Hà Nội khẩn trương lập đề án cải tạo chung cư cũ Hà Nội thêm 50 tỷ đồng thúc đẩy cơ giới hóa sản xuất Hà Nội: Tập trung thực hiện phòng, chống thiên tai và xử lý vấn đề cấp bách phát sinh |
Theo đó, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý III ước tăng 3,05%, thấp hơn quý I (tăng 4,43%) nhưng cao hơn quý II (tăng 2,41%) thể hiện xu hướng tăng trở lại.
Lũy kế 9 tháng đầu năm GRDP tăng 3,27%. Tổng thu NSNN trên địa bàn Thành phố ước thực hiện quý III 50.027 tỷ đồng, đạt 17,9% dự toán; lũy kế 9 tháng đầu năm 2020: 176.937 tỷ đồng, đạt 63,5% dự toán, bằng 92,8% so với cùng kỳ.
Hà Nội xuất khẩu 9 tháng đạt hơn 12 tỷ USD |
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, giao thương ngưng trệ, kim ngạch xuất khẩu quý III ước đạt 5,3 tỷ USD, tăng 10,3%; lũy kế 9 tháng đạt 12,14 tỷ USD, tăng 0,9% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu quý III ước đạt 7,01 tỷ USD, giảm 10,8%, lũy kế 9 tháng đạt 20,78 tỷ USD, giảm 9,5%.
Sản xuất nông nghiệp tăng khá cao và dự báo quý IV tiếp tục tăng ổn định; sản xuất công nghiệp khôi phục hoạt động bình thường trở lại và dần lấy lại đà tăng trưởng; ngành xây dựng tiếp tục tăng cao nhờ sự quyết liệt trong chỉ đạo thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, tiến độ công tác giải phóng mặt bằng, thi công công trình; hoạt động bán buôn, bán lẻ tiếp tục tăng cao nhất là dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán; hệ thống tín dụng, ngân hàng ổn định, dư nợ tín dụng ngân hàng duy trì tăng trưởng khá...
Đối với thu hút đầu tư, Thành phố đã tập trung chỉ đạo, đôn đốc hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp từ khâu đăng ký kinh doanh đến triển khai dự án và tháo gỡ khó khăn; đồng thời rà soát các dự án có sử dụng đất chậm triển khai, tạo môi trường đầu tư lành mạnh và bình đẳng trong tiếp cận đất đai.
Đến nay, Thành phố cấp Giấy chứng nhận cho 19.727 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 260.797 tỷ đồng. Nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội lên 297.558 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp hoạt động trở lại là 4.771 doanh nghiệp (tăng 12% so với cùng kỳ). Tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng được duy trì 100%, bảo đảm chất lượng và đúng hạn.
Năm 2020 là năm có điều kiện đặc biệt do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tuy nhiên, TP. Hà Nội đã bám sát các chỉ đạo của Trung ương và Thành phố để phòng, chống dịch, bảo đảm phát triển kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng |
Thành phố đã giải quyết việc làm cho 129.961 lao động, đạt 83,3% kế hoạch, trong đó, tạo việc làm cho 36.840 lao động từ xét duyệt hộ gia đình vay vốn từ nguồn vốn ngân sách Thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn Thành phố với số tiền 1.660 tỷ đồng.
Theo Giám đốc Sở KH&ĐT-ông Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, trong những tháng cuối năm 2020, Thành phố sẽ tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp phát triển kinh tế để bảo đảm tăng trưởng GRDP cả năm đạt từ 4,0%-4,5%. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và đầu tư ngoài ngân sách, vốn FDI.
UBND Thành phố và từng cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị sẽ xây dựng kế hoạch triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong quý IV-2020, giao nhiệm vụ tới từng cơ quan, đơn vị trực thuộc với tiến độ và kết quả cụ thể để tập trung triển khai trong quý IV hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.
Thành phố cũng tập trung triển khai thực hiện 2 Nghị quyết của Quốc hội gồm Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội và Nghị quyết số 115/2020/QH14 ngày 19/6/2020 về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội.
Đồng thời xây dựng đề án huy động nguồn lực phục vụ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Nghiên cứu chính sách thực hiện một số mô hình thử nghiệm dạng sandbox như: kinh tế đêm, cải tạo nhà chung cư cũ...