Hoa thủy tiên thường được gọi với những cái tên khác như ly peru, hoa ly ở xứ Inca bởi vì hình dáng bên ngoài khá giống hoa ly. Ngoài ra, loài hoa này còn được biết đến với cái tên khoa học là Alstroemeria. Sở dĩ có tên gọi này là vì trong một lần đến Nam Mỹ, người đàn ông Thụy Điển có tên gọi là Alstroemeria đã say đắm vẻ đẹp của loài hoa này và mang hạt giống về trồng. Từ đó, người ta lấy tên của ông đặt làm tên khoa học cho loài hoa.
Nhắc đến hoa thủy tiên là chúng ta sẽ nhớ tới loài hoa sở hữu rất nhiều màu sắc sặc sỡ. Hương hoa thủy tiên thơm ngát dịu nhẹ cùng cành lá căng bóng quanh năm vừa có giá trị thẩm mỹ cao vừa gia tăng sinh khí cho không gian xung quanh. Thủy tiên cũng là loài chơi Tết của nhiều người dân Việt. Hoa thủy tiên tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý, thành đạt, sung túc, may mắn... cho gia chủ.
Cây hoa thủy tiên vốn nguồn gốc nhập từ Nhật Bản và Trung Quốc, thường trồng vào dịp tết lạm cảnh vì hoa đẹp và thơm. Còn thấy mọc và trồng ở các nước ven Địa Trung Hải, mộc số nước châu Phi, châu Á khác. Chủ yếu làm cảnh.
Một số ít nơi dùng thân rễ làm thuốc nhưng vị thuốc có độc, dùng phải hết sức cẩn thận. Ở nước ta, những năm gần đây ít người chơi thủy tiên và cũng ít dùng thân rễ và thân thủy tiên làm thuốc.
Trong rễ thủy tiên có chứa khoảng 0,06% narcissin được hai tác giả Nhật Bản Asahina và Sugii chứng minh là cùng một cấu trúc và tinh chất với lycorin (chiết được ở một loài lan thoát bào hay tỏi trời Lyeoris radiata Herb., Lycoris aurea Herb, và L. squamigera Maxim, tỏi trời hoa hồng, tỏi trời hoa vàng và tỏi trời hoa tím).
Narcissin hay lycorin C16H17O4 là một ancaloit có tinh thể hình lăng trụ, chảy ở 275oC, αD260 =129° (cồn), tan trong nước, trong cồn, trong axit axêtic.
Ngoài ra còn một ancaloit khác gọi là tezettin C18H21O5N cũng có tinh thể hình lăng trụ nhỏ, chay ở 210-2110C, (α) D26°= +150oC (Clorofoc).
Tác dụng dược lý
Khi cho uống hay tiêm dưới da cho chó hay mèo, narcissin với liều nhỏ gây chảy nước bọt, với liều lớn gây nôn mửa ỉa chảy.
Tác dụng của narcissin được cho rằng thay đổi tùy theo tuổi của thân rể: Trước khi cây ra hoa tác dụng giống như atropin (làm giãn động tử, khô nước bọt, tim đập nhanh), sau khi cây lại tiết nước bọt, tháo mồ hôi, buồn nôn ỉa chảy.
Công dụng và liều dùng
Thân rễ thủy tiên có tác dụng mạnh và độc. Khi dùng phải hết sức thận trọng có thầy thuốc chuyên môn theo dõi. Người ta dùng thân rễ thủy tiên để gây nôn và làm thuốc long đờm. Có khi thân rễ thủy tiên được dùng phối hợp với rễ cây cà độc dược để trị hen suyễn, ho gà. Trong vị lượng đồng căn người ta dùng cồn ra hoa thuốc điều chế từ cây thủy tiên đang ra hoa để chữa ỉa chảy, nôn mửa, các bệnh tim và phế quản.
Dùng ngoài để chữa ung thũng: Giã nát thân rễ đắp lên các nơi sưng đau.
Liều dùng hằng ngày: Ngày uống 1-3g thân rễ khô dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm.
Lưu ý: Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các thông tin trên để chữa bệnh. Nếu trong quá trình sử dụng có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, cần dừng lại và tham khảo ý kiến bác sĩ.