Khám phá nét đẹp độc đáo của lễ hội làng cổ Bát Tràng

Lễ hội truyền thống làng cổ Bát Tràng là cuộc hành trình đưa du khách trở về với những nét đẹp văn hóa truyền thống của ngôi làng ngàn năm tuổi, cổ kính linh thiêng và nức tiếng hương danh của nghề gốm sứ độc đáo.
Ninh Bình: Lễ hội truyền thống động Hoa Lư thu hút du khách Hội Lim: Lễ hội truyền thống mang nét văn hóa đặc sắc vùng Kinh Bắc Lễ hội Hoa Ban năm 2024 với sắc rừng Tây bắc

Lễ hội truyền thống làng cổ Bát Tràng

Khám phá nét đẹp độc đáo của lễ hội làng cổ Bát Tràng
Lễ hội làng Bát Tràng được tổ chức nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch.

Lễ hội truyền thống làng cổ Bát Tràng là cuộc hành trình đưa du khách trở về với những nét đẹp văn hóa truyền thống của ngôi làng ngàn năm tuổi, cổ kính linh thiêng và nức tiếng hương danh của nghề gốm sứ độc đáo. Từ những công trình kiến trúc đồ sộ đến những giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo, lễ hội là cơ hội để tận hưởng và khám phá những giá trị văn hóa và lịch sử đặc biệt của Bát Tràng.

Nằm trong quần thể di tích của làng gốm sứ cổ truyền Bát Tràng, đình Bát Tràng được xây dựng vào năm 1720. Với kiến trúc bề thế, đình quay về hướng Tây, nhìn ra dòng sông Hồng. Kiến trúc đình theo lối chữ Nhị, phía sau là Hậu cung, nơi thờ 6 vị thánh thần được được suy tôn là Lục vị Thành Hoàng. Phía trước là tòa Đại bái gồm 5 gian 2 trái với hai tầng bục gỗ và được dựng bởi nhiều cây cột gỗ lim lớn hàng vòng tay người ôm không xuể. Chính giữa tòa Đại bái là hương án thờ Công đồng, bên trên treo hai bức đại tự sơn son thếp vàng lớn: "Thiên địa hợp kì đức" 天地合其德 (Đức lớn thuận theo trời và đất).

Khám phá nét đẹp độc đáo của lễ hội làng cổ Bát Tràng
Lễ hội làng gốm cổ Bát Tràng chính thức khai.

Bên cạnh Đình Bát Tràng, một trong số những ngôi đình lớn của xứ Kinh Bắc xưa, làng Bát Tràng đến nay còn giữ gìn được nhiều di chỉ văn hóa, những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi với kiến trúc độc đáo khác.

Trong hành trình qua miền di sản văn hóa Bát Tràng độc đáo không thể không nhắc đến công trình Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt, biểu tượng cho sự thịnh vượng của Bát Tràng hôm nay. Một quần thể kiến trúc nằm trong khu đất rộng 3.700 m², với một mặt hướng vào làng Bát Tràng, một mặt ngoảnh ra dòng kênh Bắc Hưng Hải. trưng bày các sản phẩm làng nghề, kết nối các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Không gian kiến trúc nghệ thuật độc đáo này là nơi gìn giữ và lan tỏa tinh hoa nghệ thuật gốm Bát Tràng, mà còn là nơi để du khách có thể tham quan, chiêm ngưỡng, trải nghiệm những nét đẹp tinh hoa của làng nghề Việt.

Khám phá nét đẹp độc đáo của lễ hội làng cổ Bát Tràng
Khám phá nét đẹp độc đáo của lễ hội làng cổ Bát Tràng
Mâm lễ dâng lên rất hoành tráng được gọi là tam chính gồm 1 con trâu tơ thui béo, 1 con dê thui béo, 1 con heo sữa quay.

Với hơn 1.000 năm phát triển, làng gốm Bát Tràng không chỉ là nơi sản xuất gốm mà còn là trung tâm của nghệ thuật gốm truyền thống. Tại Hội Làng, du khách sẽ được chứng kiến các nghệ nhân tài ba thổi hồn vào từng sản phẩm gốm bằng kỹ thuật truyền thống, từ gốm tâm linh thờ cúng đến gốm mĩ thuật trang trí.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng nghề được hình thành từ thời Lý với sự quy tụ của năm dòng họ làm gốm nổi tiếng nhất phủ Trường Yên. Nhận thấy Hoàng thành Thăng Long có nguồn nguyên liệu chất lượng là đất sét trắng, năm dòng họ đã kết hợp với dòng họ Nguyễn nơi đây mở lò sản xuất gốm, lập nên làng gốm Bát Tràng.

