Gạo nếp có cấu tạo tương tự gạo, nhưng khi nấu có độ kết dính và dẻo hơn. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại gạo nếp khác nhau như: nếp cái hoa vàng, nếp cẩm, nếp ngỗng, nếp lá… Gạo nếp cung cấp năng lượng gấp đôi so với các loại lương thực khác.
Bánh chưng và xôi đều là món ăn không thể thiếu trong Tết cổ truyền |
Những ngày Tết cận kề, trên mâm cơm của mỗi gia đình chắc hẳn không thể thiếu 2 món được chế biến từ gạo nếp là xôi và bánh chưng. Đây đều là những món ngon truyền thống, thế nhưng lại trở thành “thuốc độc” đối với những người mắc các căn bệnh sau đây.
Người có vết thương bị mưng mủ
Những vết thương hở, bị viêm sẽ rất lâu lành nếu ăn thức ăn dẻo, khó tiêu, nóng như xôi và các thức ăn từ gạo nếp khác sẽ càng làm tình trạng nặng thêm, có thể gây mưng mủ.
Những người mới phẫu thuật, người có vết thương bị sưng viêm, tuyệt đối tránh xa loại thức ăn này và chỉ ăn lại khi các vết thương đã lành.
Người béo phì, đang muốn giảm cân
Những món ăn từ gạo nếp ngon nhưng chứa lượng calo lớn, không phù hợp với người thừa cân |
Xôi và bánh chưng được làm ra từ gạo nếp, kết hợp với các loại đậu, lạc, thịt mỡ,… nếu chứa rất nhiều calo.
Trong 100g bánh chưng sẽ cung cấp năng lượng khoảng 181kcal (1 kcal = 1000 calo). Đó là chưa kể, ngày Tết, bạn sẽ ăn xôi, bánh chưng cùng với các loại thực phẩm khác như thịt gà, xúc xích, pate,… Đây chính là nguyên do mà người đang thừa cân hoặc muốn giảm cân nên tránh xa các loại thực phẩm từ gạo nếp.
Người bị dạ dày
Gạo nếp tuy lành tính nhưng có thể gây ra tình trạng đầy bụng, ợ chua. Ở người bị bệnh dạ dày, lượng enzyme tiêu hóa cũng như axit dạ dày không ổn định sẽ gây cản trở cho quá trình tiêu hóa thực phẩm giàu tinh bột như gạo nếp, từ đó sinh ra tình trạng khó tiêu. Đặc biệt nếu ăn xôi kèm với các loại dầu mỡ, tiêu, hành, tỏi… sẽ càng khiến bạn khó chịu hơn.
Phụ nữ mang thai
Theo Y học cổ truyền, gạo nếp có vị ngọt, tính ấm vào được ba đường kinh tỳ, vị và phế. Gạo nếp thường được dùng để chữa các chứng hư lao, tiêu chảy, thiểu năng tuần hoàn não ở phụ nữ có thai…
Mặc dù xôi nếp sẽ giúp bà bầu chống được lợm giọng và cảm giác buồn nôn khi thai nghén nhưng lại có hàm lượng tinh bột cao. Vì vậy, bà bầu chỉ nên ăn đồ nếp ở lượng vừa phải. Bên cạnh đó, đồ nếp có tính dẻo nên gây cảm giác khó tiêu, đầy bụng, nóng trong người khiến bà bầu khó chịu.
Người cơ địa nóng, dễ nổi mụn
Đồ nếp gây nóng trong khiến nổi mụn, mề đay |
Đồ nếp khá nóng, vì thế khi ăn nhiều xôi, bánh chưng sẽ khiến bạn nóng trong và dễ nổi mụn. Những người hay bị nổi mụn trứng cá cũng không nên đồ nếp buổi sáng bởi cơ địa đã bị nóng, ăn vào càng sinh mụn và nóng trong người.
Bệnh nhân tiểu đường
Gạo nếp sau khi vào dạ dày sẽ nhanh chóng được hấp thụ và chứa trong đó là tinh bột, nếu người bệnh tiểu đường ăn quá nhiều sẽ khiến đường huyết tăng nhanh, không thể kiểm soát được.
Người già, trẻ nhỏ và người mới khỏi ốm
Gạo nếp chứa nhiều amylopectin tăng độ dẻo, dễ gây chứng khó tiêu ở trẻ nhỏ, người già, người mới ốm dậy, do đó nên hạn chế sử dụng.