Nghề độc lạ: Chỉ việc vào rừng hái lá cây, một làng ở Hà Nội toàn triệu phú Kỳ lạ cứ gần Tết lại vào rừng hái lá lộc trời, người miền núi mỗi ngày thu tiền triệu |
Loại lá cây cả năm chả dùng vào việc gì đến tết lại sốt, chỉ việc lên rừng hái lá đủng đỉnh thu nhập tiền triệu mỗi ngày. |
Vào rừng hái lá trang trí cây nêu kiếm tiền triệu
Những ngày cuối năm, nhu cầu làm cây nêu trang trí dịp Tết tăng cao, nhiều người dân tại huyện Vũ Quang đã lặn lội vào rừng tìm hái lá đủng đỉnh về bán kiếm tiền.
Gần 1 tuần nay, anh Nguyễn Tiến Hóa (xã Đức Giang, huyện Vũ Quang) thức dậy từ 6 giờ sáng, gói cơm nắm và cùng nhiều người dân trong xã vào rừng tìm kiếm lá cây đủng đỉnh. Anh Hóa cho biết, ngày xưa cây đủng đỉnh mọc rất nhiều ở trong vườn nhưng sau đó bị chặt phá để xây dựng nông thôn mới nên giờ chỉ có vào rừng mới kiếm được.
“Muốn kiếm được nhiều lá đủng đỉnh phải đi sâu vào rừng vì những cây gần nhà đã bị người dân hái hết. Chúng tôi thường đi theo từng nhóm 2-3 người. Khi gặp nơi có lá cây sẽ phân chia người trèo lên hái, người nhặt lá và người vận chuyển ra xe. Cây đủng đỉnh ở trong rừng thường mọc theo từng cụm, không khó để tìm ra chúng. Để hái được nhiều lá đủng đỉnh, chúng tôi mang theo cơm và ăn trưa ở trong rừng", anh Hóa nói.
Người dân tại huyện Vũ Quang vào rừng hái lá cây đủng đỉnh về bán kiếm tiền. |
Do lá cây đủng đỉnh ngày càng khan hiếm mà nhu cầu sử dụng lại cao nên mặt hàng này rất đắt khách dịp cuối năm. Theo ông Nguyễn Văn Hoài (xã Đức Giang), hái lá đủng đỉnh bán là nghề “bở ăn” dịp sát Tết, tuy nhiên đây cũng là công việc vất vả và nguy hiểm.
“Mỗi ngày chúng tôi có thể đi bộ 3-4 tiếng trong rừng, rất mất sức. Quả của cây đủng đỉnh có độc, nếu mủ của nó dính lên da sẽ gây ngứa rát rất khó chịu, càng gãi càng lở loét. Hơn nữa, loại cây này thường mọc thành bụi rậm, cao từ 3-5m nên khi hái phải cẩn thận các loài rắn, rết, côn trùng”, ông Hoài chia sẻ kinh nghiệm.
Để hái được lá đủng đỉnh, người dân phải đi bộ nhiều giờ trong rừng. |
Hái lá đủng đỉnh lại rất cực nhọc
Đủng đỉnh còn gọi là cây móc hay đồng đình, xuất hiện khắp cả nước ở vùng đồi núi. Cây có thân hình trụ, mọc thành bụi, đâm chồi từ gốc, phiến lá hình tam giác lệnh, bìa trên có răng cưa nhỏ. Quả hình cầu, đường kính 1-1,5 cm, vỏ nhẵn.
Do lá cây đủng đỉnh ngày càng khan hiếm mà nhu cầu sử dụng lại cao nên mặt hàng này rất đắt khách dịp cuối năm. Theo ông Nguyễn Văn Hoài (xã Đức Giang), hái lá đủng đỉnh bán là nghề “bở ăn” dịp sát Tết, tuy nhiên đây cũng là công việc vất vả và nguy hiểm.
Lá đủng đỉnh không thể thiếu khi trang trí cây nêu ngày tết. |
“Mỗi ngày chúng tôi có thể đi bộ 3-4 tiếng trong rừng, rất mất sức. Quả của cây đủng đỉnh có độc, nếu mủ của nó dính lên da sẽ gây ngứa rát rất khó chịu, càng gãi càng lở loét. Hơn nữa, loại cây này thường mọc thành bụi rậm, cao từ 3-5m nên khi hái phải cẩn thận các loài rắn, rết, côn trùng”, ông Hoài chia sẻ kinh nghiệm.
Sau khi hái lá từ trên cây, người dân sẽ cột lá đủng đỉnh thành từng bó và vận chuyển ra khỏi rừng bằng xe kéo. Mỗi ngày, họ hái được 40 – 50 bó lá, giá mỗi bó là 40.000 đồng. Nếu may mắn, một gia đình có thể hái được hơn 20 kg lá mỗi ngày, thu nhập hơn 2 triệu đồng.
Để trang trí cây nêu tết cần bỏ ra từ 100 đến 400 nghìn đồng mua lá đủng đỉnh. |
Phong tục trồng cây nêu ngày tết vẫn được lưu truyền ở nhiều tỉnh thành và càng có ý nghĩa hơn khi sử dụng lá đủng đỉnh. |
Cây nêu có ý nghĩa để xua đuổi tà ma, mang lại may mắn cho năm mới. Lá đủng đỉnh theo quan niệm có thể xua đuổi tà ma, nên khi dựng nêu không thể thiếu", anh Hóa nói và cho hay, ngày hạ nêu là mùng 7 tháng Giêng.
Theo quan niệm từ xa xưa, khi ông Táo về trời thì ma quỷ sẽ có cơ hội lẻn vào nhà gây tổn hại cho gia chủ vì vậy, câu nêu có vai trò xua đuổi ma quỷ khi con người dùng cây nêu để tranh giành đất đai với quỷ. Ngoài việc sử dụng đèn nháy, đèn led và cờ treo vào cây nêu như hiện nay thì một thứ trang trí không thể thiếu đó là lá cây đủng đỉnh. Theo quan niệm của người dân, lá đủng đỉnh là loài xua đuổi tà ma nếu không có loại lá trên thì cây nêu không còn ý nghĩa./.