Đến với Bát Tràng, du khách không thể bỏ qua các sản phẩm từ chợ gốm cổ truyền. Gốm nơi đây có chất lượng cao với những nét đặc trưng không nơi nào có được, mang đậm dấu ấn của nền văn hóa Việt từ ngàn xưa. Chính điều này đã biến Bát Tràng trở thành nơi sản xuất và phân phối gốm sứ hàng đầu Việt Nam.

Khám phá nét đẹp độc đáo của lễ hội làng cổ Bát Tràng
Mâm cỗ bao gồm 6 mâm cỗ mặn và 4 mâm xôi.

Sự đa dạng về loại hình, mẫu mã là một điểm cộng lớn của khu chợ. Khách hàng có thể chọn lựa nhiều đồ gia dụng như bát, đĩa, lọ hoa, bình cổ; đồ trang trí như tranh gốm sứ tứ quý, đĩa treo tường, tượng gốm phù điêu,... Đồ thờ cúng với những hoa văn, họa tiết tinh tế, quý phái cũng là một lựa chọn phổ biến của khách hàng khi đến với làng gốm.

Nét đẹp của sản phẩm Bát Tràng là vẻ đẹp tinh xảo thể hiện trên từng chi tiết, đường nét từ khi chỉ là vật liệu thô cho đến khi thành sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Cốt đất đặc trưng của gốm được phối tạo nên từ cát và phù sa của dòng sông Hồng. Men gốm được nung ở nhiệt độ tương đối cao từ 1250 đến 1320 độ C, tạo nên màu men sâu, đằm, mang đặc thù riêng của dòng gốm cổ.

Ngày nay, nhiều nghệ nhân của làng Bát Tràng đã tìm tòi, sáng tạo và phát triển nhiều dòng sản phẩm với những thương hiệu mang bản sắc riêng như gốm men gio, gốm vẽ vàng, gốm men rạn tinh xảo, ngàn năm gốm Việt được người tiêu dùng trong và ngoài nước sưu tầm, mua sắm.

Lễ hội văn hóa, nghệ thuật đậm đà bản sắc

Khám phá nét đẹp độc đáo của lễ hội làng cổ Bát Tràng
Các chủ tế thực hiện nghi thức dâng lễ khai hội

Lễ hội truyền thống làng cổ Bát Tràng là nơi lưu giữ những nét tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam kết tinh trong từng sản phẩm gốm nói riêng và mỹ nghệ nói chung. Một lễ hội độc đáo với nhiều hoạt động hấp dẫn như rước nước, cúng tế và lễ hội văn nghệ, du khách sẽ được trải nghiệm và tham gia vào không khí vui tươi của làng gốm Bát Tràng…

Đây cũng là dịp để thế hệ sau này thể hiện sự tự hào và tưởng nhớ các bậc tổ nghiệp đã truyền dạy cách để tạo ra các sản phẩm thực sự tinh xảo mang tầm hồn người Việt. Qua đó người dân cũng thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, gửi gắm khát vọng về cuộc sống luôn được hạnh phúc, no ấm; cầu mong “Mưa thuận gió hòa”, “Quốc thái dân an”,“ Dân sinh an lành hạnh phúc”, “Sản xuất tiêu thụ hanh thông”, “Tăng cường khối đại đoàn kết”…

Khám phá nét đẹp độc đáo của lễ hội làng cổ Bát Tràng
Lễ rước nước là nghi thức quan trọng nhất của lễ hội, phần nghi lễ được thực hiện nghiêm trang.

Theo đó, Lễ rước nước, tắm bài vị, rước bài vị được diễn ra từ Miếu Bát Tràng và rước về Đình Bát Tràng, buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm với cờ phướn và kiệu đỏ rực rỡ giữ một vùng. Mâm lễ dâng lên rất hoành tráng được gọi là Tam chính gồm 1 Con Trâu tơ thui béo, 1 con dê thui béo, 1 con heo sữa quay. Mâm cỗ bao gồm 6 mâm cỗ mặn và 4 mâm xôi.

