Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP năm 2020 theo trình tự quy định tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP.
Trên cơ sở 28 sản phẩm của 5 huyện, thị xã, thành phố được các đơn vị trong tỉnh Thanh Hóa trình đề nghị đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, Tổ giúp việc, Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng NTM tỉnh đã thẩm định hồ sơ, đánh giá và chấm điểm dự thảo, lựa chọn 20 sản phẩm đủ điều kiện trình Hội đồng cấp tỉnh đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP đợt 2, năm 2020. Trong đó có 2 sản phầm đề nghị nâng hạng và 18 sản phẩm đề nghị đánh giá xếp hạng lần đầu.
Sản phẩm nước mắm truyền thống Lê Gia tại các gian trưng bày
Hai sản phẩm đảm bảo yêu cầu đề xuất xếp hạng sản phẩm OCOP 5 sao, gồm: Nước mắm Lê Gia – Cốt đặc biệt – Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa chấm đạt 94 điểm; Mắm tôm Lê Gia – Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa chấm đạt 94 điểm.
Khác hẳn với nước chấm công nghiệp, nước mắm truyền thống Lê Gia là sản phẩm được làm hoàn toàn theo phương pháp ủ chượp thủ công, chắt cốt từ tinh chất cá cơm và muối được ngâm dầm trong các lu, vại, thùng gỗ từ 18-24 tháng, quá trình này sẽ giúp thịt cá ngâm dầm trong muối mặn sẽ phân giải các protein từ đơn giản đến phức tạp cùng các axit amin có lợi cho sức khỏe. Khi chắt cốt có vị ngọt hậu, mặn ngọt hài hòa và thật tự tự nhiên, nguyên chất, có màu hổ phách mà không cần đến bất cứ sự can thiệp nào của hương liệu, phụ gia hay máy móc công nghệ.
Tiến hành ướp cá cơm với muối
Đạt các chứng nhận OCOP của UBND tỉnh Thanh Hóa và chứng nhận HACCP do chi cục QLCL Nông lâm sản& Thủy Sản Thanh Hóa cấp. giấy xác nhận sản phẩm nằm trong chuỗi sản xuất an toàn số 08/XNC-CCQLCL ngày 12/8/2016. Mắm Lê Gia luôn tuân thủ các quy định về kiểm định định kỳ theo quy định của cơ quan quản lý chuyên trách địa phương và các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ông Lê Anh – người sáng lập Công ty TNHH Thực phẩm & TMDV Lê Gia chia sẻ “ Để có được loại nước mắm ngon, nguyên chất thì một phần nằm ở khâu chọn muối phải là loại muối được phơi kết tinh trên bạt sau đó thu hoạch về và lưu kho đến 2 năm, như vậy hạt muối sau khi lưu kho đến khi sử dụng sẽ có nhiều công dụng loại bỏ đi nhưng hoạt chất bất lợi có hại cho sức khỏe con người có trong nước mắm.”
Giấy chứng nhận OCOP cho sản phẩm
Với khẩu hiệu “Sứ mệnh -Tầm nhìn – Giá trị cốt lõi” Nước mắm truyền thống Lê Gia cam kết Trân trọng sức khỏe của người tiêu dùng như chính sức khỏe của chính nhà sản xuất, mang đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất. Trở thành thương hiệu hàng đầu về mắm truyền thống & các gia vị tự nhiên, an toàn và tốt cho sức khỏe, được người tiêu dùng nhớ đến như là người bạn tin cậy, đồng hành cùng bữa cơm sum vầy đầm ấm, mang những giá trị tốt đẹp, nhân văn đến khách hàng, người lao động và cộng đồng và 100% cách làm truyền thống nén gài trong thùng gỗ; chắt lọc tinh túy từ biển mẹ cho ra những sản phẩm có hậu vị thanh- mùi thơm dịu- hoàn toàn nguyên bản tự nhiên.
Trước đó, ngày 23/7 phát biểu tại hội nghị đánh giá, xếp hạng các sản phẩm OCOP đợt 2 năm 2020. Ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa, Phó Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình Mục tiêu Quốc gia, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, xếp hạng đã biểu dương sự nỗ lực của các doanh nghiệp, chủ cơ sở trong việc xây dựng sản phẩm OCOP; đồng thời đề nghị đối với các sản phẩm OCOP đã được đánh giá xếp hạng cấp tỉnh, các chủ thể cần tiếp tục nâng cao chất lượng, đổi mới mẫu mã, nhãn hiệu để thể hiện được tiêu chuẩn được Hội đồng cấp tỉnh công nhận.
Đồng chí Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa cũng giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành, địa phương, đơn vị liên quan hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng các điểm giới thiệu và bày bán sản phẩm OCOP, nhất là tại các điểm du lịch; nhằm quảng bá, đẩy mạnh tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất, phát triển sản phẩm OCOP.
Tống Bình