Nhót chín có màu rất đẹp |
Nhót có tên khoa học là Elaeagnus latifolia. Đây là một loài cây thuộc họ Nhót, được trồng để lấy quả ở khu vực miền Bắc nước ta.
Quả nhót có đặc điểm: Hình bầu dục, vỏ có nhiều vảy. Nhót non có màu xanh, vị chua còn nhót chín có màu đỏ bắt mắt, vị ngọt.
Nhót được trồng phổ biến ở miền Bắc, một năm có 2 vụ: Từ tháng 2-4 và tháng 8-10.
Lợi ích của quả nhót đối với sức khỏe
Quả nhót khi còn xanh |
Theo Giáo sư Phạm Xuân Sinh, Đại học Dược Hà Nội thì quả nhót còn có tác dụng trị ho, khó thở, nhiều đờm.
Bạn có thể dùng quả nhót với lượng khoảng 6 - 12g/ngày, uống dưới dạng thuốc sắc, thuốc hãm, hay thuốc bột, tới khi các triệu chứng thuyên giảm. Bạn sẽ uống liên tục trong nhiều ngày đến khi bệnh thuyên giảm.
Ngoài ra theo Lương y Vũ Quốc Trung – Phòng chẩn trị y học cổ truyền Đường Láng cho biết trong đông y, thì trái nhót có vị chua, chát, tính bình, loại quả này có nhiều công dụng đối với sức khỏe như: Tốt cho phổi, đại tràng, cầm bệnh tiêu chảy, kiết lị, thổ huyết,..
Trong trường hợp tiêu chảy thì bạn lấy 6 – 7 quả nhót cùng, 10gr búp, 8gr nụ sim đem uống ngày 3 lần, mỗi lần 50ml nước thuốc, uống liên tục 2-3 ngày sẽ khỏi bệnh.
Vì sao phải chà vảy quả nhót?
Vì sao phải chà vảy quả nhót trước khi ăn là băn khoăn của nhiều người |
“Trước khi ăn bất kể nhót xanh hay chín, bạn cần chà sạch lớp bụi phấn bám bên ngoài bề mặt quả ”, Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông Y Hà Nội) cho biết. Nếu không chà vảy, vảy sẽ bám họng, gây nên nên tình trạng bị ngứa, rát họng. Đặc biệt, vảy nhót ở dạng cứng, khi ăn vào gây tình trạng khó tiêu, ăn nhiều có thể bị đau bụng.
Nhót vị chua là chính, ăn nhiều có thể làm tăng axit trong dạ dày, gây ảnh hưởng hệ thống tiêu hóa, thậm chí gây kích úng đau dạ dày, viêm loét dạ dày.
Lương y Trung khuyên chúng ta không nên ăn nhót khi bụng đang đói. Hành động này sẽ làm gia tăng nguy cơ kích ứng dạ dày, mà nên ăn nhót sau khi đã ăn cơm hoặc ăn lót dạ 30 phút.
Với một số người bị đau hoặc viêm loét dạ dày khi ăn thì cần thận trọng do tính axit cao của loại quả này có thể làm tăng các cơn đau khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Những người bị hội chứng ruột kích thích bị táo bón xen lẫn với tiêu chảy, đau bụng, đầy bụng, chướng hơi... cũng nên kiêng nhót.
Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, dạ dày, hệ tiêu hóa còn quá non nớt có thể chưa thích nghi được với vị chua của nhót. Với trẻ lớn hơn, khi ăn nhót cần lưu ý để tránh bị hóc hạt vì nó có thể gây nguy hiểm tính mạng cho trẻ.
quả