Sau khi tế lễ xong, các quan viên chức sắc đại diện các dòng họ trong làng sẽ chia nhau mâm hưởng lộc thánh như là phần thưởng mà Thánh ban cho người dân. Lễ rước nước là nghi thức quan trọng nhất của lễ hội, phần nghi lễ được thực hiện nghiêm trang. Chủ tế lễ sau khi dâng lễ lên thần sông sẽ đại diện dân làng xin nước thiêng từ sông Hồng và lọc qua tấm vải đỏ để rước nước về Đình cổ Bát Tràng.

Khám phá nét đẹp độc đáo của lễ hội làng cổ Bát Tràng
Chủ tế lễ sau khi dâng lễ lên thần sông sẽ đại diện dân làng xin nước thiêng từ sông Hồng và lọc qua tấm vải đỏ để rước nước về Đình cổ Bát Tràng.

Phần hội được tổ chức với nhiều trò chơi đặc sắc khác nhau và tạo nên nét đặc trưng riêng những nổi bật và ấn tượng nhất có lẽ là trò chơi cờ người và hát thờ. Để tổ chức cho trò trò cờ người thì hai đội chơi sẽ chọn ra 2 bà tướng cờ được cho là người người có phẩm hạnh, đạo đức tốt và giàu có nhất trong làng để làm tướng.

Mỗi tướng bà sẽ nhận nuôi 16 thiếu nữ độ tuổi từ 10 đến 15 vừa xinh đẹp vừa nết na để nuôi ăn uống và cho mang áo quần đẹp. Các cô gái sẽ được cho rèn luyện tập làm cờ người trong một tháng mới được thi đấu trình diễn ở sân đình. Những chuẩn bị công phu cả tháng trời đủ để thấy trò chơi này quan trọng và hấp dẫn đến thế nào. Sau 3 chầu thi và 4 chầu cầm cờ đội nào vượt qua sẽ được hát thờ trong lễ hội của năm.

Đến với lễ hội làng nghề Bát Tràng, du khách không chỉ được tận hưởng những vẻ đẹp và sự sôi động của một làng gốm truyền thống mà còn là cơ hội để học hỏi và khám phá miền di sản độc đáo, nơi tinh hoa hội tụ. Từ những công trình kiến trúc độc đáo, lễ hội truyền thống giàu bản sắc văn hóa đến trải nghiệm tinh hoa ngàn năm gốm Việt… Đây còn là cơ hội để mua sắm những sản phẩm gốm tinh xảo, được chế tác tỉ mỉ dưới bàn tay của những nghệ nhân tài hoa.

Lễ khai hội làng Bát TràngLễ khai hội làng Bát Tràng năm nay được diễn ra từ ngày 23-25/3/2024. Lễ hội gồm các hoạt động chính như: Dân làng dâng lễ Tam sinh (trâu, dê, lợn ) sau đó hai đoàn rước thực hiện chương trình cấp thủy, rước nước và rước bộ (ngày 23/3 tức ngày 14/2 ÂL). Đoàn cấp thủy, thực hiện nghi thức lấy nước dòng Nhị Hà vào chóe cúng dâng vào đại đình, dùng để cúng tế cả năm. Đoàn rước bộ, dâng hương tại Kim Trúc Tự, nhà thờ Bác Hồ, đền Mẫu Bản Hương. Tiếp đó, tại Khu triển lãm 1.000 năm Thăng Long, thực hiện Lễ công bố và tiếp nhận quyết định của Sở Công thương; ra mắt mô hình Trung tâm thiết kế sáng tạo, phát triển nghề gốm di sản quốc gia, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch xã Bát Tràng. Cuối cùng, đoàn rước thủy bộ tập kết về đình dâng lễ Tế Thánh.
Hà Nội lên phương án phát triển nhiều sản phẩm du lịch đêm Hà Nội lên phương án phát triển nhiều sản phẩm du lịch đêm
Đắk Lắk có bao nhiêu buôn Du lịch cộng đồng? Đắk Lắk có bao nhiêu buôn Du lịch cộng đồng?
Khu du lịch Quốc tế Đồi Rồng - Dragon Ocean Đồ Sơn đạt danh hiệu Top 10 hai năm liên tiếp (2022-2023) Khu du lịch Quốc tế Đồi Rồng - Dragon Ocean Đồ Sơn đạt danh hiệu Top 10 hai năm liên tiếp (2022-2023)
Hội chợ triển lãm quốc tế VietShrimp 2024: Mở rộng kinh doanh trong ngành Thủy sản Hội chợ triển lãm quốc tế VietShrimp 2024: Mở rộng kinh doanh trong ngành Thủy sản
Khai mạc năm Du lịch quốc gia -  Điện Biên: Đòn bẩy để du lịch tăng tốc, tạo bước đột phá Khai mạc năm Du lịch quốc gia - Điện Biên: Đòn bẩy để du lịch tăng tốc, tạo bước đột phá
Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu

