Xuất khẩu gạo mang về hơn 4 tỷ USD Xuất khẩu tôm “lội ngược dòng” ngoạn mục Xuất khẩu rau quả 9 tháng bằng cả năm 2023 |
Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tăng trưởng mạnh
Dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất từ Việt Nam sang Hoa Kỳ. |
Số liệu thống kê của Bộ Công Thương cho thấy trong 8 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt khoảng 77,9 tỷ USD, chiếm 29,4% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng tới 25,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 19%).
“Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta với kim ngạch trong 8 tháng vừa qua,” đại diện Bộ Công Thương thông tin đồng thời cho biết thêm Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt 9,78 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, trong 8 tháng năm 2024, thương mại hai chiều Việt Nam-Hoa Kỳ đã đạt gần 87,7 tỷ USD, tăng trưởng mạnh cả ở chiều xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa.
Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ phân tích có nhiều lý do để thương mại hai nước tăng trưởng liên tục trong thời gian qua, ngay cả trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động.
Trước hết là quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển. Năm 2013, hai nước xác lập quan hệ Đối tác toàn diện, đến năm 2023, hai nước chính thức nâng cấp lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.
Bên cạnh đó, hàng hóa của Việt Nam ngày càng được ưa chuộng tại thị trường Hoa Kỳ do chất lượng liên tục được cải thiện, cập nhật xu hướng cũng như có giá cả cạnh tranh. Mặt khác, sự thay đổi trong chuỗi cung ứng cũng như làn sóng dịch chuyển đầu tư đã góp phần tăng cường năng lực sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam. Điều này đồng thời tạo cơ hội và dư địa cho hàng hóa của Việt Nam gia tăng xuất khẩu ra thế giới nói chung và thị trường Hoa Kỳ nói riêng.
Một số mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất từ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; dệt may, da giày, nông sản...
Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng nhập khẩu một lượng lớn thiết bị công nghệ, nguyên liệu sản xuất và các sản phẩm nông nghiệp từ Hoa Kỳ, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Chuyến làm việc tại Hoa Kỳ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đánh dấu 1 năm hai nước thông qua Tuyên bố chung, nâng tầm quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác, phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, hàng hóa của Việt Nam ngày càng được ưa chuộng tại thị trường Hoa Kỳ do chất lượng liên tục được cải thiện, cập nhật xu hướng cũng như có giá cả cạnh tranh. Mặt khác, sự thay đổi trong chuỗi cung ứng cũng như làn sóng dịch chuyển đầu tư đã góp phần tăng cường năng lực sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam. Điều này đồng thời tạo cơ hội và dư địa cho hàng hóa của Việt Nam gia tăng xuất khẩu ra thế giới nói chung và thị trường Hoa Kỳ nói riêng.
Một số mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất từ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; dệt may, da giày, nông sản... Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng nhập khẩu một lượng lớn thiết bị công nghệ, nguyên liệu sản xuất và các sản phẩm nông nghiệp từ Hoa Kỳ, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho hay việc Việt Nam và Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ song phương lên mức đối tác chiến lược toàn diện có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo nền tảng vững chắc, giúp hoạt động hợp tác giữa hai nước đi vào chiều sâu, thực chất trên tất cả các trụ cột; trong đó trụ cột kinh tế thương mại đầu tư tiếp tục đóng vai trò là động lực trung tâm thúc đẩy quan hệ hai nước.
“Hoa Kỳ hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam nhiều năm liên tục và hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ rất đa dạng và phong phú. Dự báo kim ngạch thương mại hai nước trong năm 2024 sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng và đạt nhiều kết quả khả quan,” ông Vũ Bá Phú nói.
Việt Nam còn nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang Hoa Kỳ
Chanh leo Việt Nam sắp được xuất khẩu sang Hoa Kỳ. |
Ông Nguyễn Hồng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết, sau khi Việt Nam trở thành đối tác chiến lược toàn diện của Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp trong nước đã bắt quan tâm nhiều hơn về thị trường này.
Theo ông, khi quan hệ song phương giữa hai nước được nâng cấp, các doanh nghiệp Hoa Kỳ sẽ tăng cường đầu tư vào Việt Nam. Điều này cũng sẽ khuyến khích các doanh nghiệp từ các nước khác đầu tư vào nhiều lĩnh vực như chất bán dẫn, công nghiệp hỗ trợ, dầu khí và năng lượng tại Việt Nam, tạo ra cơ hội phát triển trong tương lai.
Ông Dương cũng chia sẻ thêm nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam và Hoa Kỳ đang mong đợi Việt Nam sẽ được Hoa Kỳ công nhận là nền kinh tế thị trường, tháo gỡ nút thắt cho thương mại, đặc biệt là những ngành dễ bị đánh thuế cao.
Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, chuyên gia kinh tế, cũng nhận xét việc công nhận trên sẽ tạo ra nhiều sự thay đổi lớn về vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Cụ thể, hàng loạt mặt hàng từ tôm, sản phẩm gỗ đến hàng dệt may, lốp xe sẽ có thể cơ hội cạnh tranh tại thị trường Hoa Kỳ. Ngoài ra, một số hàng hóa có thể sẽ được giảm các loại thuế chống bán phá giá. Bên cạnh đó, người tiêu dùng tại nước sở tại cũng được hưởng lợi khi được tiếp cần nguồn hàng chất lượng từ Việt Nam với giá cả phải chăng.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) chia sẻ, cần cải cách đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến xuất khẩu, có giải pháp nâng cao năng lực và chất lượng hạ tầng logistics giúp giảm chi phí và thời gian vận chuyển hàng hóa, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ. Đặc biệt, cần có chương trình đào tạo, hỗ trợ DN trong việc cải thiện chất lượng sản phẩm, tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định của Hoa Kỳ đề ra, cũng là tiêu chuẩn quốc tế.
Hoa Kỳ hỗ trợ TP HCM xây dựng dự án ‘thành phố thông minh’ |
Xung lực mới cho hợp tác thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ |