Thứ rau gia vị bị chê tanh như cá lại có tác dụng kinh ngạc với sức khoẻ Cây na rừng và những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe Bất ngờ với công dụng tuyệt vời của lá ớt |
Cây Nhót còn có tên khoa học là Elaeagnus Latifolia, cây lót, hồi đồi tử. Nhót thuộc loại cây bụi, điểm đặc trưng của loại cây này đó là ở cả thân, lá và quả Nhót đều có lớp vảy trắng, là những hạt tròn xếp sát nhau ở bên ngoài. Khi quả nhót còn xanh thì lớp vảy này bám chắc khi quả chín thì chỉ cần chà nhẹ là lớp vảy này sẽ bong ra.
Về đặc điểm quả Nhót có hình bầu dục, khi chín quả chuyển sang màu đỏ, khi xanh thì chua còn khi chín thì ngọt. Quả Nhót có thể dùng ăn sống hoặc dùng để nấu canh chua.
Thành phần của quả Nhót gồm: nước 92%, glucid 2,1%, protid 1,25%, axit hữu cơ 2%, cellulose 2,3%, canxi 27mg, photpho 30mg, sắt 0,2mg. Trong lá Nhót có chứa nhiều tamin, polyphenol, saponozit.
Theo Y học cổ truyền
Quả Nhót có vị chua, chát, tính bình, vào các kinh phế đại tràng, có tác dụng chỉ ho, trừ đờm, bình suyễn, chỉ tả. Lá có vị chát có tác dụng chỉ ho, bình suyễn, giảm sốt.
Một số công dụng của cây Nhót với sức khỏe
Quả Nhót có vị chua, chát, tính bình. Do đó, quả này có tác dụng trừ ho, suyễn, chống chảy máu, chữa tiêu hoá kém, lỵ, băng huyết, sán khí, trĩ lở loét.
Lá Nhót cũng có vị chua, tính bình, vô độc. Lá này có công dụng trong chữa các chứng phế hư khí đoản, suyễn, xuất huyết, ung nhọt.
Rễ cây Nhót thường được đào vào tháng 9-10, phơi khô dùng dần. Rễ cây có vị chua, tính bình, tác dụng cầm máu, trị ho, trừ phong thấp, chữa rối loạn tiêu hóa, viêm thanh quản.
Ngoài ra, rễ cây Nhót còn có tác dụng chữa các chứng ho suyễn, thổ huyết, khạc ra máu, đại tiện ra máu, kinh nguyệt quá nhiều, phong thấp khớp xương đau nhức, vàng da, tả lỵ, trẻ suy dinh dưỡng do tiêu hóa kém, yết hầu sưng đau. Bệnh nhân cũng có thể sắc rễ cây với nước để rửa, dùng ngoài da.
Một số bài thuốc từ quả Nhót
Chữa các chứng ho: Lá Nhót tươi 60g, sắc với nước, thêm chút đường vào uống trong ngày.
Chữa hen phế quản do nhiễm lạnh: Rễ cây Nhót 30g, đường đỏ 15g; sắc nước uống sau bữa ăn.
Chữa hen phế quản, viêm khí quản mạn tính: Lá Nhót, tỳ bà diệp, mỗi vị 15g; sắc nước uống.
Hoặc dùng bài: Lá Nhót sao vàng, tán mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g, có thể thêm đường hoặc mật ong cho dễ uống, chiêu thuốc bằng nước ấm.
Chữa hen suyễn: Lá Nhót sao vàng, tán mịn; ngày uống 2 lần vào sáng sớm và buổi tối, mỗi lần 4g, dùng nước cơm để chiêu thuốc; liên tục trong 15 ngày là một liệu trình.
Hoặc dùng bài: Lá Nhót tươi 100g; sắc nước, chia 3 lần uống trong ngày, liên tục trong 10-15 ngày.
Trị nôn ra máu, đại tiện ra máu, băng kinh (kinh nguyệt quá nhiều): Rễ cây Nhót 30g, sắc uống sau bữa ăn.
Chữa chứng phế suyễn: Lá Nhót sao vàng, tán mịn; mỗi lần uống 8g, chiêu thuốc bằng nước cơm.
Yết hầu sưng đau, khó nuốt: Rễ cây Nhót 30g sắc với nước uống.
Chữa ho ra máu do lao phổi: Lá Nhót tươi 24g, đường 15g; dùng nước sôi hãm như hãm trà; ngày uống 2 lần, sau bữa ăn.
Dược thiện trị phong thấp sưng đau: Rễ cây Nhót 120g, hoàng tửu 60g, chân giò 500g, đổ nước vào nấu kỹ, thành món chân giò hầm; ăn thịt và uống nước thuốc.
Lưu ý: Để đảm bảo an toàn người dùng nên tham vấn ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc có chuyên môn khi áp dụng bất kỳ bài thuốc nào từ quả Nhót với mục đích chữa bệnh.
Thứ rau gia vị bị chê tanh như cá lại có tác dụng kinh ngạc với sức khoẻ |
Cây na rừng và những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe |
Bất ngờ với công dụng tuyệt vời của lá ớt |