Tăng cường quảng bá và xây dựng thương hiệu điểm đến giữa các thành phố toàn cầu Tăng cường quảng bá và xây dựng thương hiệu điểm đến giữa các thành phố toàn cầu

Bình An

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Gợi ý 5 điểm săn mây “cực đẹp” ở Sapa cho kì nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Gợi ý 5 điểm săn mây “cực đẹp” ở Sapa cho kì nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 01/05 đang đến gần, nếu bạn chọn Sapa là điểm đến cho kỳ nghỉ lễ kéo dài 5 ngày này thì cùng khám phá những điểm săn mây cực đẹp ở đây để kỳ nghỉ lễ thêm trọn vẹn.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Chính phủ ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Những lưu ý khi tham gia Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2024

Những lưu ý khi tham gia Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2024

Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024 vừa ban hành Nội quy trong thời gian tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024 (từ ngày 9-23/4, tức từ mùng 1-15/3 năm Giáp Thìn).
Những món ăn ngon nên thưởng thức khi về miền Đất Tổ

Những món ăn ngon nên thưởng thức khi về miền Đất Tổ

Phú Thọ không chỉ được mệnh danh là miền Đất Tổ linh thiêng, cội nguồn dân tộc mà nơi đây còn có nền văn hóa lâu đời cùng những loại đặc sản trứ danh. Trong chuyến hành trình du lịch sắp tới, bạn không nên bỏ qua các đặc sản của tỉnh trung du và miền núi phía Bắc này nhé.
Lâm Đồng: Khai trương chuyến tàu đêm trải nghiệm Đà Lạt

Lâm Đồng: Khai trương chuyến tàu đêm trải nghiệm Đà Lạt

Tối 14/4 tại Ga Đà Lạt, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) tổ chức khai trương chạy tàu đêm tuyến Đà Lạt – Trại Mát, với tên gọi “Hành trình đêm Đà Lạt”.
Phát hiện 22 hang động mới tuyệt đẹp tại Quảng Bình

Phát hiện 22 hang động mới tuyệt đẹp tại Quảng Bình

Đoàn thám hiểm hang động Anh-Việt vừa phát hiện thêm 22 hang động mới ở khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng và các huyện Minh Hóa, Bố Trạch, Tuyên Hóa.
Tạm dừng đón khách tham quan Trung tâm Văn hoá nổi Cửa Vạn

Tạm dừng đón khách tham quan Trung tâm Văn hoá nổi Cửa Vạn

Ban Quản lý vịnh Hạ Long vừa có thông báo gửi các doanh nghiệp dịch vụ, lữ hành du lịch về việc tạm dừng đón khách thăm quan Trung tâm Văn hoá nổi Cửa Vạn trên vịnh Hạ Long từ ngày 25/4/2024.
Đi đâu du lịch cho “bõ” kỳ nghỉ 30/4 - 1/5 dài như Tết?

Đi đâu du lịch cho “bõ” kỳ nghỉ 30/4 - 1/5 dài như Tết?

Thủ tướng Chính phủ đã chính thức chấp thuận đề xuất của Bộ LĐ-TB&XH về việc hoán đổi ngày làm việc dịp lễ 30/4-1/5 để người lao động được nghỉ liên tục 5 ngày, từ thứ Bảy ngày 27/4 đến hết thứ Tư 1/5. Vậy nên đi đâu chơi với kỳ nghỉ lễ dài như Tết này?
Đi đâu dịp lễ 30/4 – 1/5 “ngon, bổ, rẻ” ở miền Bắc

Đi đâu dịp lễ 30/4 – 1/5 “ngon, bổ, rẻ” ở miền Bắc

Mách nhỏ bạn những điểm đến lý tưởng ở miền Bắc, vừa giải trí vừa "trốn nóng" hiệu quả vào dịp Lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày sắp tới.
Cẩm nang du lịch Tam Đảo - Đà Lạt thu nhỏ ở phía Bắc

