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành. Với phương pháp gieo hạt, hãy ngâm hạt trong nước ẩm khoảng 4-5 giờ rồi gieo hạt như bình thường là được.
Với phương pháp giâm cành, hãy chọn cành khỏe mạnh, cắt tỉa bớt lá già rồi cắm vào đất. Sau khi giâm cành, hãy tưới một lượng nước vừa đủ lên mặt đất, không lâu sau cành giâm sẽ ra rễ.
Để cây xương khỉ phát triển tốt, bạn nên chú ý thêm một số lưu ý sau:
Đất trồng: Cây xương khỉ rất dễ phát triển, nhưng cây sẽ sinh trưởng tốt nhất trong đất tơi xốp. Vì vậy khi trồng bạn nên trộn thêm mùn tro trấu, xơ dừa và xỉ than,…
Tưới nước: Nên tưới nước thường xuyên cho cây, nhất là vào mùa khô để cây tươi tốt hơn.
Bón phân: Để cây phát triển mạnh, có thể bổ sung thêm các thành phần phân hữu cơ, phân đạm. Chú ý liều lượng không cần quá nhiều, tránh cây bị ngộ độc nguồn dinh dưỡng.