Được biết, đây là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động của Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội và Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023.
Triển lãm có sự tham gia của của các cơ sở công nghiệp nông thôn, doanh nghiệp xuất khẩu, các Hội, hiệp hội ngành nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Thường Tín với quy mô 3.000 m2 gồm khu trưng bày sản phẩm, mẫu thiết kế thủ công mỹ nghệ mới và 100 gian hàng trưng bày, giới thiệu khoảng 500-600 sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo của các nghệ nhân và làng nghề tiêu biểu tại huyện Thường Tín và trên địa bàn TP. Hà Nội như mây tre đan, vàng bạc đồng kim khí, đồ gỗ mỹ nghệ, hoa nghệ thuật, sơn mài, khảm trai, gốm sứ, dệt lụa, thêu ren...
Huyện Thường Tín chính thức khai mạc Triển lãm các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo 2023. |
Phát biểu tại buổi lễ khai mạc, bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết: Triển lãm là dịp để những người yêu thích, quan tâm đến ngành thủ công mỹ nghệ có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm sáng tạo, có giá trị thẩm mỹ, mang tính ứng dụng cao của nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, sản xuất và thân thiện với môi trường. Đặc biệt, triển lãm cònlà tiền đề cho việc xây dựng và hình thành sàn giao dịch các thiết kế, mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo trên địa bàn Thành phố, phục vụ cho phát triển ngành thủ công mỹ nghệ nói chung và Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn Hà Nội nói riêng.
Cũng tại buổi lễ khai mạc, ông Bùi Công Thản - Phó Chủ tịch UBND huyện Thường chia sẻ rằng: Huyện Thường Tín hiện có trên 16.000 cơ sở sản xuất và hàng trăm doanh nghiệp tư nhân, thu hút trên 40.000 lao động tham gia. Toàn huyện có 35 nghệ nhân được nhà nước và các tổ chức phong tặng, trong đó có 3 nghệ nhân nhân dân, 5 nghệ nhân ưu tú và 27 nghệ nhân Hà Nội.
Nhiều làng nghề nổi tiếng hình thành từ sớm và gắn bó với người dân địa phương hàng trăm năm nay. Các làng nghề của Thường Tín có tính sáng tạo cao với các mẫu mã sản phẩm thủ công đa dạng, độc đáo, tính sáng tạo cao với các mẫu mã sản phẩm thủ công đa dạng, độc đáo, giàu bản sắc văn hóa, như thêu Thắng Lợi, Quất Động, Điêu khắc Nhân Hiền, lược sừng Thụy Ứng, chăn ga gối đệm Tiền Phong...
Triển lãm có 100 gian hàng trưng bày, giới thiệu khoảng 500-600 sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo của các nghệ nhân và làng nghề tiêu biểu tại huyện Thường Tín và trên địa bàn TP. Hà Nội. |
Đặc biệt, làng nghề thêu phục chế trang phục cung đình ở làng Đông Cứu, xã Dũng Tiến được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; làng nghề sơn mài Hạ Thái được vinh danh làng nghề tiêu biểu cấp Thành phố và được UBND Thành phố công nhận Điểm du lịch làng nghề. Đến nay, huyện Thường Tín được Thành phố Hà Nội nghề năm 2019 công nhận 4 Điểm du lịch, cả 4 điểm đều là làng nghề truyền thống.
Các đại biểu tham quan các gian hàng tại Triển lãm. |
Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo huyện Thường Tín - TP. Hà Nội năm 2023 góp phần phát huy tiềm năng thế mạnh của Thủ đô trong các lĩnh vực thiết kế sáng tạo; nâng cao nhận thức của các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn thành phố về ngành thiết kế và công nghiệp văn hóa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Đồng thời, kết nối, mở rộng hợp tác kinh doanh giữa các tổ chức, các chuyên gia, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế trong lĩnh vực thiết kế và công nghiệp sáng tạo.
Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2023 diễn ra từ ngày 3/11 - 5/11/2023.Hiện Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề tập trung chủ yếu ở các nghề như mây tre đan, vàng bạc đồng kim khí, đồ gỗ mỹ nghệ, hoa nghệ thuật, sơn mài, khảm trai, gốm sứ, dệt lụa, thêu ren... Các nghề thủ công mỹ nghệ của Hà Nội đã và đang phát huy những giá trị truyền thống to lớn, tạo dựng bản sắc văn hóa riêng của Thăng Long - Hà Nội. |