Cẩm nang du lịch Tam Đảo - Đà Lạt thu nhỏ ở phía Bắc

Tam Đảo được ví như “ Đà Lạt ở phía Bắc”, cách Thủ Đô 80km với độ cao 879m không khí trong lành, mỗi một mùa Tam Đảo lại khoác lên mình những chiếc áo nhiều màu sắc rực rỡ, phong cảnh thiên nhiên thơ mộng, đem lại cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị.
Cần cái bắt tay hàng không - du lịch để thu hút khách

Cần cái bắt tay hàng không - du lịch để thu hút khách

Kỳ nghỉ lễ cũng như mùa hè đang đến gần. Giờ là lúc người người, nhà nhà lên kế hoạch du lịch cho bản thân và gia đình. Tới thời điểm này các điểm đến nước ngoài đang có vị thế áp đảo, bởi thời gian gần đây giá tour nội địa đã tăng cao.
TOP 10 điểm du lịch gần Hà Nội cho dịp nghỉ Giỗ Tổ 10/3

TOP 10 điểm du lịch gần Hà Nội cho dịp nghỉ Giỗ Tổ 10/3

10/3 đi chơi ở đâu? Đây chắc hẳn là băn khoăn của khá đông du khách. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý 10 điểm đến hấp dẫn, vừa giúp cho chuyến đi trở nên thú vị vừa giúp bạn giảm bớt căng thẳng sau những ngày làm việc vất vả.
200 máy bay không người lái sẽ xuất hiện tại lễ hội chùa Thầy năm 2024

200 máy bay không người lái sẽ xuất hiện tại lễ hội chùa Thầy năm 2024

19 giờ 30 ngày 12/4 tới đây, Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và khai hội chùa Thầy; khai mạc Tuần lễ văn hóa du lịch huyện Quốc Oai năm 2024 sẽ diễn ra tại khu vực chùa Thầy.
Nhiều chương trình hoạt động tại Tuần lễ vàng Du lịch Lâm Đồng lần thứ 3

Nhiều chương trình hoạt động tại Tuần lễ vàng Du lịch Lâm Đồng lần thứ 3

Tuần lễ vàng Du lịch Lâm Đồng lần thứ 3 năm 2024 với chủ đề “Lâm Đồng - Điểm hẹn của Hoa và Âm nhạc” sẽ diễn ra từ 31/5/2024 đến ngày 6/6/2024 trên địa bàn TP Đà Lạt và một số huyện, thành phố trong tỉnh.
Review du lịch Hạ Long 3 ngày 2 đêm: Đi lại, ăn ở, vui chơi

Review du lịch Hạ Long 3 ngày 2 đêm: Đi lại, ăn ở, vui chơi

Hạ Long luôn là điểm đến du lịch được nhiều người lựa chọn bởi sự đa dạng và mới mẻ cũng như nhiều điều thú vị ẩn chứa. Bài viết sau đây sẽ là một chỉ dẫn chi tiết cho tất cả những ai đang có ý định du lịch ở thành phố được mệnh danh là thiên đường du lịch miền Bắc.
Phú Thọ sẵn sàng đón đồng bào về dự Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

Phú Thọ sẵn sàng đón đồng bào về dự Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

Đó là khẳng định của đồng chí Hồ Đại Dũng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, Trưởng ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
Hạnh phúc từ lối sống tinh khiết

Hạnh phúc từ lối sống tinh khiết

Vòng xoay liên tục của cuộc sống bận rộn và áp lực công việc ảnh hưởng đời sống tinh thần, khi đó việc sống trong môi trường tinh khiết, duy trì lối sống lành mạnh, tôn trọng thiên nhiên, hướng đến sự cân bằng giúp cảm nhận hạnh phúc đích thực từ bên trong.
Lần đầu tiên tổ chức giải đua ngựa Shanrila Mường Lò 2024 giữa lòng di sản

Lần đầu tiên tổ chức giải đua ngựa Shanrila Mường Lò 2024 giữa lòng di sản

Là một trong những lễ hội không thể bỏ lỡ giữa không khí chào xuân 2024, Lễ hội Đua ngựa đầu xuân 2024 Shanrila Mường Lò hứa hẹn sẽ thổi bùng hơi thở văn hóa dân tộc, tiên phong trong công tác bảo vệ, giữ gìn và tôn vinh đặc trưng di sản Tây Bắc. Lễ hội được tổ chức tại dự án Shanrila Mường Lò, Trung tâm du lịch di sản và văn hóa lễ hội mới của Tây Bắc.
Hướng dẫn cung cấp dịch vụ tổ chức các sự kiện phục vụ nhiệm vụ chính trị tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Hướng dẫn cung cấp dịch vụ tổ chức các sự kiện phục vụ nhiệm vụ chính trị tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Thông tư ban hành quy định tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng, định mức kinh tế - kỹ thuật và hướng dẫn triển khai việc thực hiện cung cấp dịch vụ tổ chức các sự kiện, hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Thanh Hoá: Khai mạc lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội năm 2024

Thanh Hoá: Khai mạc lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội năm 2024

Sáng 4/4/2024, tại đền Sòng Sơn thuộc phường Bắc Sơn, UBND thị xã Bỉm Sơn đã long trọng tổ chức Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội năm 2024. Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội đã có từ lâu đời, phản ánh nhu cầu văn hóa, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn.Đồng thời thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, tri ân Thánh Mẫu Liễu Hạnh - một trong 4 vị Thánh bất tử của dân tộc Việt Nam.
Hàng loạt show diễn đẳng cấp “đổ bộ” Thị trấn Hoàng Hôn

Hàng loạt show diễn đẳng cấp “đổ bộ” Thị trấn Hoàng Hôn

Từ Rối Việt cho đến biểu diễn nghệ thuật thể thao mạo hiểm Vòng xoáy tình yêu, show trình diễn đa phương tiện quy mô nhất thế giới Nụ Hôn Của Biển Cả và show pháo hoa nghệ thuật hàng đêm đưa du khách vào hành trình khám phá vui cả ngày lẫn đêm tại Thị trấn Hoàng Hôn.
Đặc sắc đêm khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Du lịch "Về miền di sản Phú Yên"

Đặc sắc đêm khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Du lịch "Về miền di sản Phú Yên"

Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Phú Yên (1/4/1975-1/4/2024), tối 30/3, tại thành phố Tuy Hòa, Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2024 với chủ đề “Về miền Di sản Phú Yên.”
Du lịch Hà Nội đón 1,4 triệu lượt khách quốc tế trong quý I/2024

Du lịch Hà Nội đón 1,4 triệu lượt khách quốc tế trong quý I/2024

Sở Du lịch Hà Nội thông tin, trong tháng 3/2024 ngành du lịch Hà Nội đã đón được 2,26 triệu lượt khách, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó khách du lịch quốc tế đạt 468.000 lượt khách, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Top những địa điểm tham quan đẹp nhất Mai Châu

Top những địa điểm tham quan đẹp nhất Mai Châu

Mai Châu cách Hà Nội khoảng 140km và cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 60km. Dự kiến thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Mai Châu sẽ mất khoảng 3h chạy xe ô tô hoặc 4h chạy xe máy.
Du lịch Việt Nam đón hơn 4,6 triệu lượt khách quốc tế trong quý I/2024

Du lịch Việt Nam đón hơn 4,6 triệu lượt khách quốc tế trong quý I/2024

Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3/2024 đạt gần 1,6 triệu lượt, tăng 4,4% so với tháng trước. Đây là kết quả tích cực từ các chính sách thị thực thuận lợi, chương trình kích cầu du lịch, sự nỗ lực của chính quyền và doanh nghiệp du lịch cả nước.
Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh lần thứ 20 có gì đặc sắc?

Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh lần thứ 20 có gì đặc sắc?

Điểm nhấn của Ngày hội Du lịch năm 2024 là sự “bùng nổ” các chương trình kích cầu du lịch. Ngoài ra, người dân và du khách sẽ được thưởng thức các chương trình văn nghệ đặc sắc, hấp dẫn với sự tham gia của nhiều văn nghệ sỹ nổi tiếng.
Hội An là điểm đến an toàn nhất thế giới dành cho khách du lịch một mình

Hội An là điểm đến an toàn nhất thế giới dành cho khách du lịch một mình

Theo bảng đánh giá mới nhất của Smoky Mountains, chỉ số tội phạm tại Hội An đạt 6,25%. Trong khi đó, thành phố Lima của Peru - nơi có tỷ lệ tội phạm cao nhất đạt 84,51%.
3 tháng đầu năm 2024, Vịnh Hạ Long thu gần 200 tỷ tiền vé

3 tháng đầu năm 2024, Vịnh Hạ Long thu gần 200 tỷ tiền vé

Tổng số tiền thu được từ bán vé tham quan Vịnh Hạ Long trong 3 tháng đầu năm 2024 đạt gần 200 tỷ đồng. Dự kiến trong năm 2024, doanh thu từ bán vé tham quan Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long sẽ vượt con số 800 tỷ đồng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động